Viêm Mũi Dị Ứng Khi Mang Thai Và Những Điều Thai Phụ Cần Biết

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Viêm mũi dị ứng khi mang thai là bệnh lý khá phổ biến, nguyên nhân gây bệnh được cho là do sự thay đổi nội tiết tố và sự suy giảm sức đề kháng. Vậy bệnh lý viêm mũi này có triệu chứng gì, cần phải tiến hành điều trị ra sao để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho cả mẹ và bé? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có được những thông tin chia sẻ hữu ích về vấn đề trên. 

Dấu hiệu nhận biết viêm mũi dị ứng khi đang mang thai

Các triệu chứng hay dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm mũi dị ứng khi mang thai ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, khi mắc phải căn bệnh này, mẹ bầu sẽ có những biểu hiện điển hình như sau:

  • Chảy nước mũi, có thể nước mũi chảy ra ngoài hoặc chảy xuống cuống họng. Nước mũi có màu trong và không mùi.
  • Hắt hơi liên tục.
  • Nghẹt mũi 1 hoặc cả 2 bên mũi.
  • Nhức đầu, đau mũi.
  • Ngứa mũi, tai, mắt, cổ họng và thậm chí là ngứa da.
  • Phải thở bằng miệng. 
  • Một vài trường hợp xuất hiện tình trạng đau họng, ho, có đờm. 
viem mui di ung khi mang thai
Bà bầu bị viêm mũi dị ứng có thể bị chảy nước mũi, hắt xì thường xuyên

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng khi mang thai là gì?

Các nhà nghiên cứu hiện nay vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng khi mang thai. Các lập luận cho rằng, tình trạng viêm mũi dị ứng ở bà bầu có thể xảy ra do sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể. Cụ thể:

  • Hệ miễn dịch suy giảm: Sức đề kháng của bà bầu thường kém hơn so với bình thường. Vậy nên, họ cũng dễ bị các tác nhân có hại, các dị nguyên xâm nhập và gây ra tình trạng viêm mũi dị ứng
  • Nội tiết tố thay đổi: Khi mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ gia tăng khiến máu lưu thông tới mạch máu ở mũi tăng. Điều này làm cho niêm mạc mũi bị xung huyết phù nề, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh. 

Mẹ bầu bị viêm mũi dị ứng có sao không?

Với những trường hợp bà bầu bị viêm mũi dị ứng nhẹ có thể không gây ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, nếu không thể kiểm soát được tình trạng bệnh thì chúng có thể gián tiếp làm ảnh hưởng tới thai nhi. Bởi khi chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo, bà bầu trở nên mệt mỏi, căng thẳng, thậm chí bị bội nhiễm sẽ dẫn tới tình trạng viêm mũi dị ứng mãn tính, viêm họng,… 

Nếu bị viêm mũi dị ứng kéo dài, lượng oxy sẽ không được cung cấp đủ trong lúc ngủ. Từ đó làm giảm lượng oxy cần để đáp ứng cho thai nhi, khiến bé chậm phát triển ngay khi còn trong tử cung của mẹ. Đồng thời hiện tượng này còn làm tăng huyết áp thai kỳ và tình trạng tiền sản giật vô cùng nguy hiểm. 

viem mui di ung khi mang thai
Viêm mũi dị ứng khi mang thai nếu không được xử ký kịp thời sẽ rất nguy hiểm

Cụ thể, bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính có thể gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu như sau:

  • Viêm xoang (nhiễm trùng xoang): Viêm mũi dị ứng làm chặn các ống dẫn lưu xoang, gây nhiễm trùng xoang cấp tính. Người bệnh lúc này có thể cảm thấy đau nhức ở vùng mặt trước, đặc biệt là ở đầu, mặt trên. Kèm theo đó là các triệu chứng như chảy nước mũi, ngạt mũi, nước mũi có màu và đặc sánh. Trong trường hợp bị nhiễm trùng xoang nặng có thể gây sốt và cảm. 
  • Hen suyễn: Viêm mũi dị ứng có nguy cơ cao phát triển thành bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, với những người đã mắc hen suyễn thì việc bị nhiễm viêm mũi dị ứng sẽ khiến tình trạng hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Đau tai, ù tai, viêm tai giữa: Tình trạng này thường xảy ra do chất nhờn trong tai và các ống tai chảy vào bên trong tai và mặt sau của cổ họng. Việc bị đau tai, ù tai, thậm chí là viêm tai giữa sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, làm ảnh hưởng lớn tới tình trạng sức khỏe, gây tác động không tốt tới sự phát triển của thai nhi. 

Điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai thế nào?

Bà bầu bị viêm mũi dị ứng không có quá nhiều cách chữa, bởi ở trường hợp này cơ địa của phụ nữ rất nhạy cảm. Việc áp dụng các biện pháp, đặc biệt là việc sử dụng thuốc Tây trị bệnh có thể làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sự an toàn của cả mẹ và bé. Do vậy, nếu bạn muốn áp dụng bất cứ phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng nào cho bà bầu cũng cần phải tham khảo qua ý kiến của bác sĩ có chuyên môn. 

Cách trị viêm mũi dị ứng khi mang thai bằng mẹo dân gian đơn giản

Với các trường hợp mẹ bầu bị viêm mũi dị ứng thể nhẹ, bác sĩ sẽ không khuyến khích việc dùng thuốc nên những mẹo chữa dân gian sẽ phù hợp để áp dụng trong trường hợp này. Các nguyên liệu tự nhiên, an toàn với cả mẹ và bé sẽ giúp bạn đẩy lùi các triệu chứng viêm mũi dị ứng một cách hiệu quả.

  • Sử dụng trà gừng: Gừng tươi được dân gian sử dụng khá phổ biến trong các mẹo chữa bệnh viêm mũi. Tuy có tính nóng, vị cay nhưng nước gừng pha trà lại có mùi thơm và cực kỳ hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng nghẹt mũi, hắt xì, chảy nước mũi,… 

Xem thêm

viem mui di ung khi mang thai
Trà gừng rất tốt cho những người bị viêm mũi dị ứng
  • Massage cho mũi kết hợp với bấm huyệt: Cách điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà này sẽ được thực hienj với những động tác nhẹ nhàng tác động lên 2 bên cánh mũi sẽ kích thích chảy nước mũi ra ngoài, cải thiện nhanh chóng tình trạng ngạt mũi. Mẹ bầu làm nóng 2 bàn tay rồi áp lên cánh mũi day nhẹ nhàng. Tiếp theo, dùng 2 đầu ngón tay trỏ đặt vào huyệt nghinh hương, ấn giữ trong vòng 2 phút và lặp lại 5 – 6 lần. 
  • Ngửi hành tây: Mẹo chữa viêm mũi dị ứng khi mang thai này khá phổ biến và được nhiều bà bầu áp dụng. Các nhà nghiên cứu cho biết, hành tây có tác dụng đẩy lùi triệu chứng khó chịu do viêm mũi dị ứng gây nên, chẳng hạn như nghẹt mũi, hắt hơi. Hành tây khá lành tính và không gây tổn hại cho phụ nữ mang thai nên chị em có thể yên tâm sử dụng. Thai phụ chỉ cần lấy một củ hành tây lột bỏ vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ, cho vào khăn mỏng gói lại và đưa lên mũi ngửi nhiều lần. 

Sử dụng thuốc Tây

Mẹ bầu chỉ sử dụng thuốc Tây chữa viêm mũi dị ứng khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc biệt dược để chữa bệnh vì điều này có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. 

Dưới đây là một số loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng khi mang thai được bác sĩ chỉ định cho bà bầu:

  • Thuốc thông mũi dạng uống: Việc sử dụng các loại thuốc thông mũi đường uống cho thai phụ rất hiếm khi được chỉ định. Bởi có không ít thông tin cho rằng, việc dùng thuốc thông mũi dạng uống có thể gây dị tật bẩm sinh nên cần hết sức lưu ý. 
viem mui di ung khi mang thai
Việc sử dụng thuốc Tây cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Thuốc nhỏ mũi: Giúp làm sạch các chất nhầy trong đường mũi, làm giảm nhanh tình trạng khó thở, khó chịu do nghẹt mũi gây ra. Thuốc nhỏ mũi giúp bôi trơn niêm mạc, làm thông đường thở để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể mua sản phẩm tại các hiệu thuốc nhưng trong quá trình sử dụng cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.

Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai

Mẹ bầu bị viêm mũi dị ứng sẽ gặp vô số phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày, thậm chí bệnh lý có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Vậy nên, thai phụ cần chú ý tới cách chăm sóc cũng như phòng ngừa bệnh theo các biện pháp cơ bản như sau:

  • Hãy thận trọng với các thực phẩm có khả năng gây dị ứng như hải sản, trứng, đậu phộng, sữa,… Đồng thời cũng cần tránh xa các dị nguyên có thể khiến tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn như phấn hoa, nước hoa, thuốc lá, bụi bẩn, lông động vật,…
  • Xây dựng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.
  • Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để giúp cấp ẩm cho niêm mạc mũi cũng như tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tái nhiễm. 
  • Cần vệ sinh nơi ở sạch sẽ, giữ cho không gian sống thoáng mát.
  • Nên vận động phù hợp để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng hỗ trợ cho việc điều trị chứng viêm mũi dị ứng tốt. 
  • Trong trường hợp có bất cứ triệu chứng bất thường nào cần đi khám bác sĩ để được tư vấn và có hướng điều trị phù hợp, kịp thời nhất. 

Trên đây là những thông tin chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị, phòng ngừa tình trạng viêm mũi dị ứng khi mang thai. Hy vọng với những kiến thức được chia sẻ, mẹ bầu có thể chăm sóc bản thân tốt hơn, đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho cả mẹ và bé. 

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *