Viêm Nang Lông Là Gì? Nguyên Nhân Và Biện Pháp Xử Lý
Viêm nang lông là bệnh lý da liễu phổ biến, tuy không phải bệnh nguy hiểm nhưng chúng gây ảnh hưởng xấu tới tính thẩm mỹ, sức khỏe và tâm lý người bệnh. Để điều trị bệnh nhanh chóng, bạn cần xác định được nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết. Tìm hiểu bài viết dưới đây để có cái nhìn đầy đủ về tình trạng trên cũng như biết cách xử lý bệnh hiệu quả.
Bệnh viêm nang lông là gì?
Viêm nang lông là cụm từ chỉ hiện trạng nhiễm trùng tại các tuyến nang lông – nơi sinh ra mọi sợi lông, tóc trên cơ thể. Người bệnh có thể bị viêm nang lông tại nhiều vùng khác nhau, không nhất thiết là tóc. Bệnh thường xảy ra ở những nơi tiếp xúc với quần áo như cánh tay, lưng và râu,… Do diễn ra bên dưới da, nên khi phát triển nặng bệnh sẽ bắt đầu có những biểu hiện rõ ràng trên bề mặt với các loại mụn viêm, mụn mủ, mẩn đỏ cùng cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Bệnh viêm nang lông hoàn toàn có thể chữa trị nhưng để chấm dứt thì cần có thời gian, quy trình và cách thức điều trị phù hợp theo từng mức độ cụ thể. Nếu viêm lỗ chân lông ở mức độ nhẹ tới trung bình, cần khoảng 7 – 10 ngày để điều trị dứt điểm mụn đỏ và giúp da lành lại, tránh để lại sẹo.
Với trường hợp nặng hơn, thời gian có thể kéo dài và bạn cũng không cần lo việc để lại sẹo nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, tương tự như các vấn đề da liễu khác, trong tổng số 100 bệnh nhân thì sẽ có khoảng 10 người điều trị nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc bệnh trở nên nặng hơn. Vậy nên cần lưu ý đến vấn đề này để có hướng giải quyết tốt và phù hợp hơn.
Dấu hiệu viêm nang lông
Thông thường việc chẩn đoán bệnh lý này sẽ dựa vào dấu hiệu lâm sàng của các loại viêm nang lông cụ thể. Chẳng hạn như:
- Với những đối tượng bị viêm nang lông nông, khi mới khởi phát bệnh nhân sẽ cảm nhận được các cơn ngứa ngáy, khó chịu.
- Viêm nang lông sâu sẽ gây tổn thương lâu hơn, lúc này người bệnh có thể bị đau, đôi khi lưu mủ. Nếu tổn thương kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần có thể làm tăng nguy cơ để lại sẹo và rụng tóc vĩnh viễn.
- Tình trạng da liễu này có thể dẫn tới sự phun trào của nang trứng thứ phát trong 2 tuần điều trị đầu tiên. Triệu chứng này sẽ xuất hiện tại vùng da mặt, lưng trên, da đầu và vùng ngực gây nên cảm giác ngứa ngáy, đau rát và bong tróc da.
Nguyên nhân bị viêm nang lông
Bệnh viêm nang lông hình thành có thể do nhiễm trùng nang lông hoặc xuất hiện do những nguyên nhân sau:
- Các bệnh lý về da như viêm da, mọc mụn trứng cá.
- Bị thương do tai nạn, phẫu thuật.
- Ký sinh trùng, virus, viêm do lông mọc ngược.
- Do nhiễm trùng lỗ chân lông từ các loại vi khuẩn, phổ biến nhất là Staphylococcus aureus.
- Nang lông bị tổn hại hoặc bị tắc nghẽn do cạo lông hoặc cọ xát với quần áo.
- Người bị suy giảm sức đề kháng hoặc đang mắc các bệnh lý như tiểu đường, bạch cầu mãn tính, HIV/AIDS.
- Do sử dụng thuốc có chứa steroid, thuốc kháng sinh để điều trị mụn trứng cá trong thời gian dài.
Tình trạng da liễu này có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, tuy nhiên ít gặp hơn ở trẻ dưới 2 tuổi. Bạn chỉ có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ và hình thành lối sống, sinh hoạt khoa học, sạch sẽ.

Vị trí thường xuất hiện
Viêm nang lông có thể hình thành ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể. Để phân loại tình trạng này, chúng ta có thể nhìn nhận chúng theo đặc điểm ở từng vùng da. Cụ thể như sau:
Viêm nang lông trên mặt
Viêm nang lông ở vùng da mặt thường do trứng cá bội nhiễm, vi trùng gram âm, Demodex, folliculorum, nhiễm khuẩn tụ vàng,… Khi mắc bệnh, da sẽ nổi mụn trắng, đầu đỏ hoặc đen, có ngứa, mẩn đỏ, lông mọc ngược vào trong.
Khi xuất hiện tại vùng mặt, bệnh sẽ gây nên các loại mụn viêm đỏ nằm rải rác hoặc tụ thành từng đám. Chúng phát triển dai dẳng, tái phát nhiều lần nên rất khó cho việc điều trị dứt điểm.
Viêm nang lông vùng lưng
Nguyên nhân chủ yếu hình thành bệnh tại vùng lưng là do vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, dị ứng, nhiễm vi khuẩn, tụ cầu hoặc do ma sát với quần áo. Mụn viêm nang ở lưng gây cảm giác khó chịu, lâu dài có thể hình thành mụn nhọt, đinh râu. Nếu điều trị khỏi cũng rất dễ để lại sẹo, vết thâm hoặc thậm chí phát triển thành thể mạn tính gây viêm nhiễm lâu dài.
Ngoài ra viêm nang cũng có thể gặp ở chân, mông do quá trình tẩy lông không đúng cách, khiến da bị nấm sợi, nhiễm trùng,…
Viêm nang lông trên da đầu
Viêm da đầu hay còn gọi là viên nang tóc, viêm chân tóc là do nhiễm khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn gram âm, nấm Trichophyton. Bệnh thường gặp ở những người làm việc trong môi trường ô nhiễm, nóng ẩm, da đầu nhiều dầu.
Những nguyên nhân làm tăng khả năng bị viêm nang tóc gồm có:
- Dùng thuốc làm ức chế miễn dịch trong thời gian dài.
- Mắc bệnh lao.
- Suy thận mãn tính.
- Đái tháo đường.
- Suy giảm miễn dịch.
- Gội đầu quá nhiều, đặc biệt là dầu gội trị gàu mạnh làm mất lớp ceramide bảo vệ, khiến vi khuẩn, nấm dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
Viêm nang da đầu diễn biến khá dai dẳng, khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát nhiều lần. Bên cạnh đó bệnh còn khiến cơ thể bị suy nhược do mất ngủ thường xuyên, thậm chí là suy giảm trí nhớ,…

Viêm nang lông vùng kín
Những đối tượng mắc bệnh lý này có thể do vệ sinh vùng kín không sạch, tẩy lông không đúng cách, cơ địa tuyến nang lông hoạt động mạnh, dị ứng với sản phẩm làm sạch – chăm sóc. Cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân mặc đồ lót khi còn ẩm, quần lót quá chật hay lớp sừng trên da dày nhưng không được xử lý.
Đương nhiên, bị viêm nang vùng kín cũng gây nên cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, đau rát cho người bệnh. Thêm vào đó, đây cũng là vị trí nhạy cảm nên rất khó cho việc tự điều trị tại nhà.
Các loại viêm nang lông
Xét theo từng biểu hiện cụ thể, bệnh viêm nang lông có thể chia thành 2 dạng chính như sau:
Viêm nang lông nông
Loại viêm nang này hình thành do vi khuẩn Staphylococcus aureus ký sinh trên người. Chúng gây nên các triệu chứng viêm nhiễm khi xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương, từ đó hình thành những nốt sưng ngứa, có màu trắng kèm theo mủ.
Ngoài Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa cũng là loại vi khuẩn dễ gây nên tình trạng trên. Pseudomonas aeruginosa thường được tìm thấy trong bồn tắm nước nóng có nồng độ clo, pH thấp.
Ngoài biểu hiện ngứa và nổi mẩn đỏ thì cơ thể cũng có thể xuất hiện tình trạng phơi nhiễm với vi khuẩn gây bệnh trong 1 – 2 ngày. Dạng viêm nang này thường gặp ở ngực, lưng, cổ, cánh tay, vai và mặt.
Bạn có thể nhận biết loại viêm nang này thông qua biểu hiện lông mọc ngược gây kích ứng da. Đặc biệt, các triệu chứng sẽ dễ nhận thấy ở nam giới khi họ cạo râu, tóc quá sát với da. Một số trường hợp còn xuất hiện ở những đối tượng thường xuyên cạo, tẩy lông vùng kín.
Viêm nang lông sâu
Tình trạng này nguy hiểm và nghiêm trọng hơn viêm nang lông nông, bởi nó ảnh hưởng tới toàn bộ lỗ chân lông. Tại vùng viêm sâu có thể gây nhiễm trùng kèm mủ, thường gặp phải khi nam giới cạo râu sai cách.
Nếu bị viêm lỗ chân lông vi khuẩn gram âm, người bệnh có thể điều trị mụn bằng thuốc kháng sinh. Trường hợp bị nhiễm trùng tụ cầu sâu trong lỗ chân lông, da rất dễ bị mụn nhọt, sưng và chứa mủ. Khi vỡ ra, chúng có thể gây đau và để lại sẹo.
Trường hợp còn lại là viêm tăng bạch cầu ái toàn – chủ yếu gặp ở người bị nhiễm HIV, vùng viêm nang lông ở lưng và khu vực cánh tay.

Cách điều trị viêm nang lông hiệu quả
Trước khi tiến hành điều trị, bạn cần xác định nguyên nhân gây nên tình trạng trên cũng như mức độ nghiêm trọng, sự phân bố của các tổn thương. Với thể bệnh nhẹ, bạn có thể chỉ cần vệ sinh da đúng cách, các triệu chứng sẽ thuyên giảm và biến mất. Tuy nhiên, với trường hợp bị viêm nặng, bạn cần điều trị chuyên sâu hơn.
Sử dụng thuốc Tây
Sau khi có kết quả chẩn đoán chính xác, dựa theo tình trạng cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định cho bạn một số loại thuốc Tây tương ứng. Những loại thuốc phổ biến được sử dụng trong trường hợp này phải kể đến như:
- Nếu do vi khuẩn gram âm, bệnh sẽ khỏi sau 7 – 10 ngày nếu đảm bảo chế độ vệ sinh da tốt. Trong một số trường hợp, bạn có thể được chỉ định dùng kháng sinh đường uống với tác dụng điều trị vi khuẩn pseudomonas như Trimethoprim – sulfamethoxazole, Ampicillin, Ciprofloxacin,…
- Các loại thuốc bôi – kháng sinh tại chỗ như Mupirocin, Clindamycin sẽ giúp điều trị bệnh viêm nang lông do tụ cầu. Nếu bị tổn thương sâu hơn, hoặc không đáp ứng điều trị thì sử dụng thuốc kháng sinh đường uống như Dicloxacillin, Cephalexin. Còn nếu viêm do tụ cầu vàng kháng Methicillin thì điều trị bằng thuốc VAncomycin.
- Trường hợp bị nhiễm ký sinh trùng gây viêm có thể điều trị bằng kem bôi Permethrin 5%.
- Nhiễm nấm dùng thuốc kháng nấm như Itraconazole hay Fluconazole.
- Dùng Acyclovir, Famciclovir, Valacyclovir để điều trị Herpes Simplex virus.
- Dạng viêm lỗ chân lông tăng bạch cầu ái toan thường dùng thuốc kháng virus để trị HIV. Với những trường hợp bị viêm do điều trị ARV, bạn có thể tiến hành liệu pháp chữa trị tùy chọn trong vài tháng với thuốc kháng sinh Histamin, Corticosteroid tại chỗ, liệu pháp quang học, itraconazole hoặc isotretinoin.
Can thiệp hỗ trợ
Nếu bị mụn nhọt lớn, bác sĩ sẽ cần tiến hành tiểu phẫu bằng cách rạch một đường nhỏ để dẫn lưu mủ ra ngoài. Kỹ thuật này sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy bớt đau đớn, giảm sẹo và giúp da hồi phục nhanh chóng.
Ngoài ra, nếu việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả, phương pháp triệt lông bằng laser sẽ được xem xét áp dụng. Tuy nhiên, biện pháp này khá tốn kém, cần thực hiện trong thời gian dài và có thể khiến da bị phồng rộp, đổi màu, gây sẹo. Đổi lại bạn có thể loại bỏ nang lông vĩnh viễn, giảm mật độ lông cũng như hạn chế tình trạng viêm nhiễm về sau.
Điều trị tại nhà
Ngoài việc sử dụng thuốc, trong các trường hợp nhẹ bạn có thể áp dụng một số cách chữa viêm nang lông tại nhà như sau:
Dùng muối tinh
Muối là nguyên liệu dễ kiếm, giá thành rẻ nhưng lại có hiệu quả tốt trong việc kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn. Dùng muối hạt vệ sinh da cũng là cách giúp làm sạch lỗ chân lông, ngăn hình thành các ổ viêm.

Cách thực hiện:
- Pha 100g muối hạt vào 200ml nước ấm rồi khuấy đều.
- Dùng khăn mặt sạch thấm nước muối rồi chấm nhẹ lên vùng da bị viêm.
- Làm lần lượt cho tới khi hết nước muối thì dừng lại.
- Áp dụng 2 – 3 lần/ngày và duy trì biện pháp này trong 1 – 2 tháng. Ngoài việc dùng nước sạch bình thường, bạn có thể thay bằng giấm ăn hoặc giấm táo đều được.
Vệ sinh khu vực bị viêm
Trong trường hợp bệnh đã trở nặng, có xuất hiện các nốt mụn nhọt, các bạn cần tiến hành vệ sinh vùng da nhiễm bệnh này mỗi ngày bằng cách lau rửa tối thiểu 2 lần/ngày. Ưu tiên sử dụng nước ấm có pha muối loãng, nếu tắm thì dùng thêm xà phòng diệt khuẩn, mỗi lần thay rửa nên sử dụng 1 chiếc khăn lau mới.
Nếu hay phải makeup, chị em bắt buộc phải sử dụng nước tẩy trang và tuân thủ các bước làm sạch da và chăm sóc da cẩn thận. Nên chọn những sản phẩm làm sạch da không chứa cồn, dịu nhẹ và có công dụng cấp ẩm tốt.
Biện pháp phòng tránh
Ngoài việc quan tâm tới các biện pháp điều trị, tốt hơn hết bạn nên biết cách ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc viêm nang lông. Để làm được điều này, các bạn không nên bỏ qua những lưu ý quan trọng như sau:
- Cần hạn chế cạo lông hay thực hiện tẩy lông toàn thân bằng những sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng, dễ gây kích ứng.
- Không dùng sữa tắm, xà bông hoặc kem bôi có thành phần dễ gây kích ứng, đặc biệt với làn da nhạy cảm. Thay vào đó nên ưu tiên những dòng sản phẩm dịu nhẹ, có nguồn gốc thiên nhiên.
- Hãy chăm sóc và vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, hạn chế mặc đồ bó sát. Đồng thời nên dọn dẹp nhà cửa, ga giường, gối thường xuyên để tránh tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn.
- Nên giặt và thay khăn tắm, khăn mặt thường xuyên, khoảng 3 – 6 tháng/lần.
- Dùng những loại rau củ có chứa nhiều nước, đồng thời hạn chế dung nạp chất béo, thực phẩm chức nhiều đường.
- Không gãi hay xà xát mạnh lên da, không dùng chung khăn tắm, vật dụng cá nhân với người khác.
- Tránh sử dụng những sản phẩm gây tiết nhiều dầu trên da, đồng thời nên hạn chế gội đầu quá thường xuyên.
- Che chắn da cẩn thận khi đi ra ngoài, đừng quên bịt khẩu trang và sử dụng kem chống nắng.
- Chỉ dùng các loại thuốc điều trị khi có chỉ định của bác sĩ và cần tìm hiểu về tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải để có cách xử lý hiệu quả.
- Nếu không may phát hiện các dấu hiệu bất thường trên da, cần tới ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám, điều trị kịp thời để tránh lây lan qua vị trí khác.

Viêm nang lông chỉ là một dạng nhiễm trùng da ở mức độ nhẹ nhưng nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách sẽ gây tổn thương da nghiêm trọng. Một số trường hợp nang lông bị viêm nặng có thể gây áp xe, nhọt và tái diễn nhiều lần, gây khó khăn cho cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vì thế nên bạn cần xem xét tình hình và tìm tới bệnh viện thật sớm để tiến hành tư vấn điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!