Viêm Nang Lông Ở Mặt Do Đâu, Làm Sao Để Điều Trị Dứt Điểm?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Viêm nang lông ở mặt là tình trạng da liễu thường gặp, mặc dù không phải bệnh nguy hiểm nhưng tác động xấu tới tính thẩm mỹ, công việc và tinh thần người mắc. Để biết triệu chứng, tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng như cách xử lý hiệu quả, an toàn thì bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết dưới đây. 

Viêm nang lông ở mặt là gì? Triệu chứng nhận biết

Viêm nang lông ở mặt tức là tình trạng lỗ chân lông bị viêm ở vùng mặt. Bệnh hình thành do các nang lông bít tắc cộng thêm sự tăng sinh quá mức của các tuyến bã nhờn, dầu thừa. Việc tăng bài tiết bã nhờn nhưng không được làm sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây mụn. 

viem nang long o mat
Viêm nang lông ở mặt tức là tình trạng lỗ chân lông bị viêm ở vùng mặt

Người bị viêm nang lông trên mặt sẽ có những triệu chứng như sau:

  • Lỗ chân lông to, hình thành các mụn li ti tại nang lông và có mủ.
  • Da bong tróc, sần sùi và cực kỳ ngứa rát.
  • Hình thành mụn mủ, mụn nước, mụn bọc trên da mặt.
  • Da mặt bị viêm dẫn tới hiện tượng sưng đỏ hoặc sưng tấy. 
  • Làn da trở nên nhạy cảm hơn trước các tác động từ môi trường, nhất là khi ra nắng hoặc khi rửa mặt. 
  • Da tiết nhiều nhờn. 

Xem thêm

Nguyên nhân gây viêm nang lông ở mặt

Viêm nang lông ở mặt hình thành do tác động của nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể như sau:

  • Cạo râu, cạo lông mặt: Lạm dụng việc cạo râu, cạo lông mặt hoặc thực hiện sai cách cũng có thể kích thích tình trạng viêm. Bởi việc này có thể khiến da bị tổn thương cũng như tác động tiêu cực tới trạng thái tự nhiên của nang lông. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại xâm nhập và gây viêm nang lông
  • Dùng mỹ phẩm: Mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng, nguồn gốc hoặc thành phần sản phẩm chứa nhiều chất hóa học sẽ khiến làn da trở nên nhạy cảm, dễ bị kích ứng. Đặc biệt, nếu sử dụng mỹ phẩm chứa thành phần corticoid trong thời gian dài sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, khiến da bị viêm, tăng tiết bã nhờn.  
  • Yếu tố cơ địa: Những đối tượng có hệ miễn dịch yếu, nhất là những người bị bệnh tiểu đường, bạch cầu mãn tính, HIV đều có nguy cơ cao bị viêm da, nổi mụn trứng cá. Ngoài ra, những người có tuyến bã nhờn hoạt động quá mức cũng thuộc nhóm đối tượng dễ bị viêm nang lông trên mặt. 
  • Vệ sinh da mặt sai cách:  Làm sạch da không đúng cách sẽ dễ làm vi khuẩn, bụi bẩn, nấm men tích tụ trong lỗ chân lông và gây kích ứng da mặt. Hơn nữa, việc thường xuyên rửa mặt bằng nước nóng sẽ khiến da bị khô, ngứa và dễ làm viêm nang lông. 
  • Thời tiết thay đổi: Thời tiết cũng là một trong những tác nhân làm xuất hiện các vấn đề về da. Nhất là khi vào hè, nhiệt độ quá nóng sẽ khiến tuyến bã nhờn hoạt động quá mức và làm tăng tiết mồ hôi. Nếu không được vệ sinh da tốt, vi khuẩn sẽ xâm nhập, sinh sôi và tấn công da. Còn khi trời lạnh, lỗ chân lông có xu hướng co lại, đóng kín và cản trở quá trình vệ sinh da mặt. 

Viêm nang lông ở mặt có nguy hiểm không?

Viêm nang lông ở mặt là bệnh lý không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng triệu chứng của bệnh lại khiến người người cảm thấy khó chịu. Bên cạnh đó, do xuất hiện trên mặt nên chúng còn ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ và khiến người mắc cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp với mọi người.

viem nang long o mat
Viêm nang lông không nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ

Đặc biệt, nếu viêm nang lông có dấu hiệu nhiễm trùng nhưng không được can thiệp xử lý sớm có thể dẫn tới tình trạng ngứa rát, đau đớn, áp xe, sưng phù. Tùy theo mức độ bệnh nặng – nhẹ mà các dấu hiệu sẽ có sự thay đổi. 

Xem thêm

Cách điều trị viêm lỗ chân lông trên mặt

Sau khi đã tìm ra nguyên nhân gây viêm nang lông ở mặt, các bạn mới có thể tiến hành điều trị bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài việc dùng thuốc, can thiệp tẩy lông, tự chăm sóc tại nhà, bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian để loại bỏ tình trạng này.

Dùng thuốc

Trong trường hợp bị viêm da nhiễm trùng nhẹ bạn có thể được kê đơn dùng thuốc điều trị. Đó có thể là kháng sinh đường uống hoặc bôi để kiểm soát nhiễm trùng cũng như ngăn nguy cơ viêm nhiễm lan rộng. Do da mặt khá nhạy cảm nên bạn cần tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Loại thuốc thường được dùng trong trường hợp này là kem hoặc mỡ axit fucidic, Mupirocin 2%, Neomycin, Cloxacilin, Clindamycin,… 

Can thiệp hỗ trợ

Khi tình trạng viêm nang lông đã vượt quá tầm kiểm soát của bạn, da có mụn nhọt thì việc can thiệp tiểu phẫu là điều cần thiết. Tiểu phẫu sẽ được thực hiện để ngăn ngừa nguy cơ hình thành sẹo cũng như tăng khả năng phục hồi da. Mặt khác bạn có thể thực hiện triệt lông bằng laser theo chỉ định của bác sĩ da liễu nếu cần. 

Điều trị viêm nang lông ở mặt tại nhà

Trong trường hợp viêm nang lông không quá nghiêm trọng thì bạn có thể tham khảo áp dụng các mẹo chữa tại nhà như:

  • Trị viêm nang lông bằng muối: Muối là nguyên liệu tự nhiên có tính sát khuẩn cao, ngoài khả năng loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn chúng còn giúp kháng viêm hiệu quả. Theo đó, người bệnh cần hòa tan 1 muỗng cà phê muối hạt vào 1 ly nước ấm. Vệ sinh da mặt cẩn thận rồi thấm khô nước, dùng bông tẩy trang thấm nước muối pha loãng nhẹ nhàng thoa lên da và giữ trên da khoảng 10 phút. Rửa lại mặt và áp dụng cách chữa viêm nang lông này ngày 1 lần. 
  • Dùng sữa tươi và cám gạo: Đây là 2 nguyên liệu có chứa nhiều vitamin B nên giúp mang tới hiệu quả giảm viêm, làm sáng da tuyệt vời. Từ đó thúc đẩy quá trình loại bỏ lớp sừng dày ở nang lông hiệu quả. Đầu tiên, hãy chuẩn bị 50ml sữa tươi không đường, 5 thìa cám gạo rồi trộn đều với nhau. Rửa mặt, thấm khô da xong thì bạn apply ngay hỗn hợp trên lên vùng da bị viêm nang lông trên mặt rồi chờ trong 10 phút. Cuối cùng, rửa lại mặt với nước mát và duy trì áp dụng cách làm này 2 – 3 lần/ngày. 
  • Mật ong và chanh tươi: Với hàm lượng vitamin C dồi dào, chanh tươi có tác dụng làm sạch da, diệt khuẩn, ngừa mụn và dưỡng da. Trong khi đó mật ong lại có khả năng cấp ẩm, kháng khuẩn, se khít lỗ chân lông và nâng cao sức đề kháng hiệu quả. Để áp dụng, bạn cần trộn đều ½ thìa nước cốt chanh và 2 thìa mật ong nguyên chất. Vệ sinh da xong thì apply ngay hỗn hợp trên lên mặt, massage trong 2 – 3 phút, chờ 5 phút sau thì rửa lại mặt. 
  • Dầu dừa kết hợp với chanh tươi: Dầu dừa có chứa lượng axit lauric dồi dào nên có tác dụng diệt vi nấm, vi khuẩn và phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. Còn chanh như đã đề cập, do có chứa hàm lượng axit tự nhiên, cộng thêm vitamin C nên có thể làm da trắng sáng, mịn màng, bớt thâm. Muốn áp dụng mẹo chữa này bạn cần trộn đều 4 – 5 muỗng dầu dừa nguyên chất với 1 muỗng nước cốt chanh. Apply lên da sau khi đã vệ sinh da cẩn thận rồi nằm thư giãn trong 5 phút và rửa lại với nước là được. 
  • Mẹo dùng lá trầu không: Lá trầu có tính kháng viêm mạnh nên có hiệu quả tốt trong việc ngừa thâm, giảm nguy cơ viêm nhiễm lan rộng. Theo đó, bạn rửa sạch 5 – 6 lá trầu không rồi xay nhuyễn với ít muối hạt. Vệ sinh mặt sạch sẽ, thấm khô da rồi thoa hỗn hợp đã chuẩn bị lên da mặt, thư giãn trong 15 phút và tiến hành làm sạch lại da với nước sạch. Ngày áp dụng 1 lần cho tới khi tình trạng viêm nang lông được kiểm soát. 
viem nang long o mat
Lá trầu không có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao

Cải thiện tại nhà

Tình trạng viêm nang lông trên mặt có thể tự cải thiện bằng việc sử dụng các biện pháp giảm viêm, tăng khả năng phục hồi da, ngăn ngừa nguy cơ lây lan tại nhà. Chi tiết như sau:

  • Người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng sinh không kê đơn có trong kem, gel,…
  • Chườm khăn ấm để làm giảm sự khó chịu do ngứa ngáy, khô da. 
  • Rửa sạch vùng da bị viêm với sữa rửa mặt kháng khuẩn ngày 2 lần nhưng cần cẩn trọng nếu da bị nhiễm khuẩn hoặc có vết thương hở. 

Xem thêm

Biện pháp phòng tránh tình trạng viêm nang lông trên mặt

Để hạn chế nguy cơ bị viêm nang lông trên mặt, các bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau đây:

  • Loại bỏ chất bẩn, làm sạch vùng da có chân lông to và hay bị viêm bằng cách dùng nước tẩy trang, tẩy da chết, sữa rửa mặt phù hợp. Cụ thể, bạn nên tẩy da chết tuần 2 lần vào mỗi tối, tẩy trang – rửa mặt ngày 2 lần vào sáng và tối. 
  • Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da mặt, đồ make up có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng. 
  • Mỗi lần rửa mặt hãy dùng nước lạnh hoặc nước ấm, tránh dùng nước nóng. Đồng thời nên vỗ nhẹ, massage nhẹ nhàng để giúp làm sạch mặt tốt cũng như hỗ trợ quá trình lưu thông máu ổn định hơn.
  • Quan tâm nhiều hơn tới chế độ ăn uống, tránh những thực phẩm chứa nhiều chất béo, chất kích thích, đồ ăn nhiều đường, dầu mỡ, cay nóng,… Thay vào đó nên ăn nhiều trái cây, rau tươi và uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày. 
  • Nên thăm khám da liễu khi thấy các dấu hiệu bất thường trên da, không tự ý mua thuốc hay điều trị tại nhà nếu chưa có sự chỉ định từ bác sĩ. 

Viêm nang lông ở mặt mặc dù không nguy hiểm nhưng tốt nhất nên tiến hành điều trị sớm. Bởi bệnh có thể gây ra những hệ quả nghiêm trọng, đặc biệt là nguy cơ để lại sẹo. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, chăm sóc da đúng cách để giúp da khỏe mạnh hơn. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *