Viêm Nang Lông Ở Mông: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Viêm nang lông ở mông là tình trạng da liễu phổ biến, do xuất hiện tại vị trí nhạy cảm nên mọi người thường có tâm lý ngại thăm khám và tự điều trị. Điều này vô tình khiến bệnh phát triển nghiêm trọng và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng Nhất Nam Y Viện tìm hiểu thêm thông tin về tình trạng này cũng như đưa ra phương pháp xử lý phù hợp để giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn.  

Nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông ở mông

Các bệnh da liễu nói chung và viêm nang lông nói riêng có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là do thói quen vệ sinh da chưa đúng cách, do tiếp xúc với các dị nguyên hay do yếu tố di truyền. Vậy nguyên nhân gây viêm nang lông ở mông là do đâu? Tình trạng da bị viêm lỗ chân lông ở mông có thể bắt nguồn từ những nguyên do như sau: 

Sử dụng chất tẩy rửa mạnh 

Các chất tẩy rửa có trong sữa tắm, xà phòng có thể làm sạch da nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng cũng là nguyên nhân khiến da bị bào mòn và mất đi độ ẩm tự nhiên, dần trở nên yếu ớt, dễ bị tổn thương, viêm nhiễm. 

viem nang long o mong
Viêm nang lông ở mông có thể do sử dụng các chất tẩy rửa mạnh

Do đó, việc lạm dụng các chất tẩy rửa mạnh hoặc sử dụng xà phòng, sữa tắm có chất tẩy rửa quá cao đều khiến da dễ bị tổn thương, kích ứng. Để bảo vệ da tốt nhất, các bạn nên chọn những sản phẩm dịu nhẹ, an toàn với da theo khuyến cáo từ chuyên gia. 

Xem thêm

Thói quen vệ sinh kém

Việc không thường xuyên tắm rửa hay vệ sinh da kém đều tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh sôi, phát triển và gây bệnh. Theo đó, các vi khuẩn sẽ trú ngụ ở nang lông, kết hợp cùng bã nhờn, bụi bẩn khiến tình trạng viêm nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Không chỉ là viêm nang lông, thói quen vệ sinh da kém hoặc không đúng cách còn khiến bạn gặp phải nhiều bệnh lý da liễu như viêm da cơ địa, ghẻ, lở loét da,… 

Do thời tiết nóng ẩm

Việc sinh sống trong môi trường nóng ẩm sẽ khiến vi khuẩn, ký sinh trùng sinh sôi, phát triển và xâm nhập vào các nang lông gây bệnh. Đặc biệt, với những đối tượng có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nang lông. 

Hầm bí ở mông gây viêm nang lông ở mông

Mặc quá nhiều quần hoặc mặc quần quá chật, vải quá dài cũng gây da cảm giác hầm bí ở mông. Lúc này, mồ hôi, hơi nước không thể thoát ra ngoài nên chúng sẽ dẫn ngược về các nang lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Lâu dần, bạn có thể bị viêm nang lông ở mông, trong đó phổ biến nhất là với trẻ nhỏ đang còn mặc bỉm hoặc chị em trong thời kỳ kinh nguyệt. 

Di truyền

Yếu tố di truyền cũng là một trong số những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng viêm nang lông ở vùng mông. Hơn nửa trường hợp bị mắc bệnh được phát hiện là có yếu tố di truyền từ người thân. Điều này vừa hay có thể giải đáp cho hiện tượng trẻ sơ sinh cũng có thể bị viêm nang lông dù chỉ mới sinh được vài tháng. 

Vậy nên, nếu trong gia đình bạn có bố hoặc mẹ bị viêm nang lông thì nguy cơ cao bạn cũng có thể mắc bệnh lý này. 

Dấu hiệu nhận biết viêm nang lông mông

Các dấu hiệu nhận biết viêm nang lông ở mông thường khá rõ ràng và có thể nhận biết ngay thông qua các dấu hiệu lâm sàng như sau:

  • Xuất hiện mụn nhọt ở mông: Khi trên da mông có các nốt mụn nhọt thì rất có thể bạn đang bị viêm lỗ chân lông. Được biết, mụn là biểu hiện thường thấy khi nang lông bị vi khuẩn tấn công. Tuy nhiên, bạn cần quan sát kỹ để tránh nhầm lẫn với các loại mụn thông thường. Mụn nhọt thường sau 2 – 5 ngày có thể tự tiêu, xẹp và lên da non nhưng rất dễ tái phát. Trường hợp nặng, mụn nhọt không thể tự khỏi mà cần can thiệp điều trị bằng các biện pháp y khoa hiện đại. 
Vùng mông xuất hiện nhiều mụn nhọt
Vùng mông xuất hiện nhiều mụn nhọt
  • Có cảm giác ngứa ngáy: Vi khuẩn phát triển khiến da bị kích ứng và khiến chúng ta cảm thấy ngứa ngáy, dẫn tới việc cào, gãi. Tuy nhiên, hành động này lại làm tăng nguy cơ khiến mụn mủ bị vỡ, lây lan và dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng, gây khó khăn cho việc điều trị. 
  • Da bị sưng đỏ, nổi mẩn từng chùm trên da: Hiện tượng mẩn đỏ, mụn nhọt mọc thành từng chùm là dấu hiệu của ổ viêm đang hoạt động mạnh. Nếu thấy da bị sưng đỏ, nổi mẩn thành từng chùm thì tốt nhất bạn nên tới gặp bác sĩ để được kiểm tra, điều trị càng sớm càng tốt. 
  • Lông mọc ngược: Vùng lông ở mông thường là lông tơ nên hiện tượng lông mọc ngược rất khó phát hiện. Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập và gây tổn thương gốc nang lông, phần lông tại khu vực này sẽ không thể mọc lên bình thường mà có xu hướng mọc ngược vào da. Điều này khiến người bệnh cảm giác đau nhức, khó chịu và gia tăng cảm giác ngứa ngáy. 

Xem thêm

Cách trị viêm nang lông ở mông

Các phương pháp trị viêm nang lông ở mông không giống như việc chữa trị mụn trứng cá thông thường. Bởi đây là vùng da nhạy cảm, thường xuyên bị ma sát với quần áo cũng như những vật thể khác nên cần điều trị nhanh chóng nhằm rút ngắn thời gian phục hồi. 

Để da khô thoáng tự nhiên, giảm tình trạng hầm bí, giảm viêm, cắt cơn ngứa hiệu quả, các bạn có thể áp dụng theo những cách điều trị sau đây:

Chữa viêm nang lông mông bằng mẹo dân gian

Trong trường hợp viêm nang lông mông không quá nghiêm trọng, người bệnh hoàn toàn có thể lựa chọn các biện pháp tự nhiên để cải thiện bệnh. Tuy nhiên, những cách trị viêm nang lông ở mông này sẽ cho hiệu quả chậm hơn so với việc dùng thuốc nhưng có thể hạn chế đáng kể các tác dụng phụ mong muốn. 

Theo đó, bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian chữa viêm lỗ chân lông mông bằng những nguyên liệu tự nhiên như: 

  • Dùng lá trầu không

Lá trầu không là nguyên liệu tự nhiên nổi tiếng với các hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn. Vậy nên, dân gian thường dùng loại lá này để điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có viêm nang lông. 

Để gia tăng hiệu quả, bạn nên dùng lá trầu không kết hợp với muối hạt theo công thức như sau: Chuẩn bị 10 lá trầu không bánh tẻ, không quá già hay quá non cùng 1 ít muối biển. Rửa sạch lá trầu không, ngâm qua với nước muối, để ráo nước rồi mang giã nát với muối.  Bỏ hỗn hợp này vào một chiếc khăn mỏng sạch, chườm lên vùng da bị tổn thương kết hợp các động tác massage nhẹ nhàng. 

viem nang long o mong
Sử dụng lá trầu không có thể làm giảm tình trạng viêm, ngứa ngáy trên da

Thực hiện cách chữa viêm nang lông mông tại nhà khoảng 2 – 3 lần/tuần sẽ thấy vùng da mông bị viêm nang lông được cải thiện đáng kể. 

  • Kết hợp giữa sữa tươi và cám gạo trị viêm nang lông mông

Nhờ có hàm lượng vitamin nhóm B dồi dào mà cám gạo có khả năng làm giảm viêm và loại bỏ tế bào chết, giúp lỗ chân lông thông thoáng hiệu quả. Còn sữa tươi sẽ giúp cấp ẩm, làm dịu cảm giác ngứa ngáy khó chịu, giúp da mềm mịn hơn. 

Đầu tiên, bạn cần trộn 1 ít cám gạo với sữa tươi không đường. Làm sạch vùng da mông với dung dịch sát khuẩn rồi thoa hỗn hợp sền sệt đã chuẩn bị lên, massage nhẹ nhàng trong vài phút rồi rửa sạch với nước. Thực hiện đều đặn tuần ít nhất 2 lần, áp dụng trong khoảng 2 tuần sẽ thấy làn da được cải thiện đáng kể. 

  • Dầu dừa và với nước cốt chanh trị bệnh an toàn

Với đặc tính kháng khuẩn vốn có, dầu dừa có thể làm ức chế và chống lại các vi khuẩn gây hại cho da. Bên cạnh đó, chúng còn giúp cấp ẩm, làm mềm da nhờ có hàm lượng khoáng chất, vitamin dồi dào. Trong khi đó, chanh lại là nguyên liệu giàu vitamin và axit tự nhiên, thường được tận dụng để tẩy tế bào chết, hỗ trợ giảm thâm, sẹo cực kỳ hiệu quả. 

Để thực hiện, hãy chuẩn bị 3 thìa cà phê dầu dừa trộn với 1 thìa nước cốt chanh. Sau khi vệ sinh da, bạn bôi hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thấm đều, thấm sâu vào da. Để yên khoảng 10 phút và rửa sạch lại vùng da mông với nước ấm, dùng khăn khô thấm khô nước. Lưu ý, dùng dầu dừa kết hợp nước cốt chanh chữa viêm nang lông mông không nên để trên da quá lâu vì chanh có thể khiến da bị kích ứng, bào mòn da do tính axit. 

Sử dụng thuốc Tây

Nếu các triệu chứng viêm nang lông ở mông có xu hướng phát triển nặng hơn và các mẹo dân gian không thể giải quyết tốt thì bạn nên chuyển qua sử dụng thuốc Tây để điều trị. Các loại thuốc tân dược, cho dù là thuốc bôi hay thuốc uống đều cần dùng theo đơn kê của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. 

Dựa theo tình trạng bệnh lý cụ thể, mức độ, nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng liên quan để chỉ định toa thuốc phù hợp. Thông thường, khi bị viêm nang lông mông, bạn có thể được chỉ định dùng kết hợp cả thuốc bôi và thuốc uống như:

  • Thuốc kháng sinh dạng uống: Với những đối tượng bị viêm nang lông mông do nhiễm tụ cầu vàng, xuất hiện tổn thương nghiêm trọng sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh dạng uống. Thuốc lúc này sẽ giúp tác động lên toàn thân nhằm ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn chặn chúng lây lan và gây nhiễm trùng. Các loại thuốc kháng sinh phổ biến nhất thường được kê đơn là metronidazol, Ciprofloxacin, Cephalosporin,… 
viem nang long o mong
Sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống theo chỉ định của bác sĩ
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ: Thường là axit fusidic, neomycin, benzoyl peroxide, mupirocin được dùng thoa trên da nhằm giúp tiêu diệt tác nhân gây bệnh sâu trong lỗ chân lông. 
  • Thuốc sát khuẩn: Giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch vùng mông bị viêm nhiễm do nấm, vi khuẩn thông qua các loại thuốc như Povidon – Iod 10%, Chlorhexidine 4%, Hexamidine 0.1%,… 
  • Thuốc trị ký sinh trùng: Khi bị mắc bệnh do nhiễm ký sinh trùng, bệnh nhân bắt buộc phải sử dụng loại thuốc điều trị như thuốc bôi Metronidazole, kem bôi Permethrin hoặc thuốc uống,…
  • Thuốc trị nấm: Nếu bệnh nhân bị viêm nang lông do có liên quan tới nấm thì sẽ được kê đơn thuốc có Flyconazol, Canesten, Itraconazol hay Nizoal,… 

Can thiệp ngoại khoa

Trong trường hợp viêm nang lông mông quá nặng, kèm theo đó là sự xuất hiện của mụn nhọt gây đau nhức, viêm nhiễm thì bạn có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện tiểu phẫu loại bỏ dịch mủ. Biện pháp can thiệp ngoại khoa này sẽ giúp dẫn lưu dịch mủ khỏi nang lông, giảm cảm giác đau rát, ngăn chặn biến chứng hình thành các ổ áp xe. 

Tiểu phẫu sẽ được thực hiện tại các cơ sở uy tín, bác sĩ sẽ vệ sinh vùng da có mụn nhọt, sát trùng và có thể tiêm thuốc tê để giảm đau nếu cần. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng dao rạch một đường nhỏ, ấn nhẹ để dẫn lưu dịch mủ ra ngoài, sát trùng, khâu lại vết thương và quấn băng gạc. 

Cuối cùng, bạn sẽ được kê đơn thuốc chống viêm để vết thương lành lại bình thường, làm giảm nguy cơ viêm loét, mưng mủ trở lại. Khi vết thương đã lành, bạn nên dùng thêm thuốc làm mờ thâm, mờ sẹo để thúc đẩy quá trình phục hồi da hiệu quả. 

Áp dụng công nghệ hiện đại trị viêm nang lông mông

Ngoài những phương pháp trên, nhiều người còn trị viêm nang lông mông bằng công nghệ hiện đại như bắn laser. Phương pháp này sẽ sử dụng ánh sáng nhân tạo phù hợp để tác động lên da nhằm tiêu diệt vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và cải thiện các triệu chứng của bệnh. 

Tuy nhiên, đây là phương pháp đặc biệt nên cần chăm sóc da kỹ lưỡng để tránh nguy cơ gặp biến chứng. Bởi sau khi laser, nếu không chăm sóc da cẩn thận, bạn có thể bị nhiễm trùng, phồng rộp da và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng gây sẹo. Chưa kể, đây là phương pháp có giá thành khá cao nên các bạn cần cân nhắc nếu muốn thực hiện. 

viem nang long o mong
Bắn laser trị viêm nang lông là phương pháp hiện đại được nhiều người lựa chọn

Xem thêm

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm lỗ chân lông ở mông

Viêm nang lông ở mông sau khi điều trị vẫn có nguy cơ tái phát cao nếu người bệnh không chú ý chăm sóc và áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Để tránh để bệnh tái phát trở lại, các bạn không nên bỏ qua những lưu ý dưới đây:

  • Một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm nang lông ở vùng mông là tắm rửa thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn an toàn. Tốt nhất, bạn nên dùng vào mỗi buổi sáng và tối khi tắm. 
  • Lựa chọn trang phục rộng rãi, thoáng khí, có chất liệu mềm mịn, dễ thấm hút mồ hôi. 
  • Nên tắm rửa sạch sẽ sau khi tập luyện thể dục thể thao bằng nước ấm để giúp giãn nở lỗ chân lông, làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn còn đọng lại trên da. 
  • Đừng quên giặt quần áo ngay sau khi thay, không nên mặc lại quần áo bẩn vì chúng có chứa nhiều vi khuẩn, dễ gây viêm nang lông. Đồng thời nên giặt riêng quần lót với những đồ khác để tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm tốt hơn. Bên cạnh đó, hãy phơi quần áo ở nơi thoáng đãng, có ánh nắng mặt trời. 
  • Tẩy tế bào chết cho da thường xuyên nhưng cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương da. 
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng vì những loại đồ cay này sẽ gây tăng tiết mồ hôi, bã nhờn. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế đồ ngọt, chất kích thích để tránh bị kích ứng gây ngứa ngáy, khó chịu. 
  • Cần tránh ngồi quá lâu một chỗ, hãy đứng dậy vận động thường xuyên, nhất là với những bạn làm việc văn phòng. 
  • Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả tươi và uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày. 
  • Dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ, không tự ý mua thuốc hay sử dụng thuốc bừa bãi, lạm dụng gây ảnh hưởng tới quá trình điều trị cũng như làm tăng nguy cơ nhờn thuốc. 
  • Nên thăm khám da liễu ngay nếu thấy vùng da mông xuất hiện các dấu hiệu bất thường càng sớm càng tốt. Tránh tình trạng vì ngại ngùng mà để bệnh phát triển nghiêm trọng, gây khó khăn cho việc điều trị hoặc gia tăng khả năng gặp biến chứng nguy hiểm. 

Viêm nang lông ở mông không phải là bệnh lý nguy hiểm và hoàn toàn có thể điều trị, phòng ngừa. Mong rằng những chia sẻ phía trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích trong việc điều trị bệnh và bảo vệ làn da khỏe mạnh, sáng mịn hơn. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *