8 Cách Xông Mũi Trị Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Thảo Dược Hiệu Quả

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Xông mũi trị viêm mũi dị ứng là một trong những phương pháp dân gian được nhiều bệnh nhân áp dụng nhằm khắc phục các triệu chứng khó chịu của bệnh. Các biện pháp xông hơi tại nhà thường có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên nên khá an toàn, lành tính với người dùng. Chi tiết về các loại dược liệu được sử dụng, cách thực hiện cụ thể sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây. 

Xông mũi trị viêm mũi dị ứng có hiệu quả không?

Xông mũi là phương pháp đang được áp dụng phổ biến trong việc điều trị viêm mũi dị ứng. Ngoài việc sử dụng thuốc xông do bác sĩ kê đơn, người bệnh còn có thể áp dụng các mẹo dân gian với những thảo dược tự nhiên có sẵn trong vườn để làm thuốc xông mũi.

xong mui tri viem mui di ung
Xông mũi trị viêm mũi dị ứng được nhiều người áp dụng

Các loại thảo dược tự nhiên này không chỉ lành tính, mà chúng còn cung cấp các hoạt chất có tính kháng khuẩn, chống viêm, chống dị ứng và giảm đau tốt. Những hoạt chất này sẽ đi theo hơi nước và len lỏi vào sâu khoang mũi, tiếp xúc với vùng niêm mạc đang bị tổn thương nhằm thúc đẩy quá trình chữa lành. 

Đặc biệt, liệu pháp xông mũi trị viêm mũi dị ứng còn giúp làm loãng dịch nhầy tồn đọng bên trong, tăng cường dẫn lưu xong. Từ đó giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, bớt nghẹt mũi, hít thở dễ dàng và ngủ ngon giấc hơn. 

Xem thêm

8 Cách xông mũi trị viêm mũi dị ứng bằng thảo dược hiệu quả

Có rất nhiều cách xông mũi trị viêm mũi dị ứng bằng thảo dược an toàn, hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh. Dưới đây là top 8 bài thuốc xông mũi mang lại hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng nước xông mũi từ quả bồ kết

Chúng ta thường hay thấy các cô, các bà, các mẹ sử dụng bồ kết để gội đầu nhưng không nhiều người biết tới công dụng điều trị viêm mũi dị ứng của thảo dược này. Theo y học cổ truyền, bồ kết là loại dược liệu có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, làm loãng chất nhầy, tăng cường lưu thông xoang khá tốt.

Việc sử dụng cách xông mũi trị viêm mũi dị ứng đúng cách và thường xuyên sẽ giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi. Thậm chí hoạt chất Saponin được tìm thấy trong bồ kết còn có tác dụng kháng viêm đã được khoa học chứng minh nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng. 

Để giảm triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng, các bạn có thể áp dụng theo 2 cách sau đây:

Cách 1: Xông khói bồ kết

  • Lựa chọn những quả bồ kết đã khô rồi cất vào túi ni lông để dùng dần.
  • Khi bệnh viêm mũi dị ứng tái phát, người bệnh lấy 1 quả bồ kết đốt cháy rồi hít khói bốc lên.
  • Lặp đi lặp lại cách xông khói với bồ kết từ 3 – 4 lần trong ngày tùy theo tình trạng bệnh để cảm thấy dễ chịu hơn. 
xong mui tri viem mui di ung
Sử dụng nước xông mũi từ quả bồ kết khá an toàn cho người bệnh

Cách 2: Xông mũi bằng nước bồ kết cùng các thảo dược khác

  • Hãy chuẩn bị 3 quả bồ kết, 1 ít lá sả và vỏ bưởi. 
  • Cho tất cả những nguyên liệu trên rửa sạch, bỏ vào nồi nấu cùng với 2 lít nước. Lưu ý cần đun sôi thật kỹ rồi mới bắc bếp xuống.
  • Chùm chăn kín lại để xông mũi trong khoảng 10 phút và áp dụng với tần suất 1 lần/ngày. 

Xông mũi với nước cây ngũ sắc

Cây ngũ sắc hay còn được gọi là cây cứt lợn, được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng và một số bệnh lý tai mũi họng khác. Do có chứa nhiều tinh dầu, gồm các chất có khả năng chống viêm, diệt khuẩn mà cây ngũ sắc có thể làm giảm nhanh hiện tượng phù nề ở niêm mạc mũi, ức chế tốt phản ứng dị ứng trong cơ thể người bệnh. 

Theo đó, dân gian sẽ dùng cây ngũ sắc để lấy nước nhỏ mũi nhằm sát trùng cũng như làm giảm triệu chứng ngứa mũi, nghẹt mũi, hắt hơi,… Ngoài ra, thảo dược này cũng được sử dụng để nấu nước xông mũi chữa viêm mũi dị ứng tại nhà. 

Nguyên liệu:

  • 2 lít nước sạch.
  • 1 nắm lá hoa và lá cây ngũ sắc.

Cách thực hiện:

  • Rửa nhiều lần cây ngũ sắc với nước cho sạch rồi đem ngâm nước muối để tiệt trùng.
  • Bỏ 2 lít nước vào nồi đun sôi, sau đó cho hoa – lá cây ngũ sắc vào nấu trong 10 phút. 
  • Làm sạch dịch nhầy trong mũi với nước muối sinh lý, rồi tiến hành xông mũi khi nước đang còn bốc hơi mạnh.
  • Chú ý, khi xông cần ngồi gần với nồi nước, lấy chăn mỏng hoặc khăn tắm trùm kín đầu. Mở vung để hơi nước thoát ra từ từ, hít thở đều đặn để hơi nước mang theo các hoạt chất có trong cây ngũ sắc đi sâu vào xoang mũi. 
  • Mỗi ngày kiên trì áp dụng 1 lần, mỗi lần 15 phút, rồi xì nước mũi đã được làm loãng ra ngoài. 
xong mui tri viem mui di ung
Cây ngũ sắc được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh hô hấp

Xem thêm

Sử dụng nước kinh giới xông mũi

Thảo dược kinh giới được biết tới với khả năng sát trùng, ức chế phản ứng dị ứng cũng như làm loãng đờm nhầy hiệu quả. Do đó, chúng thường được sử dụng để nấu nước xông mũi chữa viêm mũi dị ứng. 

Việc kiên trì áp dụng phương pháp này sẽ giúp bạn sớm thoát khỏi sự khó chịu từ những triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng như tắc nghẹt mũi, chảy nước mũi, khó thở, nhức đầu,… 

Nguyên liệu

  • 1 nắm kinh giới có thể dùng cả phần hoa và lá.
  • Ấm đun. 

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch thảo dược, sau đó bỏ vào chậu nước muối pha loãng và ngâm trong 15 phút để diệt sạch vi khuẩn, ký sinh trùng.
  • Đun sôi lượng nước đủ dùng rồi cho kinh giới vào nấu thêm 10 phút. 
  • Vệ sinh mũi sạch sẽ, bắt đầu tiến hành xông hơi.
  • Nên áp dụng cách xông hơi với cây kinh giới mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 10 phút. 

Xông mũi trị viêm mũi dị ứng với nước lá lốt

Lá lốt không chỉ là nguyên liệu góp phần tạo nên những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà trong Đông y chúng còn được xem là thảo dược với nhiều công dụng trị bệnh hữu hiệu, đặc biệt là viêm mũi dị ứng. 

Theo các nghiên cứu, lá lốt có chứa hàm lượng beta-caryophylen và benzyl axetat vô cùng phong phú. Những hoạt chất này hoạt động mạnh mẽ nhằm mang tới khả năng tiêu diệt vi khuẩn, ngăn niêm mạc phù nề, giảm cảm giác ngứa ngát cùng một số triệu chứng khó chịu khác từ bệnh viêm mũi dị ứng.

xong mui tri viem mui di ung
Xông mũi trị viêm mũi dị ứng với nước lá lốt để loại bỏ nhanh các triệu chứng khó chịu

Các tài liệu về Y học cổ truyền cũng cho biết, lá lốt có tính ấm, có thể kháng khuẩn, tiêu thũng, chỉ thống hiệu quả. Đồng thời, chúng còn có khả năng tăng cường lưu thông máu đến vùng mũi xoang đang bị tổn thương ở niêm mạc mũi nhanh được chữa lành. 

Để điều trị viêm mũi dị ứng, lá lốt còn được sử dụng theo nhiều hình thức. Tuy nhiên biện pháp nổi bật nhất vẫn là xông hơi, vì đây là cách đơn giản và cho hiệu quả nhanh chóng.

Nguyên liệu:

  • 1 chiếc khăn tắm to hoặc chăn mỏng. 
  • Chuẩn bị 1 nắm khoảng 10 lá lốt tươi.
  • 1 lít nước.

Cách thực hiện:

  • Mang lá lốt đi rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để cho ráo nước.
  • Bắc nồi lên bếp, cho vào 1 lít nước đun sôi trước khi cho lá lốt vào.
  • Đun tới khi nồi sôi đều trở lại thì tiến hành vặn lửa nhỏ để đun thêm 10 phút nữa. Việc làm này sẽ giúp các hoạt chất có trong lá lốt hòa tan hết vào nước. 
  • Vệ sinh mũi sạch với nước muối sinh lý rồi xông hơi để mang lại hiệu quả tốt. 
  • Để giảm triệu chứng của bệnh, mỗi ngày hãy xông hơi mũi với lá lốt 1 lần, mỗi lần khoảng 10 phút là được. Khi xông bạn cần trùm khăn/chăn kín đầu nhằm giữ cho nước nóng lâu và không bị thất thoát các tinh chất có trong lá lốt. 
  • Sau đó, hãy xì nhẹ để đẩy hết dịch nhầy ứ đọng trong khoang mũi ra ngoài để giúp đường thở thông thoáng và dễ chịu hơn. 

Xông mũi với nước cây giao

Thêm một bài thuốc xông mũi trị viêm mũi dị ứng được nhiều bệnh nhân truyền tai nhau áp dụng đó là sử dụng cây giao. Loại cây này còn được gọi là cây xương cá, càng cua. Cành của cây thường được sử dụng để nấu nước xông nhờ có tác dụng tiêu viêm, giảm nghẹt mũi, đau nhức mũi.

xong mui tri viem mui di ung
Xông mũi với nước cây giao

Nguyên liệu:

  • 1 tờ lịch cứng khổ lớn.
  • 15 đốt giao.
  • Ấm lớn chuyên dùng để nấu cành giao.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch cành giao, cắt thành những đoạn ngắn và tránh để nhựa cây bắn vào mắt.
  • Bỏ dược liệu vào trong ấm, đổ ngập nước rồi tiến hành đun sôi trong 5 phút.
  • Cuốn tờ lịch cứng lại thành ống tròn có 1 đầu to bằng miệng vòi ấm, 1 đầu nhỏ hơn bằng quả vải để thuận tiện cho việc xông mũi. 
  • Đặt đầu to của ống giấy tờ lịch vào vòi ấm, đưa mũi lại gần đầu còn lại.
  • Lần lượt xông đều 2 bên mũi, mỗi bên xông khoảng 10 phút.
  • Nếu trong quá trình xông mà thấy hơi nước bốc lên quá mạnh thì nên đưa mũi ra xa, đồng thời vặn nhỏ lửa lại để tránh bị bỏng và làm tổn thương niêm mạc mũi. 

Giảm nghẹt mũi với bài xông mũi trị viêm mũi dị ứng từ lá trầu không

Cách xông mũi trị viêm mũi dị ứng từ lá trầu không cực kỳ lành tính nên có thể áp dụng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Được biết, trong lá trầu không có chứa hàm lượng lớn tinh dầu cùng một số hoạt chất có tác dụng tương tự như thuốc kháng sinh. Vì vậy, thảo dược có thể mang tới khả năng loại bỏ vi khuẩn gây viêm mũi dị ứng, giảm tình trạng sưng đỏ niêm mạc mũi, làm giảm các cơn đau nhức hay cảm giác ngứa ngáy khó chịu do viêm mũi gây nên. 

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá trầu không to.
  • Khăn khổ lớn.
  • Ấm hoặc nồi nấu nước để đun.
xong mui tri viem mui di ung
Giảm nghẹt mũi với bài xông mũi trị viêm mũi dị ứng từ lá trầu không

Cách thực hiện:

  • Đem lá trầu không đi rửa qua 2 – 3 lần nước cho hết bụi bẩn, sau đó vò cho nát. 
  • Bỏ lá vào ấm/nồi đun với khoảng 2 lít nước. 
  • Đun sôi đến khi thấy nước chuyển qua màu xanh vàng thì tắt bếp. 
  • Đặt nồi nước trước mặt, trùm khăn kín đầu rồi cúi mặt xuống để hơi nước dễ dàng đi vào sâu bên trong mũi. 
  • Để đạt được hiệu quả tốt, bạn nên xông mũi với lá trầu không mỗi tuần 3 lần, mỗi lần xông từ 10 – 15 phút. 

Xem thêm

Hết nghẹt mũi với bài thuốc xông mũi từ tỏi tươi

Tỏi là nguyên liệu giúp tạo nên những món ăn thơm ngon, dậy mùi. Bên cạnh đó chúng cũng là vị thuốc dân gian quen thuộc được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị viêm mũi dị ứng của y học cổ truyền. Được biết, tỏi có khả năng sát trùng, tiêu thũng và hỗ trợ cải thiện những triệu chứng khó chịu do viêm mũi dị ứng gây nên. 

Trong y học hiện đại, người ta lại xem tỏi như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên vì có chứa hàm lượng allicin phong phú. Nhờ đó mà thảo dược có thể giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng xoang cũng như chống lại phản ứng sưng viêm tại niêm mạc mũi. 

Nguyên liệu:

  • Chuẩn bị khoảng 5 đến 6 tép tỏi tươi.
  • 1 cái khăn tắm khổ lớn để tiện cho việc xông mũi trị viêm mũi dị ứng.
xong mui tri viem mui di ung
Hết nghẹt mũi với bài thuốc xông mũi từ tỏi tươi

Cách thực hiện:

  • Sau khi bỏ vỏ, bạn cho tỏi vào cối giã nát.
  • Bỏ tỏi đã giã vào nồi nấu chung với 2 lít nước, đun sôi thật kỹ trong vòng 7 – 10 phút.
  • Gạn nước tỏi ra một chiếc thau nhỏ rồi đưa mặt lại gần. 
  • Lấy khăn tắm đã chuẩn bị trùm kín đầu sao cho hơi nước không thoát ra ngoài. 
  • Hít thở thật sâu và nhịp nhàng để đưa hơi nước có chứa chất kháng sinh tự nhiên từ tỏi vào mũi. 
  • Xông mũi trong 15 phút, nước mũi sẽ được làm loãng và bạn có thể hì chúng ra ngoài. 
  • Nên áp dụng đều đặn mỗi ngày 1 lần để giúp cải thiện đáng kể tình trạng nghẹt mũi, đau nhức mũi do viêm mũi dị ứng gây nên. 

Bài thuốc xông mũi từ lá bạc hà trị viêm mũi dị ứng

Lá bạc hà thường được ứng dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian trị bệnh tai mũi họng, bao gồm cả tình trạng viêm họng, viêm xoang và cả viêm mũi dị ứng. Sở dĩ, bạc hà có khả năng này là nhờ trong bảng thành phần của chúng có chứa nhiều menthol – một chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau và làm thông đường thở. 

Mặt khác, thảo dược này còn cung cấp hoạt chất methyl acetate có khả năng giúp thư giãn thần kinh, giảm tình trạng đau nhức đầu, để giúp người bệnh ngủ ngon giấc. Nếu thường xuyên sử dụng loại thảo dược này, người bệnh có thể đẩy lùi hiệu quả các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng một cách an toàn. 

Nguyên liệu:

  • 10 ngọn bạc hà.
  • Nếu không có các bạn cũng có thể chuẩn bị tinh dầu bạc hà nguyên chất. 
xong mui tri viem mui di ung
Bài thuốc xông mũi từ lá bạc hà trị viêm mũi dị ứng

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá bạc hà, mang đun sôi kỹ với 2 lít nước.
  • Dùng nước vừa nấu để xông mũi kết hợp với việc hít thở sâu trong vòng 10 phút.
  • Nếu sử dụng tinh dầu bạc hà, bạn chỉ cần đun sôi nước rồi nhỏ vài giọt tinh dầu vào để xông mũi.
  • Kiên trì áp dụng biện pháp xông mũi với lá bạc hà – tinh dầu bạc hà mỗi ngày 1 lần cho tới khi các triệu chứng chấm dứt hẳn. 

Xem thêm

Cần lưu ý gì khi xông hơi trị viêm mũi dị ứng?

Các bài xông hơi được chia sẻ phía trên vừa có thể áp dụng cho các bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng, vừa có thể điều trị bệnh viêm xoang hiệu quả. Tuy nhiên, vì là những phương pháp dân gian từ tự nhiên nên cần kiên trì thực hiện mới mang lại kết quả rõ rệt. Dưới đây là một số những lưu ý cụ thể mà người bệnh cần biết để giúp loại bỏ triệu chứng của bệnh nhanh chóng. 

  • Lưu ý, các phương pháp xông mũi trị viêm mũi dị ứng bằng thảo dược chỉ có tác dụng cho những trường hợp có triệu chứng nhẹ. Các bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế, thầy thuốc trước khi áp dụng các mẹo dân gian để đảm bảo an toàn. 
  • Lựa chọn các nguyên liệu sạch, rửa kỹ trước khi xông hơi với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn tránh làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị.
  • Cần vệ sinh mũi bằng nước muối trước khi xông hơi để mang lại kết quả trị liệu tốt hơn.
  • Hãy để mặt cách nồi xông từ 20 – 30cm nhằm tránh gây nóng rát, bỏng da mặt. 
  • Các bạn nên chuẩn bị một chiếc khăn tay để lau nước mũi chảy ra hoặc có thể xì mũi để cách dịch nhầy chảy ra hết. Tuy nhiên nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi. 
  • Kiên trì áp dụng các biện pháp xông hơi mới mang lại công dụng chữa bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính tốt. 
xong mui tri viem mui di ung
Cần kiên trì áp dụng các bài thuốc xông mũi

Tóm lại, các cách xông mũi trị viêm mũi dị ứng rất đa dạng nhưng để đạt được kết quả tốt các bạn cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài. Bên cạnh đó, hãy tới thăm khám bác sĩ thường xuyên và xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây hại để hạn chế tình trạng tái phát bệnh. 

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *