ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA

Đau dây thần kinh tọa là nỗi ám ảnh của rất nhiều người đi kèm với các triệu chứng đau nhức khó chịu chạy từ phần thấp của cột sống, chạy qua hông và mông rồi lan rộng xuống chân, đầu các ngón chân. Vậy đau dây thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, phòng ngừa ra sao? Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây:

Định nghĩa

Đau dây thần kinh tọa (tên tiếng anh: Sciatica pain) là cơn đau của dây thần kinh tọa chạy dọc từ trên xuống dưới, tính từ cổ xuống lưng qua hông, mông và đến cuối cùng là những ngón chân. Thông thường, đau dây thần kinh tọa sẽ khiến cho một nửa cơ thể luôn trong trạng thái đau nhức hoặc thỉnh thoảng có các triệu chứng tê liệt, khó vận động. 

Nguyên Nhân

Nguyên nhân đau dây thần kinh tọa chủ yếu là do thoát vị đĩa đệm ở cột sống hoặc do các gai xương trên đốt sống phát triển quá mức. Bên cạnh đó, một số ít là do dây thần kinh bị chèn ép bởi khối u nào đó, hoặc bị chịu ảnh hưởng một số bệnh lý khác. 

Vậy những yếu tố, nguyên nhân nào gia tăng khả năng đau dây thần kinh tọa:

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao thì cột sống theo thời gian cũng có những thay đổi theo hướng xấu. Cụ thể là dấu hiệu thoát vị đĩa đệm, gai cột sống,..Đây là những nguyên nhân chính khiến dây thần kinh tọa bị chèn ép và biểu hiện ra các triệu chứng đau nhức.
  • Béo phì: Hầu hết với những người có cân nặng quá cỡ so với người bình thường thì nguy cơ dây thần kinh tọa bị chèn ép càng cao. 

Béo phì l;à nguyên nhân hàng đầu gây đau dây thần kinh tọa
Béo phì l;à nguyên nhân hàng đầu gây đau dây thần kinh tọa

  • Nghề nghiệp: Với những người có tính chất công việc luôn phải mang vác quá nhiều, hoặc vận động quá mạnh, lái xe đường dài,..có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau dây thần kinh tọa. Riêng với những người ngồi trong thời gian dài, ít vận động cũng khó lòng tránh khỏi.
  • Bệnh đái tháo đường: Đây là bệnh tác động nhiều đến cách cơ thể hoạt động do sử dụng đường trong máu không ổn định, gia tăng tổn thương thần kinh ngoại biên.

Triệu chứng

Triệu chứng đau dây thần kinh tọa biểu hiện rõ ràng nhất mà người bệnh có thể cảm nhận được như sau:

Triệu chứng đau dây thần kinh tọa
Triệu chứng đau dây thần kinh tọa

  • Đau cột sống thắt lưng lan xuống mặt ngoài của đùi, cẳng chân, mắt cá ngoài và tận từng ngón chân.
  • Xét theo biểu hiện lâm sàng: cơn đau xuất phát từ L4 lan xuống khoeo chân; nếu xuất phát từ L5 cơn đau lan hết mu bàn chân đến ngón cái, ngược lại nếu tổn thương l5 đau xuyên trong lòng bàn chân sẽ lan tỏa hết cả ngón út.
  • Đau cột sống ở phần dưới thắt lưng xuống mông và sau chân, người bệnh sẽ luôn có cảm giác đau nhức khó chịu từ lưng thấp đến mông và ngay sau bắp đùi chân. 

Tùy trường hợp nặng hay nhẹ mà người bệnh cảm nhận cơn đau khác nhau, từ đau nhẹ đến đau dữ dội, cũng có thể đau nhói từng đợt. Ngoài ra, người bệnh có thể bị tê, yếu cơ hoặc ngứa ran ở chân, hoặc bàn chân bị ảnh hưởng.

Đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không?

Đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không là câu hỏi băn khoăn của khá nhiều người bệnh hiện nay. Theo các bác sĩ chuyên khoa, đau dây thần kinh tọa không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên những biến chứng mà nó gây ra khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, chức năng vận động bị suy giảm. 

Người bệnh bị đau dây thần kinh có thể xuất hiện những cơn đau liên tục và kéo dài. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt và làm việc, trường hợp nặng hơn sẽ khiến các hệ cơ yếu, tê liệt hoặc nguy hiểm là mất cảm giác do dây thần kinh tổn thương vĩnh viễn. 

Chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh đau dây thần kinh tọa, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm ngay khi cơn đau trở nên nghiêm trọng:

  • Chụp X-quang: Với phương pháp này, bác sĩ có thể phát hiện được những thay đổi của các gai xương ở cột sống đang chèn ép lên dây thần kinh.
  • Chụp MRI: Phương pháp này mô phỏng chi tiết hình ảnh của xương và các mô mềm, điều này giúp bác sĩ biết được tình trạng bệnh đang diễn ra ở mức độ nào.  
  • Chụp CT: Với phương pháp này, người bệnh có thể được tiêm thuốc cản quang vào ống sống, nhờ đó mà có thể chụp hình ảnh để xem xét đánh giá một cách dễ dàng hơn. 
  • Điện cơ ký (EMG): Thử nghiệm này giúp bác sĩ xác định xem dây thần kinh của bạn có đang bị chèn ép do thoát vị đĩa đệm hay hẹp ống sống không.

Biện pháp điều trị

Đau thần kinh tọa có chữa khỏi được không?  - Các chuyên gia khẳng định, bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, cũng như điều trị đúng nguyên nhân gây bệnh và đúng phương pháp. Vì vậy, người bệnh khi thấy có các triệu chứng tương tự nên chủ động thăm khám và kiểm tra, cũng như lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. 

Hiện nay có khá nhiều cách để điều trị đau dây thần kinh tọa mà bạn có thể tham khảo, tùy vào mức độ nặng nhẹ mà bạn chọn lựa cách chữa phù hợp. Dưới đây là những cách chữa đau dây thần kinh tọa phổ biến được người bệnh lựa chọn nhất:

Mẹo dân gian chữa đau thần kinh tọa

Chữa đau dây thần kinh bằng các mẹo dân gian được nhiều người bệnh lựa chọn vì tính dễ làm, an toàn, hiệu quả mà nó mang lại. Một trong số đó có thể kể đến các mẹo dân gian như chườm lạnh, ngâm chân, chườm nóng, dùng các cây lá thuốc nam,...

Hầu hết các mẹo dân gian này rất dễ thực hiện, tuy nhiên đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện đều đặn mới cảm nhận được hiệu quả mà nó mang lại. 

Ngâm chân giảm đau thần kinh tọa

Ngâm chân bằng muối gừng giúp gân cốt thư giãn, khí huyết lưu thông, cải thiện tình trạng đau nhức do đau thần kinh tọa. Đây là mẹo rất hay, vừa dễ làm lại vừa tiết kiệm cho người bệnh. 

Chườm lạnh

Chườm lạnh cũng được xem là một mẹo giúp giảm đau thần kinh tọa khá hiệu quả. Cụ thể, với cách này sẽ khiến các dây thần kinh bị tê liệt từ đó mất đi cảm giác đau nhức. 

Chườm nóng

Với mẹo này, người bệnh có thể chườm nóng bằng lá lốt, hoặc lá ngải cứu lên vị trí đau nhức 2 lần/ ngày. Nhờ đó mà người bệnh sẽ cảm giác dễ chịu, không còn bị đau nhức do bị thần kinh tọa.

Cây cỏ xước

Sử dụng cỏ xước là một trong những cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà đơn giản giúp cải thiện tình trạng bệnh. Theo y học cổ truyền, cây cỏ tranh có tính mát, vị chua chua, được gọi là kinh Can và Thận. Loại thảo dược này có tác dụng dưỡng huyết, dưỡng gan thận, phá ứ, thanh nhiệt, thông tiểu, mạnh gân cốt, giảm đau, tăng cường hệ thống miễn dịch, củng cố mạch máu, tăng lưu lượng máu và giảm đau,... Ngoài ra loại thảo dược này còn có tác dụng cải thiện sức khỏe và chức năng của xương.

  • Cách 1: Uống nước sắc cỏ xước, rửa sạch và sấy khô rồi sắc kĩ 300g cỏ xước với 1 lít nước. Lọc lấy nước thuốc rồi kiên trì uống ít nhất 7 ngày để cải thiện cơn đau.
  • Cách 2: Kết hợp cỏ xước với các vị thuốc khác như rau má, trinh nữ, xích hoa đồng nam, mò hoa trắng, lá lốt. Rửa sạch nguyên liệu và sắc với 1 lít nước sau đó để 30 phút rồi lọc lấy nước thuốc, không dùng bã, chia đều nước thuốc ra thành 3 phần để uống trong 1 ngày, kiên trì uống liên tục trong 10 ngày.

Điều trị đau dây thần kinh tọa bằng tây y

Để chống viêm và làm giảm các cơn đau do dây thần kinh tọa gây ra, bác sĩ có thể kê các loại thuốc như: 

  • Thuốc trị giảm đau thông thường Paracetamol: Paracetamol (Acetaminophen) là thuốc giảm đau thông thường phù hợp với các bệnh nhân đang trong thời gian đầu điều trị đau thần kinh tọa khi bệnh nhân xuất hiện các cơn đau ở mức độ từ nhẹ đến vừa.
  • Thuốc chữa đau thần kinh tọa hiệu quả dạng chống viêm không steroid (NSAID): Nhóm thuốc NSAID có tác dụng mạnh hơn so với thuốc Paracetamol nên được chỉ định dùng cho đối tượng bị đau thần kinh tọa ở mức độ vừa, khi cơn đau kèm theo một vài biểu hiện viêm và không đáp ứng với Paracetamol. Người bệnh sẽ cảm thấy giảm đau và giảm cảm giác khó chịu khi sử dụng thuốc chống viêm không steroid.
  • Thuốc giảm đau gây nghiện (Opioids): Nhờ liên kết với những thụ thể Opioid ở hệ thần thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên và đường tiêu hóa, nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau hiệu quả đối với những trường hợp có cơn đau từ trung bình đến nặng.
  • Thuốc giảm đau thần kinh: Thuốc giảm đau thần kinh (Gabapentin) thường được kết hợp với thuốc giảm đau gây nghiện (Opioids) để tăng hiệu quả giảm đau do dây thần kinh bị chèn ép. Ngoài ra thuốc giảm đau thần kinh còn có tác dụng hiệu quả trong phòng ngừa và kiểm soát hội chứng động kinh, chân không yên.
  • ….

Tuy nhiên, do thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chính gây đau thần kinh tọa nên nếu chỉ phụ thuộc vào thuốc giảm đau, bệnh vẫn sẽ tái phát như thường. Chưa kể dùng thuốc giảm đau trong thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động của lục phủ ngũ tạng trong cơ thể. 

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp được chỉ định khi bệnh đã có những biến chứng xấu như: cơ yếu đi đáng kể khiến người bệnh vận động bất tiện, ruột - bàng quang mất khả năng kiểm soát. lúc này bác sĩ sẽ chủ động can thiệp để loại bỏ nguyên nhân khiến dây thần kinh tọa bị chèn ép như khối u, gai cột sống…

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là cách chữa thường được kết hợp với các bài thuốc để hỗ trợ hiệu quả điều trị bệnh một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Thông thường các bài tập vật lý trị liệu dành cho đau dây thần kinh tọa đều có công dụng điều chỉnh vị trí cột sống. Hơn hết, điều này còn giúp cho các cơ xương khớp được phục hồi chức năng hoạt động và hạn chế bệnh diễn tiến xấu trong tương lai. 

Bài thuốc chữa đau dây thần kinh tọa bằng đông y

Theo Đông Y, đau dây thần kinh tọa chủ yếu do phong, hàn, thấp, nhiệt xâm nhập vào cơ thể ngay lúc can thận suy giảm chức năng hoạt động khiến tắc nghẽn khí huyết, ứ trệ kinh lạc gây ra tình trạng viêm, đau nhức. Hoặc do chấn thương cột sống chèn ép lên dây thần kinh khiến kinh mạch tắc, khí huyết ứ đọng. 

Theo đó bài thuốc Đông Y ứng dụng nguyên tắc điều trị căn nguyên gây bệnh từ sâu bên trong, nhờ đó mà đẩy lùi triệu chứng ngăn ngừa bệnh tái phát. Hơn hết, những bài thuốc này đều sử dụng thảo dược lành tính nên không gây tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh. 

Cách phòng ngừa

Đau dây thần kinh tọa mặc dù không phải là bệnh khó chữa, tuy nhiên khả năng tái phát lại rất cao. Vì vậy dù bệnh đã được chữa khỏi thì bạn cũng không được chủ quan, thay vào đó nên thực hiện phòng ngừa bệnh như sau:

  • Rèn luyện sức khỏe: Bằng cách tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn có một cơ thể mạnh khỏe, rắn chắc, giúp cho các cơ hoạt động có liên kết mật thiết thích hợp.
  • Bồi bổ cơ thể bằng những thực phẩm tốt cho cơ xương khớp: Hiện nay có nhiều loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất thiết yếu như canxi, omega,...mà bạn có thể chọn lựa. Để tối ưu hơn, bạn nên chủ động lập kế hoạch ăn uống dinh dưỡng theo ngày, tuần, tháng. 
  • Thay đổi tư thế ngồi làm việc phù hợp. Nếu bạn không để ý thì tư thế ngồi khi làm việc ảnh hưởng nhiều đến cột sống. Vì vậy bạn có thể đặt gối từ sau lưng nhằm đảm bảo độ cong giúp lưng luôn thẳng. 
  • Trong quá trình sinh hoạt và làm việc, bạn nên chuyển động cơ thể thường xuyên tránh tình trạng giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài. 

Trên đây là toàn bộ nội dung về bệnh đau dây thần kinh tọa, hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả. Đặc biệt, để ngăn ngừa bệnh quay trở lại bạn nên thực hiện chế độ sống và làm việc khoa học, lành mạnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyên khoa

Triệu chứng

Gửi câu hỏi tư vấn