Polyp Cổ Tử Cung

Polyp cổ tử cung là hiện tượng bên trong lòng tử cung của nữ giới có xuất hiện những khối u nhỏ. Ban đầu những khối u này là lành tính. Tuy nhiên nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Bài viết dưới đây sẽ cùng người bệnh tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Bệnh polyp cổ tử cung là gì?

Polyp cổ tử cung là sự phát triển quá mức của lớp tuyến và mô đệm bên trong nội mạc tử cung. Khối polyp có hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước từ vài mm đến vài cm, được gắn vào nội mạc tử cung bằng một cuống mỏng. Trong tử cung của người phụ nữ có thể có một hoặc nhiều khối polyp.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, hầu hết các trường hợp bị polyp cổ tử cung đều là lành tính. Tuy nhiên các hạt polyp này rất nhạy cảm nên dễ chảy máu. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như: Chảy máu âm đạo sau mãn kinh, chảy máu bất thường sau khi quan hệ, ra nhiều khí hư, khó thụ thai, polyp tiền ung thư.

Vì vậy ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu bất thường của âm đạo, nữ giới cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và xác định nguyên nhân. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Polyp cổ tử cung là sự hình thành cục u bên trong nội mạc tử cung
Polyp cổ tử cung là sự hình thành cục u bên trong nội mạc tử cung

Nguyên nhân polyp cổ tử cung

Hiện nay nguyên nhân chính gây ra tình trạng polyp cổ tử cung vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên có vài yếu tố làm tăng nguy cơ bị polyp cổ tử cung, bao gồm:

  • Do nồng độ estrogen trong cơ thể quá cao, kích thích tăng trưởng các tế bào của thành tử cung và hình thành nên các hạt polyp.
  • Do mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm hộ, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc cổ tử cung....
  • Do tắc nghẽn mạch máu khiến thành nội mạc tử cung dày lên và hình thành các hạt polyp. 
  • Do người bệnh từng thực hiện phá thai không an toàn, gây viêm nội mạc dẫn đến polyp tử cung.
  • Do phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh hoặc tiền mãn kinh.
  • Phụ nữ bị thừa cân béo phì, huyết áp cao.
  • Phụ nữ đang bị mắc hội chứng Lynch hoặc hội chứng Cowden.
  • Người bệnh đang dùng Tamoxifen để điều trị ung thư vú. 

Triệu chứng polyp cổ tử cung

Người bệnh bị polyp cổ tử cung sẽ có những triệu chứng như sau: 

  • Rối loạn kinh nguyệt kéo dài, gây rong kinh, chậm kinh hoặc vô kinh.
  • Chảy máu âm đạo bất thường, có thể chảy máu ở giữa chu kỳ, sau khi thụt rửa âm đạo, sau khi quan hệ tình dục hoặc sau khi đã mãn kinh.
  • Xuất hiện nhiều khí hư, dịch tiết âm đạo màu trắng hoặc màu vàng.
  • Khó thụ thai, vợ chồng đã kết hôn nhiều năm nhưng chưa có con.

Tác hại của polyp cổ tử cung

Polyp tử cung nếu không được phát hiện và điều trị từ sớm sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực sau:

  • Tăng tiết khí hư âm đạo, gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm hộ, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, nấm âm đạo,...
  • Tăng nguy cơ bị (PCOS) - hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Phụ nữ mang thai bị polyp tử cung sẽ làm tăng nguy cơ bị sảy thai, sinh non.
  • Xuất huyết âm đạo quá nhiều gây thiếu máu mạn tính.
  • Polyp lòng tử cung dẫn đến viêm nhiễm, hoại tử, làm tăng nguy cơ bị ung thư tử cung và ung thư cổ tử cung.
  • Polyp kích thước quá lớn sẽ gây cản trở tinh trùng gặp trứng để thụ tinh, dẫn đến vô sinh hiếm muộn ở nữ giới.

Biện pháp chẩn đoán bệnh polyp tử cung

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chẩn đoán polyp cổ tử cung, bao gồm các thủ thuật sau:

  • Siêu âm âm đạo: Sóng siêu âm giúp quan sát được hình ảnh của khối polyp bên trong tử cung.
  • Siêu âm bơm buồng tử cung: Tiến hành bơm nước muối vô trùng vào buồng tử cung. Tử cung mở rộng và cung cấp hình ảnh của những khối u bằng ở bên trong khoang tử cung.
  • Nội soi buồng tử cung: Bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng để đi vào âm đạo và quan sát bên trong tử cung.
  • Sinh thiết nội mạc tử cung: Bác sĩ dùng ống hút để lấy mẫu ở thành tử cung, mang đi xét nghiệm để xem có gì bất thường không.
  • Nạo buồng tử cung: Thủ thuật này vừa để chẩn đoán, vừa để điều trị polyp tử cung. Bác sĩ dùng một dụng cụ cầm tay bằng kim loại để thu thập mảnh mô bên trong tử cung. Mẫu được gửi đến phòng thí nghiệm để xác định xem có tế bào ung thư hay không.

Điều trị polyp tử cung

Polyp tử cung không thể tự mất đi nên cần phải có biện pháp can thiệp y khoa. Người bệnh sẽ được chỉ định dùng nhóm nội tiết tố chứa progestin hoặc nhóm thuốc đồng vận hormone gonadotropin… để cải thiện các triệu chứng do polyp tử cung gây ra. 

Tuy nhiên, đây chỉ là cách chữa tạm thời, các triệu chứng sẽ tái phát khi người bệnh ngừng sử dụng thuốc. Do đó các bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên thực hiện điều trị ngoại khoa để mang lại hiệu quả cao hơn.

Dưới đây là quá trình điều trị polyp tử cung tại bệnh viện, người bệnh nên tham khảo:

Bác sĩ thăm khám và giải thích về quy trình thực hiện

Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ quyết định nên phẫu thuật bằng cách nào. Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp xử lý các khối polyp ở tử cung, bao gồm: 

  • Dùng vòng kẹp để loại bỏ khối polyp ở cổ tử cung.
  • Buộc chỉ phẫu thuật quanh chân polyp cổ tử cung  sau đó cắt bỏ chúng.
  • Xoắn chân polyp ở trên bề mặt cổ tử cung và tiến hành cắt bỏ.
  • Dao điện đốt chân, nitơ lỏng, dùng tia laze.

Trong trường hợp cắt bỏ khối polyp, bác sĩ sẽ thông báo quy trình và các bước cụ thể để người bệnh nắm rõ.

Tiến hành phẫu thuật

Quy trình phẫu thuật loại bỏ polyp cổ tử cung sẽ được tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Thực hiện xét nghiệm cần thiết, kiểm tra huyết áp, làm sạch ruột, gây mê, gây tê âm đạo.

Bước 2: 

  • Mở âm đạo bằng dụng cụ chuyên khoa giúp quan sát được khối polyp.
  • Dùng đầu dò đưa vào tử cung để cắt polyp buồng tử cung.
  • Dùng tia laser để phá hủy cuống polyp.
  • Nếu polyp có kích cỡ to sẽ dùng đến dao Leep để cắt phần chân cuống.
  • Phẫu thuật cắt tử cung nếu không thể cắt bỏ polyp.

Bước 3: Lấy các mảnh cắt ra ngoài.

Bước 4: Dùng bông gạc hoặc chất dính monsel để cầm máu.

Bước 5: Kiểm tra lại buồng tử cung xem có gì bất thường không, sau đó tiến hành sát khuẩn.

Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ khối polyp bằng phương pháp phù hợp
Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ khối polyp bằng phương pháp phù hợp

Chăm sóc sau điều trị

Sau khi phẫu thuật xong, người bệnh được đưa về phòng hồi sức. Tùy từng trường hợp sẽ phải ở lại bệnh viện thêm 1-2 ngày để theo dõi. Trường hợp không có gì đáng ngại sẽ được về luôn trong ngày. Polyp sau khi được cắt bỏ sẽ tiếp tục gửi tới phòng thí nghiệm để kiểm tra xem là u lành hay u ác tính.

Một số lưu ý sau khi điều trị u polyp cổ tử cung:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị dự phòng nhiễm khuẩn.
  • Kiêng quan hệ tình dục từ 4-6 tuần sau phẫu thuật theo lời dặn của bác sĩ.
  • Có chế độ ăn uống đa dạng, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng.
  • Mặc quần áo bằng chất liệu vải cotton thoáng mát.
  • Giữ gìn vệ sinh vùng kín cẩn thận tránh nhiễm trùng.
  • Tới tái khám sau 1 tháng điều trị bệnh. 

Sau khi điều trị polyp cổ tử cung nên ăn gì kiêng gì?

Để giúp bệnh nhanh được phục hồi và ngăn ngừa tái phát, người bệnh cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng của mình. Dưới đây là những loại thực phẩm bệnh nhân nên và không nên sử dụng:

Thực phẩm nên ăn:

  • Nên ăn nhiều thực phẩm giúp bổ sung estrogen thực vật như đậu tương, đậu váng và các loại rau xanh như súp lơ, cần tây,...
  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, bưởi, ổi, dứa, ớt chuông, cà chua, dưa chuột,...
  • Bổ sung nhiều khoáng chất cần thiết cho sức khỏe như kẽm, sắt và selenium nhằm bổ máu và tăng cường miễn dịch.
  • Nên dùng nhiều nước hoa quả, nước rau luộc.

Thực phẩm nên kiêng:

  • Người bệnh cần tránh dùng rượu bia, nước ngọt có gas, cà phê,... Do những loại đồ uống này dễ gây loãng máu, ảnh hưởng đến khả năng phục hồi.
  • Tránh sử dụng thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc. Vì nó chúng có chứa thành phần nicotine, tác động xấu đến vết thương gây ra tình trạng viêm nhiễm.
  • Không ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn vặt, đồ đóng hộp.
  • Hạn chế ăn thịt đỏ hoặc các loại thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng, thịt nguội, thịt chua,...
  • Không ăn thực phẩm chứa nhiều carbohydrate, mì chính, đu đủ xanh, gừng, hạt ý dĩ, rau sam, nha đam, sơn trà, mướp đắng, củ cải,... Vì những thực phẩm này không tốt cho hệ miễn dịch.

Một số câu hỏi liên quan

Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe này:

Polyp có phát triển thành ung thư không?

Có khoảng 5% người bị polyp cổ tử cung tiến triển thành ung thư hoặc tiền ung thư. Đặc biệt, nguy cơ phát triển thành bệnh ung thư sẽ cao hơn nếu người bệnh đã mãn kinh hoặc thường xuyên bị xuất huyết âm đạo nghiêm trọng.

Polyp cổ tử cung điều trị rồi có tái phát lại không?

Polyp cổ tử cung vẫn có thể tái phát sau khi người bệnh thực hiện cắt bỏ khối polyp. Bởi việc phẫu thuật chỉ có tác dụng loại bỏ khối polyp mọc lồi ra bên ngoài, phần bất thường bên trong vẫn có thể phát triển thành polyp nếu gặp điều kiện thuận lợi. Vì vậy nếu phụ nữ không điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa cẩn thận thì polyp vẫn sẽ hình thành.

Cắt bỏ polyp tử cung có gây đau không?

Cắt polyp tử cung là một thủ thuật đơn giản, an toàn, không gây đau và tỷ lệ thành công cao. Trong quá trình thực hiện phẫu thuật, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc gây mê và thuốc giảm đau.

Polyp tử cung có gây vô sinh hiếm muộn không?

Khi bị polyp cổ tử cung nếu không điều trị từ sớm sẽ làm tăng nguy cơ bị vô sinh, hiếm muộn. Do các khối polyp phát triển to, làm biến dạng tử cung, gây ảnh hưởng đến việc làm tổ của thai nhi. Ngoài ra, nếu người bệnh bị polyp khi đang mang thai cũng sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi.

Polyp cổ tử cung có thể tự khỏi mà không cần điều trị không? 

Polyp tử cung không thể tự khỏi ngay cả khi được dùng thuốc. Khối polyp chỉ được tiêu diệt khi có sự can thiệp phẫu thuật.

Cục polyp không thể tự khỏi mà cần có sự can thiệp y khoa
Cục polyp không thể tự khỏi mà cần có sự can thiệp y khoa

Phòng ngừa polyp ở tử cung

Hiện nay vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa polyp cổ tử cung. Tuy nhiên nữ giới vẫn có thể giảm thiểu nguy cơ bị bệnh thông qua những biện pháp sau: 

  • Thăm khám sức khỏe sinh sản định kỳ 6 tháng một lần để giúp sớm phát hiện những bất thường của cơ thể. Từ đó đưa ra được phương án điều trị kịp thời tránh gây biến chứng nguy hiểm.
  • Kiểm soát tốt huyết áp, duy trì huyết áp ở mức ổn định.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, đi ngủ sớm, không làm việc nặng nhọc, quá sức.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để tăng cường miễn dịch cho cơ thể. .
  • Hạn chế sử dụng đạm động vật, đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ muối chua, đồ ăn nhiều đường và các chất kích thích.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để duy trì mức cân nặng phù hợp, tránh thừa cân béo phì.

Trên đây là những thông tin về tình trạng polyp cổ tử cung. Hy vọng qua bài viết này người bệnh đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này và cách điều trị được áp dụng hiện nay. Khuyến cáo nữ giới nên lựa chọn các bệnh viện uy tín để được thực hiện điều trị polyp tử cung hiệu quả và an toàn.

Polyp cổ tử cung khi mang thai tuy không phổ biến nhưng là tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Để biết chính…

Xem chi tiết

Đốt polyp cổ tử cung là phương pháp được chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả điều trị triệt để polyp cổ tử cung. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết thông…

Xem chi tiết

Polyp cổ tử cung là bệnh lý thường gặp ở nữ giới, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Cho nên, khi phát hiện ra bệnh cần sớm được điều trị dứt điểm để…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *