Xuất Tinh Ra Máu

Xuất tinh ra máu là một trong những hiện tượng phổ biến mà nhiều nam giới đang gặp phải. Phần lớn các trường hợp xuất tinh có lẫn máu đều do các bệnh lý lành tính gây ra, nhưng đôi khi hiện tượng này cũng là dấu hiệu cảnh báo về một số bệnh ác tính và đặc biệt nguy hiểm ở những người trên 40 tuổi. Vậy xuất tinh kèm các sợi máu có nguy hiểm không, làm thế nào để điều trị hiệu quả? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Đỗ Minh Đường để giải đáp những vấn đề này. 

Xuất tinh ra máu là bệnh gì?

Tinh dịch chính là “sản phẩm” thuộc hệ sinh dục ở nam giới, chúng được sản xuất từ tinh hoàn và được nuôi dưỡng ở mào tinh. Trong khi quan hệ tình dục, các cơ này sẽ co lại để tạo lực đẩy tinh trùng ra bên ngoài. Trên đường tinh trùng còn tiếp nhận thêm một số chất từ ống dẫn tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt trước khi được phóng ra khỏi niệu đạo. 

Xuất tinh ra máu là hiện tượng tinh dịch có máu, có thể là các sợi máu tươi, máu loãng, máu cục, màu nâu thẫm, đỏ hồng thay vì máu trắng như bình thường. Triệu chứng này sẽ không gây đau đớn, khá lành tính, có giới hạn và phần lớn các trường hợp đều tự khỏi nhưng rất hay tái phát. 

Xuất tinh có lẫn máu không phải hiện tượng hiếm gặp và chúng có thể ảnh hưởng tới nam giới ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, thường thấy nhất vẫn là những nam giới từ 30 - 40 tuổi. Các nghiên cứu cũng chỉ ra, có 9/10 đàn ông đã từng gặp phải tình trạng tinh dịch có lẫn máu nhưng không kèm theo bất cứ triệu chứng bất thường nào khác. 

Một vài trong số đó không có biểu hiện cụ thể khi quan sát màu sắc tinh dịch mà chỉ khi tiến hành xét nghiệm chuyên khoa mới có thể phát hiện ra tinh dịch lẫn máu. Mặt dù là hiện tượng không đáng lo ngại nhưng nam giới không nên chủ quan, bởi vẫn có những trường hợp xuất tinh lẫn máu là dấu hiệu mắc bệnh lý nguy hiểm. 

Được biết, với những trường hợp tinh dịch có lẫn máu nhưng do yếu tố tác động từ bên ngoài như rách bao quy đầu, quan hệ mạnh bạo,... sẽ không được xem là xuất tinh ra máu. 

Nguyên nhân xuất tinh ra máu

Nguyên nhân gây ra tình trạng xuất tinh ra máu thường được chia thành 2 nhóm sau:

Xuất tinh ra máu nguyên phát

Với những trường hợp nguyên phát, sự hiện diện của máu trong tinh dịch là triệu chứng duy nhất xảy ra. Tức đã được loại trừ khả năng xuất hiện máu trong nước tiểu với mức độ đại thể hoặc vi thể. Kèm theo đó là điều kiện người bệnh đã được thăm khám và hoàn toàn không có bằng chứng cho thấy các bất thường ở cấu trúc hay chức năng hệ tiết niệu. Được biết, những trường hợp bị xuất tinh có lẫn máu sẽ không để lại di chứng nghiêm trọng. 

Xuất tinh ra máu thứ phát

Nguyên nhân gây nên tình trạng xuất tinh ra máu thứ phát sẽ được nhận biết trước đó hoặc đã biết rõ khi có nghi ngờ hoặc thông qua quá trình kiểm tra, xét nghiệm. Theo đó, các nguyên nhân thường là:

  • Do bị viêm, nhiễm khuẩn: Viêm nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng xuất tinh có lẫn máu khá phổ biến. Khi bị viêm, niêm mạc sẽ bị kích thích dẫn tới hiện tượng sung huyết, phù nề những ống - tuyến ở đường dẫn tinh trùng, túi tinh lẫn tuyến tiền liệt, niệu đạo, ụ núi,... nên khiến máu lẫn vào tinh dịch. Trong khi đó, tác nhân gây viêm là do chấn thương, nhiễm khuẩn, sỏi túi tinh hoặc calci hóa tiền liệt tuyến. Những dạng nhiễm khuẩn thường thấy nhất là enterobacteria, gram dương, chlamydia, trực khuẩn lao,... 
  • Tắc túi tinh, các nang túi tinh: Được hình thành do căng, giãn tí tinh lâu ngày làm đứt vỡ mạch máu dưới niêm mạc. 
  • Ung thư: Những đối tượng bị ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tinh hoàn, ung thư đường dẫn tinh, u lympho,... đều có nguy cơ cao tinh dịch khi xuất ra có kèm theo sợi máu. 
  • Giãn tĩnh mạch niệu đạo:  Trường hợp giãn tĩnh mạch niệu đạo, tinh dịch thường không có máu, người bệnh lúc này sẽ tiểu ra máu với lượng nhiều sau khi dương vật cương hoặc bị chảy máu ra ngoài niệu đạo sau khi cương dương mà vẫn chưa xuất tinh. 
  • Bệnh lý ảnh hưởng toàn thân: Chủ yếu là bệnh xơ gan, tăng huyết áp, rối loạn máu đông hay hemophilia,... 
  • Thủ thuật xâm lấn tại chỗ: Một số thủ thuật xâm lấn tại chỗ có thể khiến cánh mày râu bị xutas tinh ra máu như đặt dụng cụ niệu đạo, sinh thiết tuyến tiền liệt, chiếu xạ trong ung thư tuyến tiền liệt, sau thắt ống dẫn tinh, sau cắt tinh hoàn,... 

xuat tinh ra mau
Tình trạng trên có thể xuất hiện do một số thủ thuật xâm lấn tại chỗ

Triệu chứng xuất tinh ra máu

Biểu hiện xuất tinh ra máu thông thường đều khá dễ nhận biết nếu nam giới chú ý quan sát. Song, một số trường hợp phải thông qua thăm khám, kiểm tra chuyên khoa mới có thể phát hiện và chẩn đoán ra bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng xuất tinh ra máu điển hình mà bạn cần nắm rõ:

  • Nam giới cảm thấy đau mỗi khi xuất tinh, đau khi đi tiểu.
  • Tinh dịch khi xuất tinh ra có màu đỏ, màu hồng hoặc lẫn những sợi máu nhỏ li ti. 
  • Vùng tinh hoàn, bẹn, bìu có hiện tượng sưng tấy và đau đớn. 
  • Tiểu buốt, trong nước tiểu có lẫn máu, đau ở vùng bụng dưới, đau lưng.
  • Bị sốt, người mệt mỏi và không cảm thấy hứng thú khi quan hệ tình dục. 

Xuất tinh ra máu có nguy hiểm không?

Nam giới sẽ không khỏi lo lắng, hoang mang khi phát hiện trong tinh dịch của mình có lẫn máu. Vậy xuất tinh ra máu có nguy hiểm không? Theo các bác sĩ nam khoa, nam giới xuất tinh ra máu có thể đối diện với những vấn đề sau đây:

  • Ảnh hưởng tới đời sống tình dục: Nếu tình trạng xuất tinh kèm theo máu diễn ra thường xuyên sẽ khiến nam giới lo lắng, căng thẳng tâm lý. Từ đó dẫn tới tình trạng xuất tinh ngược vào bàng quang hoặc xuất tinh sớm, khiến nam giới không còn đủ tự tin khi “lâm trận”. 
  • Ảnh hưởng tới tâm lý: Như đã nói trên, xuất tinh có lẫn máu sẽ khiến nam giới dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng. Nghiêm trọng hơn là không dám quan hệ, lâu dần khiến người bệnh bị trầm cảm, lãnh cảm với chuyện “yêu”. 
  • Giảm chất lượng tinh trùng: Máu xuất hiện trong tinh dịch sẽ tạo điều kiện cho lượng bạch cầu trong máu tăng lên, làm tinh trùng bị suy giảm số lượng, độ di động hay hình thái bình thường. Khi tinh trùng bị suy giảm một cách đáng kể cũng đồng nghĩa với việc bạn khó có con, dễ bị vô sinh, hiếm muộn, con đường “tìm kiếm con” sẽ trở nên vô cùng gian nan. 
  • Viêm túi tinh: Bệnh viêm túi tinh là một trong những biến chứng làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, làm tăng nguy cơ vô sinh ở nam. Khi xuất tinh có lẫn máu lâu ngày sẽ gây ra tình trạng teo, nghẹt ống dẫn tinh, túi tinh từ đó gây viêm túi tinh. 
  • Tăng nguy cơ mắc ung thư: Mặc dù xuất tinh kèm theo máu khá lành tính và có thể chữa khỏi nhưng trong một số trường hợp vẫn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như mắc ung thư. Trong đó, chủ yếu là ung thư tinh hoàn, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đường dẫn tinh,... 

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Cánh mày râu bị xuất tinh ra máu cần tới gặp bác sĩ nếu có những nằm trong những trường hợp sau đây:

  • Trên 40 tuổi. 
  • Xuất tinh ra máu dai dẳng, lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Mắc các bệnh lý đi kèm ở các cơ quan khác. 
  • Xuất hiện các bất thường khi khám hệ niệu dục. 

xuat tinh ra mau
Đàn ông trên 40 tuổi nếu xuất tinh có lẫn máu thì cần thăm khám y tế ngay

Cách chẩn đoán

Muốn chẩn đoán tình trạng xuất tinh ra máu, trước hết bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng nhìn thấy được như tinh dịch có lẫn màu đỏ, hồng, nâu. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần tiến hành làm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và các biến chứng khác nếu có. Các xét nghiệm sẽ được tiến hành ở trường hợp này gồm có:

  • Siêu âm tinh hoàn để xác định tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh, viêm mào tinh hoàn,... 
  • Siêu âm ổ bụng giúp đưa ra đánh giá về tình trạng ở tuyến tiền liệt, gan, thận, bàng quang. 
  • Siêu âm qua trực tràng - kỹ thuật hữu hiệu trong việc chẩn đoán những bệnh lý ở túi tinh, tuyến tiền liệt như canxi hóa tuyến tiền liệt, nang túi tinh, nang ống phóng tinh, giãn túi tinh, sỏi túi tinh,... 
  • Chụp MRI vùng tiểu khung - kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có giá trị khi muốn thăm dò túi tinh, tuyến tiền liệt. Chụp MRI sẽ được chỉ định trong những trường hợp có nghi ngờ mắc bệnh lý khi siêu âm. 
  • Nội soi niệu đạo, bàng quang được tiến hành cho những trường hợp có nghi ngờ giãn tĩnh mạch niệu đạo, xuất tinh ra máu không đáp ứng với điều trị nội khoa. 
  • Xét nghiệm nước tiểu giúp bác sĩ có thể đánh giá tình trạng viêm đường tiết niệu. 
  • Xét nghiệm tinh dịch để tìm vi khuẩn, tế bào ác tính. 
  • Xét nghiệm máu, nắm được công thức máu, tốc độ máu lắng, tình trạng chức năng đông máu cũng như xét nghiệm PSA để tìm kháng nguyên do tuyến tiền liệt tạo ra. Từ đó đánh giá chức năng tuyến tiền liệt và đưa ra kết luận.

Đương nhiên không phải tất cả người bệnh đều được chỉ định thực hiện tất cả những xét nghiệm nêu trên. Dựa trên quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng cụ thể, thời gian mắc bệnh, tuổi tác, các dấu hiệu đi kèm để định hướng nguyên nhân, đưa ra chỉ định xét nghiệm phù hợp nhằm tìm ra nguyên nhân chính xác. Từ đó giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả cao. 

Cách điều trị xuất tinh ra máu hiệu quả

Từ những thông tin chia sẻ phía trên chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy, phần lớn những trường hợp bị xuất tinh có lẫn máu là lành tính và có thể chữa khỏi. Nhưng nếu không điều trị sớm, kịp thời, người bệnh vẫn có nguy cơ cao phải đối diện với những biến chứng khó lường và nguy hiểm. Một trong số đó chính là tình trạng vô sinh, hiếm muộn nên nam giới ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường nên chủ động tới cơ sở y tế thăm khám. 

Việc tìm ra nguyên nhân sẽ giúp bạn tìm ra biện pháp điều trị phù hợp, hạn chế tối đa nguy cơ hình thành biến chứng nghiêm trọng. Do có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng xuất tinh có lẫn máu nên tùy theo từng yếu tố gây bệnh cụ thể, bệnh nhân sẽ được bác sĩ lên phác đồ điều trị riêng biệt. 

  • Với những đối tượng xuất phát từ nguyên do viêm nhiễm, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh kết hợp với thuốc chống viêm theo chỉ định. Phương pháp này nhằm làm giảm tình trạng viêm nhiễm, giảm nhanh các triệu chứng đau buốt, khó chịu do bệnh gây ra. 
  • Nếu nguyên nhân là do ung thư, nam giới sẽ được chỉ định kết hợp điều trị nội khoa, ngoại khoa và trị xạ. 
  • Nguyên nhân do chấn thương sẽ tùy theo mức độ nghiêm trọng để quyết định có nên phẫu thuật để hạn chế ảnh hưởng tới chức năng sinh lý hay không. 

xuat tinh ra mau
Nam giới dùng thuốc trị bệnh theo chỉ định từ bác sĩ chuyên môn

Nhìn chung, với những nam giới còn trẻ tuổi, nếu không có bất cứ triệu chứng nào đi kèm hay có tiền sử từng mắc bệnh thì có thể tự khỏi mà không cần tiến hành điều trị. Song, nếu tình trạng tinh dịch có lẫn máu tái diễn nhiều lần thì bạn nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị sớm nhất có thể. 

Biện pháp phòng tránh xuất tinh ra máu 

Để phòng tránh nguy cơ bị xuất tinh ra máu, cánh mày râu cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh, chung thủy và tốt nhất nên sử dụng biện pháp an toàn như dùng bao cao su khi “lâm trận”.
  • Tránh quan hệ tình dục quá mạnh bạo hoặc thủ dâm quá nhiều lần, tốt nhất chỉ nên “tự xử” với tần suất 1 - 2 lần/tuần. 
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục mỗi ngày và đúng cách, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục. 
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc cường dương và chỉ dùng thuốc điều trị bệnh sinh lý khi có chỉ định - hướng dẫn từ bác sĩ chuyên môn. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, đảm bảo cung cấp đa dạng nguồn dinh dưỡng thiết yếu. Nên ưu tiên bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe sinh lý nam như hải sản, rau củ quả, trái cây có chứa nhiều khoáng chất, vitamin,... 
  • Có thói quen sinh hoạt hợp lý, khoa học, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn với những bài tập phù hợp để nâng cao sức khỏe, sức bền. Các bài tập tốt cho sinh lý nam có thể kể đến như bơi lội, đi bộ, đạp xe, kegel, yoga, chống đẩy,... 
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tích cực, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Biết cách cân bằng và sắp xếp thời gian hợp lý giữa công việc, học tập và các mối quan hệ để có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. 
  • Không dùng rượu bia, thuốc lá, ăn đồ ăn cay nóng hay đồ ăn nhiều dầu mỡ và tránh sử dụng các chất kích thích. 
  • Thăm khám sức khỏe nam khoa thường xuyên theo định kỳ được các chuyên gia nam khoa khuyến cáo. Đồng thời nên chủ động tới bệnh viện thăm khám ngay nếu thấy tinh dịch hoặc bộ phận sinh dục có những dấu hiệu bất thường. 
  • Bên cạnh đó, nam giới cũng nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín - nơi có chuyên khoa nam khoa riêng. Đồng thời phải có đội ngũ y - bác sĩ lành nghề, trang thiết bị máy móc hiện đại và đặc biệt là phải có giấy phép kinh doanh. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ “tiền mất tật mang” cũng như tránh gây ra biến chứng trong quá trình điều trị. 

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề xuất tinh ra máu và biện pháp xử lý hiệu quả. Mặc dù không phải vấn đề sinh lý quá nghiêm trọng, tuy nhiên nam giới không nên chủ quan, đặc biệt là khi có các triệu chứng bất thường đi kèm. Mong rằng với những nội dung được chia sẻ, cánh mày râu sẽ biết cách chăm sóc bản thân thật tốt và luôn hài lòng với những lần “yêu”. 

Xuất tinh sớm có rất nhiều nguyên nhân và xuất tinh sớm do thủ dâm nhiều là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều nam giới phải đối mặt với tình trạng xuất…

Xem chi tiết

Liệt dương hoàn toàn đe dọa nghiêm trọng đến chất lượng đời sống tình dục cũng như khả năng sinh sản của nam giới. Theo ghi nhận, hiện bệnh lý này đang có xu hướng…

Xem chi tiết

Liệt dương khiến cuộc sống hôn nhân nguội lạnh, tình cảm vợ chồng rạn nứt và đe dọa khả năng sinh sản. Để việc điều trị liệt dương hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực…

Xem chi tiết

Xuất tinh sớm là vấn đề khá phổ biến ở nam giới hiện nay. Đây là một triệu chứng của tình trạng yếu sinh lý nam giới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh…

Xem chi tiết

Sau khi quan hệ tình dục, để tránh viêm nhiễm và mang thai ngoài ý muốn, việc làm sạch vùng kín là vô cùng cần thiết đối với cả nam và nữ. Vậy cách rửa…

Xem chi tiết

Cắt bao quy đầu là một thủ thuật phổ biến giúp nam giới điều trị một số vấn đề về sức khỏe và sinh lý. Tuy nhiên, nhiều nam giới sau khi cắt bao quy…

Xem chi tiết

Các loại thuốc cường dương Hàn Quốc luôn được tin tưởng sử dụng nhờ tính hiệu quả và độ an toàn cao. Trong trường hợp bạn đang phân vân không biết nên lựa chọn sản…

Xem chi tiết

Rễ cau từ lâu đã được biết đến như một vị thuốc quý giúp nâng cao khả năng sinh lý nam, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về nam khoa trong đó có liệt…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *