Phương Pháp Cấy Chỉ Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Hiệu Quả

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news
Đã được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ là phương pháp điều trị ngày càng được nhiều người biết đến và sử dụng. Phương pháp được nhận định có công dụng hiệu quả trong việc đẩy lùi các chứng đau nhức, tê mỏi. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ đưa ra các thông tin chi tiết về cách chữa này.

Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ là phương pháp gì?

Để điều trị tình trạng thoái hóa đốt sống cổ, hiện nay bệnh nhân có rất nhiều phương pháp. Trong đó, việc cấy chỉ để cải thiện bệnh tình là hướng điều trị của không ít bệnh nhân. Có thể nói rằng, cấy chỉ là phương án cải tiến mới của kỹ thuật châm cứu chữa bệnh trong truyền thống. Cách chữa này áp dụng khoa học hiện đại vào liệu trình điều trị cho bệnh nhân.

Cách cấy chỉ còn được gọi là chôn chỉ, nhu châm hoặc vùi chỉ. Phương pháp này sẽ dùng chỉ chuyên dụng trong phẫu thuật để cấy vào các huyệt vị của bệnh nhân. Chỉ sẽ tạo ra các kích thích để giúp bệnh nhân điều trị bệnh hiệu quả.

Người bệnh khi áp dụng phương pháp cấy chỉ vào cơ thể sẽ không cần sử dụng các loại thuốc. Người bệnh thực hiện liệu trình cấy chỉ mỗi lần cấy khoảng 10 tới 15 huyệt. Thực hiện cấy chỉ mỗi lần cách khoảng 15 ngày. Một liệu trình cấy chỉ của bệnh nhân thường kéo dài trong khoảng 3 đến 6 lần.

Ai có thể sử dụng phương pháp cấy chỉ?

Người bệnh cần chú ý, phương pháp cấy chỉ không phải tất cả mọi bệnh nhân đều có thể áp dụng. Những đối tượng bệnh nhân có thể sử dụng cách cấy chỉ chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ gồm:

  • Những bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ được bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa.
  • Người bệnh có các triệu chứng đau nhức đi kèm chứng rối loạn ở hệ thần kinh thực vật.
  • Bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống gây sức ép lớn lên các rễ thần kinh và tủy ở phần cổ.

Ngược lại, các trường hợp bệnh nhân sau không được phép thực hiện cách chữa bệnh bằng cấy chỉ:

  • Bệnh nhân có tiền sử bị chứng cao huyết áp, hoặc huyết áp của bệnh nhân thường không ổn định.
  • Bệnh nhân đang bị sốt cao, mắc các bệnh lý ngoài da hoặc người đổ mồ hôi liên tục.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai cũng không được sử dụng phương pháp cấy chỉ chữa bệnh thoái hóa đốt sống
  • Bệnh nhân bị đường huyết cao, bị đái tháo đường hoặc những trường hợp bị dị ứng với chỉ tự tiêu.

Cơ chế cấy chỉ điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Mặc dù là sự cải tiến của phương pháp châm cứu truyền thống như cấy chỉ vẫn có cơ chế hoạt động riêng biệt. Người bệnh trước khi cấy chỉ có thể tham khảo cơ chế của phương pháp này như sau:

Chỉ tự tiêu khi được đưa vào các vị trí huyệt đạo sẽ phát huy tác dụng tại huyệt theo suốt quá trình chỉ tự tiêu hoàn toàn. Chỉ cũng kích thích sản sinh các chất như: Adenosin, Beta Endorphin giúp bệnh nhân giảm đau hiệu quả, đồng thời phát huy khả năng kháng viêm. Bệnh sẽ được cải thiện khá tốt.

Đồng thời, chỉ cũng tác động tới các huyệt tương ứng trong cơ thể để cân bằng huyết áp. Đáp ứng miễn dịch được thay đổi và hệ thần kinh cũng được điều hòa. Người bệnh tăng cường lưu thông máu cũng như dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng hơn.

Ở vị trí cấy chỉ tự tiêu cũng như các vùng mô xung quanh, sẽ có quá trình chống viêm tại rễ thần kinh, tình trạng thoái hóa được ngăn chặn. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đốt sống cổ dễ chịu hơn rất nhiều.

Cho đến thời điểm hiện tại, phương pháp cấy chỉ được không ít bệnh nhân lựa chọn sử dụng kết hợp cùng các cách chữa bệnh khác. Quá trình điều trị thoái hóa đốt sống cổ từ đó rút ngắn thời gian và đạt hiệu quả đáng kể.

Phương pháp cấy chỉ tiến hành như thế nào?

So với châm cứu, phương pháp cấy chỉ có cách thực hiện phức tạp hơn. Thầy thuốc sẽ xác định chính xác các vị trí huyệt đạo và đưa chỉ vào đúng vị trí để kích thích huyệt đạo. Cụ thể cách thực hiện như sau:

  • Thầy thuốc lựa chọn chỉ tự tiêu catgut 4/0. Chỉ được cắt ngắn thành các đoạn có chiều dài từ 1 tới 1,5cm. Chỉ được luồn vào kim số 23.
  • Phương pháp xác định vị trí huyệt cần cấy chỉ tương tự như cách tìm huyệt trong phương pháp châm cứu. Vị trí cấy chỉ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý ở người bệnh cũng như vị trí bị thoái hóa.

Các vị trí huyệt đạo có thể cấy chỉ:

  • Nếu bệnh nhân bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ chèn ép cả mạch máu và dây thần kinh. Chỉ sẽ được cấy tại vị trí huyệt ở vai và đốt sống cổ gồm: Huyệt thiên trụ, giáp tích, huyệt kiên liêu và huyệt thiên tông.
  • Nếu bệnh nhân chỉ bị áp lực chèn ép dây thần kinh, dây thần kinh mặt trước phía ngoài cánh tay sẽ cấy thêm chỉ tại huyệt: Hợp cốc, huyệt kiên ngung, thủ tam lý và huyệt khúc trì. Dây thần kinh bị chèn ép phía sau cánh tay sẽ cấy chỉ tại huyệt: Thiếu hải, huyệt kiên trình và huyệt dương trì.

Ưu nhược điểm của phương pháp cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ

Biện pháp cấy chỉ để chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ là phương pháp điều trị bệnh an toàn, cải thiện tốt các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, biện pháp này cũng như nhiều cách điều trị khác vẫn có những ưu điểm và nhược điểm.

Người bệnh cần tìm hiểu kỹ lưỡng cách điều trị này trước khi áp dụng. Bệnh nhân có thể hiểu hơn về cách cấy chỉ qua các nhược điểm và ưu điểm như sau:

Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ có ưu điểm gì?

  • Phương pháp này khá tiết kiệm chi phí, thời gian và có thể phù hợp với phần lớn bệnh nhân.
  • Cách điều trị này sử dụng những biện pháp can thiện tích cực, giúp bệnh nhân giảm sưng đau, viêm tấy khá nhanh chóng.
  • Cấy chỉ là cách điều trị chứng thoái hóa tại đốt sống cổ chỉ tác động vào các huyệt đạo bị tổn thương giúp bệnh nhân làm chậm quá trình thoái hóa. Các huyệt đạo bình thường khác sẽ không bị tác động. Bên cạnh đó, hệ thần kinh của toàn bộ cơ thể cũng được nuôi dưỡng ổn định hơn.
  • Hệ tuần hoàn máu của người bệnh hoạt động hơn, tế bào thần kinh kích thích nuôi dưỡng và tăng cường hoạt động trao đổi chất. Cột sống người bệnh lấy lại sự đàn hồi tự nhiên.
  • Bệnh nhân khi bị mất ngủ, suy nhược cơ thể sẽ thấy thuyên giảm nhanh chóng khi cấy chỉ.
  • Ngoài ra, biện pháp này được nhận định khá phù hợp với các bệnh nhân cao tuổi, người bị teo cơ hoặc bị mắc di chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm.
cay chi chua thoai hoa dot song co
Ưu và nhược điểm của cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng cấy chỉ

Nhược điểm của cấy chỉ

  • Bệnh nhân có thể bị nhiễm khuẩn nếu thực hiện phương pháp tại các nơi khám chữa bệnh kém chất lượng, thiết bị không đạt chuẩn. Thầy thuốc kém tay nghề cùng với yêu cầu đảm bảo vệ sinh không đáp ứng yêu cầu sẽ dễ xảy ra tình trạng bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng.
  • Khi bệnh nhân cấy chỉ sai huyệt đạo có thể dẫn tới chứng liệt nửa thân người hoặc liệt cổ do các dây thần kinh bị tê liệt.
  • Ở những thầy thuốc tay nghề chưa cao, khi cấy chỉ nếu làm chỉ lệch ra vị trí huyệt đạo và mạch máu sẽ gây ra chứng chảy máu trong vô cùng nguy hiểm.
  • Khi phương pháp cấy chỉ thực hiện sai cách, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn. Hoặc bệnh nhân bị lây chéo bệnh do kim châm không được vệ sinh khử trùng.

Lưu ý quan trọng cho người bệnh

Song song với việc tìm kiếm các địa chỉ cấy chỉ uy tín, đảm bảo an toàn, bệnh nhân cũng cần chú ý một số lưu ý quan trọng như sau:

  • Bệnh nhân không cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ khi cơ thể đang trong trạng thái mệt mỏi, cơ thể bị suy nhược.
  • Người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc theo các chỉ định, tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Thực hiện đầy đủ liệu trình cấy chỉ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Trước khi cấy chỉ, bệnh nhân không để bụng bị đói, cũng không ăn quá no. Cơ thể cần được vệ sinh sạch sẽ để không dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng.
  • Trong vòng 6h sau cấy chỉ, bệnh nhân không được tắm. 
  • Bệnh nhân cũng cần tránh tiếp xúc với các môi trường nhiều khói bụi ô nhiễm. Ngủ đủ giấc mỗi ngày và có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Các thực phẩm mực, cua, tôm cá hay rượu bia, thuốc là, bệnh không được sử dụng sau cấy chỉ.
  • Các bạn không vặn bẻ cổ đột ngột, không mang vật nặng làm cơ trên cổ bị căng.
  • Trong suốt quá trình điều trị bệnh bằng phương pháp cấy chỉ, nếu có bất cứ biểu hiện bất thường nào của cơ thể. Bệnh nhân cần lập tức liên hệ với người phụ trách điều trị để kịp thời xử lý.

Mong rằng, qua những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây, bệnh nhân đã hiểu rõ hơn về biện pháp cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ. Bệnh nhân để sử dụng phương pháp này cần có sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên môn để tránh xảy ra các hậu quả không mong muốn.

Liên hệ Phòng khám Nhất Nam Y Viện :

  • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
  • Website: nhatnamyvien.com 
  • Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *