Huyệt Cự Khuyết Ở Vị Trí Nào Trên Cơ Thể? Có Công Dụng Gì?

Huyệt Cự Khuyết Nằm Ở Vị Trí Nào Trên Cơ Thể? Có Công Dụng Gì?
Huyệt Cự Khuyết
  • Tên gọi khác: Juque
  • Vị trí: Nằm ở số 14 của Nhâm mạch, nơi khí của Tâm hợp với mạch Nhâm
  • Tác dụng: Điều hòa khí huyết, giảm co thắt dạ dày, cải thiện tiêu hoa

Huyệt Cự Khuyết là một trong những huyệt đạo quan trọng nhất trên cơ thể con người. Với vị trí đặc biệt, huyệt đóng vai trò thiết yếu trong việc điều trị nhiều bệnh lý. Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về huyệt đạo Cự Khuyết, bao gồm vị trí, cách xác định, tác dụng, cách bấm huyệt và các lưu ý khi thực hiện.

Vị trí huyệt Cự Khuyết

Huyệt Cự Khuyết, hay còn gọi là Juque, là huyệt đạo quan trọng nằm ở số 14 của Nhâm mạch, nơi khí của Tâm hợp với mạch Nhâm. Huyệt có xuất xứ từ Thiên Kinh Mạch tức Linh Khu 10, nằm ở vị trí vùng trung gian bụng – ngực của con người. 

Tham khảo: Huyệt Trung Cực Ở Đâu, Có Vai Trò Gì Với Sức Khỏe?

huyet cu khuyet
Huyệt Cự Khuyết nằm ở vị trí vùng trung gian bụng – ngực của con người.

Giải nghĩa tên gọi, “Cự” tức là to lớn, “khuyết” là lối đi chính. Đúng như tên gọi, theo Châm cứu vân đối, huyệt được ví như cung điện của trái tim vì tâm khí chảy vào Tâm thông huyệt vị này.
Theo giải phẫu, huyệt nằm ở phía trên đường trắng, phía sau là mạc ngang, phúc mạc và thùy gan trái. Vùng da tại huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6. Cách xác định huyệt Cự Khuyết, ta nối 6/8 phía dưới với 2/8 phía trên của rốn. Huyệt sẽ nằm tại điểm gặp nhau của 2 bờ sườn, dưới huyệt Cưu Vĩ 1 tấc.

Công dụng của huyệt

Y học cổ truyền đã chứng minh huyệt Cự Khuyết có thể đem lại rất nhiều công dụng, điển hình như:

  • Điều hòa khí huyết, giảm co thắt dạ dày, từ đó cải thiện tình trạng buồn nôn và nôn mửa hiệu quả.
  • Tác động lên huyệt đúng cách sẽ giúp kiện tỳ, ích vị, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, cải thiện các triệu chứng như đau dạ dày, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu,..
  • Giúp bổ tâm, dưỡng huyết, giúp tăng cường sức mạnh cơ tim, cải thiện lưu thông máu, từ đó làm giảm các triệu chứng như đau tức ngực, hồi hộp, tim đập nhanh.
  • Giúp điều chỉnh thai vị, hỗ trợ thai nhi nằm đúng vị trí, giảm nguy cơ thai dồn ép tim, giúp mẹ bầu dễ thở hơn.
  • Kích thích huyệt Cự Khuyết giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hồi phục sức khỏe cho những người có hệ miễn dịch yếu, hay ngất xỉu.
  • Tác dụng an thần, định trí, giúp giảm căng thẳng, lo âu, cải thiện chứng mất ngủ, hay quên. Đồng thời huyệt còn hỗ trợ điều trị các bệnh về thần kinh như trầm cảm, lo âu, rối loạn giấc ngủ.

Cách châm cứu và bấm huyệt Cự Khuyết

Huyệt Cự Khuyết đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng cũng là một yếu huyệt nhạy cảm. Chính vì vậy, bạn không nên tự áp dụng tác động lên huyệt ở nhà nếu chưa nắm vững cách xác định vị trí huyệt. Việc tác động sai cách có thể ảnh hưởng đến các bộ phận liên quan, gây suy giảm chức năng nói riêng và sức khỏe của cơ thể nói chung.

Đọc ngay: Huyệt Trung Quản Nằm Ở Vị Trí Nào Trên Cơ Thể? Giải Đáp

huyet cu khuyet
Cần xác định chính xác vị trí của huyệt trước khi châm cứu

Cách thực hiện châm cứu và bấm huyệt được thực hiện như sau:

  • Bấm huyệt: Xác định vị trí huyệt, sau đó làm nóng hai bàn tay bằng cách xoa vào nhau trong 5 phút. Dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa ấn lên huyệt với lực vừa phải, giữ nguyên tư thế ấn trong 1 phút, sau đó day nhẹ nhàng xung quanh huyệt. Kết thúc bằng cách massage nhẹ nhàng vùng xung quanh huyệt.
  • Châm cứu: Phương pháp châm cứu nên được thực hiện bởi các chuyên gia Y học cổ truyền có chuyên môn. Đầu tiên, người tiến hành châm cứu cần xác định vị trí huyệt chính xác. Sau đó sử dụng kim châm đã được vô trùng châm theo chiều thẳng đứng vào huyệt từ 0,5 đến 2 thốn. Kết hợp với cứu trong khoảng 15-20 phút tùy theo thể trạng người bệnh.

Hướng dẫn phối huyệt

Để tăng cường hiệu quả huyệt Cự Khuyết, các chuyên gia thường áp dụng phối huyệt với một số huyệt đạo khác như:

  • Phối hợp với huyệt Trúc Tân: Điều trị chứng nói sảng.
  • Phối hợp với huyệt Thượng Quản: Trị trướng bụng trên.
  • Phối hợp với huyệt Tâm Du: Trị chứng bồn chồn.
  • Phối hợp với huyệt Hợp Cốc, huyệt Tam Âm Giao và huyệt Thương Khâu: Trị chứng buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Phối hợp với huyệt Gian Sử: Giảm chứng phiền muộn.
  • Phối hợp với huyệt Tâm Du và huyệt Thiên Tỉnh: Trị chứng hồi hộp.
  • Phối hợp với huyệt Nội Quan và huyệt Tâm Du: Làm giảm đau tim.
  • Phối hợp với huyệt Đại Chùy, huyệt Nhân Trung, huyệt Yêu Kỳ và huyệt Nội Quan: Điều trị động kinh.
  • Phối hợp với huyệt Phối Khích Môn, huyệt Tâm Du và huyệt Thông Lý: Trị đau tim co thắt.

Lưu ý gì khi châm cứu và bấm huyệt Cự Khuyết

Trong quá trình tác động lên huyệt cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

Tìm hiểu thêm: Huyệt Khí Hải Là Huyệt Đạo Nào Trên Cơ Thể, Có Công Dụng Gì?

huyet cu khuyet
Nên kết hợp châm cứu/bấm huyệt với chế độ tập luyện và ăn uống cân đối
  • Xác định vị trí chính xác, bởi nếu có sơ suất sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị hoặc gây tổn thương cho các bộ phận xung quanh.
  • Đảm bảo thực hiện điều trị tại các cơ sở uy tín, thực hiện đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn vệ sinh.
  • Các đối tượng đặc biệt như trẻ em, thai phụ, người có bệnh lý nền cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị.
  • Tránh tác động lên huyệt khi đang quá no hoặc quá đói.
  • Kết hợp bấm huyệt và châm cứu Cự Khuyết huyệt với chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe.

Huyệt Cự Khuyết là một huyệt đạo quan trọng với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, việc thực hiện bấm huyệt hoặc châm cứu cần được thực hiện đúng cách và tuân thủ các lưu ý để đảm bảo an toàn và hiệu quả.