Huyệt Đại Trữ Được Dùng Trong Điều Trị Bệnh Lý Nào? 

Đại Trữ là huyệt đạo cung thứ 11 của Bàng Quang Kinh
Huyệt Đại Trữ
  • Tên gọi khác: Trữ cốt, xương cửa chớp
  • Vị trí: Nằm phía dưới đốt sống xương thứ 1, đo ngang ra 1.5 thốn
  • Tác dụng: Loại bỏ tà khí, hàn khí, cải thiện lưu thông khí huyets, thư giãn cơ

Huyệt Đại Trữ là một trong 36 huyệt đạo quan trọng nhất trên cơ thể người. Cũng bởi chúng mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe nên được ứng dụng rất phổ biến trong Y học cổ truyền nhằm điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Chi tiết về vị trí, các tác động, phối huyệt và những lưu ý liên quan về huyệt đạo này sẽ được Nhất Nam Y Viện đề cập trong bài viết dưới đây. 

Vị trí huyệt Đại Trữ

Đại Trữ là huyệt đạo cung thứ 11 của Bàng Quang Kinh. Trong đó, “Đại” có nghĩa là rộng lớn, “Trữ” được hiểu là cửa chớp. Đại Trữ ý chỉ đến phần đốt sống ngực thứ nhất trên cơ thể người. Vì thế, chúng còn được gọi là Trữ Cốt hoặc xương cửa chớp. 

Huyệt Đại Trữ là hội huyệt của 3 mạch kinh là Mạch Cốc, Chính thủ thái dương và Thủ thiếu dương. Đồng thời là huyệt đạo có tính chất đặc biệt giúp giải phóng dương khí ở cơ thể và là một trong bốn huyệt giúp hạ nhiệt ở vùng ngực. 

Xem thêm: Huyệt Địa Thương – Vị Trí, Công Dụng Và Cách Tác Động

Đại Trữ là huyệt đạo cung thứ 11 của Bàng Quang Kinh
Đại Trữ là huyệt đạo cung thứ 11 của Bàng Quang Kinh

Huyệt đạo này thuộc hai bên xương sống, nằm phía dưới đốt sống xương thứ 1, đo ngang ra 1.5 thốn. Chính là điểm giao nhau của đường thẳng ngoài Đốc mạnh với đường đi ngang qua mỏm gai đốt sống lưng 1.5 tấc. 

Công dụng của huyệt Đại Trữ

Huyệt Đại Trữ khi được tác động đúng cách sẽ mang lại những tác dụng quan trọng trong điều trị bệnh và hỗ trợ cải thiện sức khỏe. Cụ thể như sau:

  • Loại bỏ tà khí bên trong cơ thể, phong tỏa và ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố gây hại bên ngoài môi trường. 
  • Làm giảm căng thẳng, cải thiện lưu thông khí huyết, tạo sự cân bằng cho cơ thể trong quá trình vận động. 
  • Loại bỏ hàn tà, nhiệt tà, giúp cơ thể phát tán, lan tỏa nhiệt độ, kích thích quá trình tiết mồ hôi giải biểu. 
  • Cải thiện triệu chứng vẹo cổ, đau cứng cổ vai gáy, làm thư giãn cơ và giảm áp lực đè lên chúng. 
  • Hỗ trợ chữa bệnh toàn thân bằng cách làm thông kinh mạch, cải thiện lưu thông tuần hoàn máu, kích thích tiết mồ hôi. Vậy nên cực kỳ hữu ích trong trường hợp bệnh nhân bị sốt, cảm phong, ho, nhức xương, nhiễm hàn,… 

Cách tác động đến huyệt Đại Trữ

Bất kỳ biện pháp tác động nào lên huyệt vị Đại Trữ cũng cần thực hiện đúng kỹ thuật, thao tác để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tối ưu. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể về các tác động lên huyệt đạo mà bệnh nhân cần nắm được. 

Cách châm cứu

Đầu tiên, xác định huyệt vị, dùng kim châm xiên, hướng mũi kim về phía đốt ống sâu 0.5 – 0.8 thốn, cứu 3 – 5 tráng, ôn cứu trong 5 – 10 phút. Do phần da ở vị trí này khá nhạy cảm nên khi châm kim không được để thẳng góc kim vì có thể xuyên vào xương, nội tạng làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Việc châm cứu lên huyệt vị Đại Trữ có thể xảy ra một số tai biến nên không tự ý thực hiện tại nhà. 

Cách bấm huyệt

Tương tự, để tiến hành bấm huyệt, người thực hiện cần xác định được chính xác huyệt vị rồi dùng ngón tay cái ép mạnh lên vị trí huyệt. Cho tới khi có cảm giác tê tức tại huyệt thì vừa day đều theo chiều kim đồng hồ. Mỗi lần ép kéo dài ít nhất 5 giây sau đó ngừng lại trong khoảng 3 giây. Quá trình này thực hiện liên tục trong khoảng 2 phút rồi dừng lại. 

Tham khảo ngay: Huyệt Thần Đình Là Gì? Vị Trí, Công Dụng Và Cách Bấm Huyệt

Bấm huyệt Đại Trừ có thể thực hiện tại nhà nếu có kinh nghiệm, chuyên môn
Bấm huyệt Đại Trừ có thể thực hiện tại nhà nếu có kinh nghiệm, chuyên môn

Phối cùng các huyệt đạo khác

Việc phối huyệt Đại Trữ cùng một số huyệt đạo khác sẽ làm tăng khả năng chữa trị bệnh. Tuy nhiên, việc phối huyệt phải được thực hiện bởi những người có chuyên môn, kinh nghiệm để xác định đúng vị trí cũng như thao tác đúng kỹ thuật. Dưới đây là các huyệt đạo có thể phối cùng nhau. 

  • Phối cùng huyệt Thủy Phân, huyệt Cách Quan để trị hai bên lưng đau cứng.
  • Phối với huyệt Can Du, huyệt Đào Đạo, huyệt Tâm Du, huyệt Ngọc Chẩm, huyệt Cách Du hỗ trợ giúp người bệnh ra mồ hôi, trị chứng lạnh tay chân hoặc sợ lạnh. 
  • Phối cùng huyệt Khúc Tuyền chữa nuy quyết, phong thấp. 
  • Phối với huyệt Kinh Cốt chữa chứng cổ gáy cứng. 
  • Phối cùng huyệt Dương Quan, huyệt Đại Chùy, huyệt Thân Trụ, huyệt Cân Súc trị viêm cột sống do phong thấp. 
  • Phối với huyệt Trường Cường giúp điều trị sán khí. 
  • Phối cùng huyệt Phong Trì, Phong Môn, Phế Du nhằm giúp trị cảm. 
  • Phối huyệt Cách Du, huyệt Kiên Trung Du, huyệt Tam Âm Giao, huyệt Hợp Cốc, huyệt Trung Quản chữa trị phong thấp gây đau nhức. 
  • Phối với huyệt Đản Trung, huyệt Phong Long mang tới tác dụng trị hen suyễn. 
  • Phối cùng huyệt Phế Du, huyệt Trung Phủ, huyệt Khổng Tối hỗ trợ chữa viêm phổi. 
  • Phối với huyệt Hợp Cốc, Giản Sử, huyệt Trung Quản, huyệt Tam Âm Giao, huyệt Liệt Khuyết chữa trị thấp ôn. 

Lưu ý khi tác động lên huyệt Đại Trữ

Huyệt Đại Trữ sẽ cho hiệu quả chữa bệnh tốt nếu người bệnh nắm được những lưu ý sau đây:

  • Xác định đúng vị trí, dùng đủ lực, đúng chiều và châm cứu đúng thời gian để đảm bảo tác động lên huyệt hiệu quả, an toàn. 
  • Tránh tự điều trị tại nhà nếu không có chuyên môn, kỹ thuật tốt. Thay vào đó, cần tìm tới các cơ sở y tế uy tín, bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo an toàn, phòng ngừa tai biến. 
  • Kiên nhẫn thực hiện theo chỉ định, tuân thủ theo lịch trình điều trị đã được đề ra. 
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ trước khi áp dụng liệu pháp, đặc biệt là khi đang dùng các loại thuốc điều trị kết hợp khác. 
  • Không áp dụng bấm huyệt, châm cứu huyệt đạo với trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu. 
  • Bấm huyệt, châm cứu chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên cần được chẩn đoán y khoa chính xác và sử dụng các loại thuốc đặc trị khác nếu cần. 
  • Ngoài ra, bệnh nhân cần có lối sống sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp để góp phần nâng cao hiệu quả điều trị. 

Trong bài viết này, Nhất Nam Y Viện đã chia sẻ những thông tin liên quan tới huyệt Đại Trữ và những lưu ý liên quan. Nhìn chung, đây là huyệt đạo có vai trò quan trọng trong Y học cổ truyền nói chung và sức khỏe con người nói riêng. Tuy nhiên, huyệt đạo này chỉ mang lại hiệu quả cải thiện bệnh lý hiệu quả nếu người bệnh nắm được nguyên tắc và tác động vào huyệt đúng cách. 

Tìm hiểu thêm: