Huyệt Thần Đình Là Gì? Vị Trí, Công Dụng Và Cách Bấm Huyệt

Huyệt Thần Đình Là Gì? Vị Trí, Công Dụng Và Cách Bấm Huyệt
Huyệt Thần Đình
  • Tên gọi khác: Huyệt Phát Tế
  • Vị trí: Huyệt thuộc đường giữa của cơ thể, ở vị trí phía sau chân tóc
  • Tác dụng: Giảm đau đầu, bệnh về mắt, nghẹt mũi, kích thích thần kinh

Khi nhắc về các huyệt đạo có tác động quan trọng lên hệ thần kinh thì không thể bỏ qua huyệt Thần Đình. Ngoài khả năng cải thiện bệnh lý liên quan tới vùng đầu, huyệt đạo này còn có tác dụng tốt trong việc cải thiện tâm trạng. Để biết thêm chi tiết về công dụng, cách tác động và những lưu ý liên quan khác, các bạn có thể tham khảo trong bài viết sau đây. 

Vị trí huyệt Thần Đình

Huyệt Thần Đình hay còn gọi là Trung y cương mục hay huyệt Phát Tế. Đồng thời là huyệt đạo số 24 trong 108 đại huyệt trên cơ thể con người. Trong đó, “Thần” mang ý nghĩa tinh thần, “Đình” được hiểu là cái sân trước nhà. Do đó, đây được xem như nơi chứa phần tinh thần và có tác động đến tâm trí của con người. 

Xem thêm: Huyệt Nhân Trung là gì? Giới thiệu tổng quan huyệt đạo

huyet than dinh
Huyệt Thần Đình hay còn gọi là Trung y cương mục hay huyệt Phát Tế

Vậy huyệt Thần Đình nằm ở đâu? Cách xác định huyệt Thần Đình khá đơn giản. Huyệt thuộc đường giữa của cơ thể, ở vị trí phía sau chân tóc, cách khoảng 0.5 thốn, 4.5 khoát phía trước vị trí huyệt Bá Hội. 

Vị trí chính xác của huyệt được xác định từ đường chân tóc phía trước. Sau đó di chuyển ngón tay lên 0.5 khoát. Điểm tham chiếu của huyệt chính là khoảng cách giữa đường chân tóc trước và huyệt Bá Hội. Tức là giao điểm của đường giữa và đường nối đỉnh tai khoảng 5 khoát. 

Trong trường hợp bị hói, không có tóc, bạn có thể xác định huyệt bằng cách đo từ huyệt Ấn Đường thẳng lên khoảng 3.5 thốn. Ở vị trí này huyệt Phát Tế dược xem như cửa của nguyên thần hoặc dinh đường phía trước não phủ. 

Công dụng của huyệt Thần Đình

Huyệt Thần Đình nếu tác động đúng cách có thể mang lại những tác dụng tuyệt vời như:

  • Giảm nghẹt mũi: Thay đổi thời tiết thất thường, cơ địa quá nhạy cảm với các dị nguyên là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị nghẹt mũi. Khi bị nghẹt mũi, bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó khăn trong việc hít thở. Để giải quyết, bạn có thể bấm vào huyệt Phát Tế để giúp lưu thông đường thở hiệu quả hơn. 
  • Trị bệnh đau đầu: Đau đầu là bệnh lý phổ biến, xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính. Bệnh thường xuất hiện do nhiều nguyên nhân và tần suất, mức độ đau ở mỗi người cũng không đồng nhất. Thông thường, để giảm đau đầu bạn có thể dùng thuốc uống hoặc có thể áp dụng liệu trình bấm huyệt Thần Đình. 
  • Cải thiện vấn đề về mắt: Đỏ mắt, đau nhức, kéo màng không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó có tình trạng suy giảm thị lực, mắt mờ,… Nếu gặp phải những hiện tượng trên, các bạn có thể thực hiện châm cứu vào huyệt Thần Đình để giảm sưng đau, viêm nhiễm và cải thiện các vấn đề khác về mắt. 
  • Xoa dịu tinh thần, kích thích trí nhớ: Với những người có trí nhớ kém, thường xuyên bị mất tập trung làm ảnh hưởng tới kết quả học tập, chất lượng công việc. Trường hợp đang gặp vấn đề về tinh thần, tâm lý khiến cơ thể mệt mỏi, bất an, lo âu, trầm cảm,… thì có thể tác động lên huyệt Phát Tế bằng cách châm cứu hoặc bấm huyệt. Giải pháp này sẽ giúp trấn an tinh thần, kích thích sự hưng phấn và giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. 
  • Chữa bệnh động kinh: Huyệt đạo này mang tới nhiều lợi ích cho não bộ, hệ thần kinh nên có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh động kinh.
  • Khắc phục hiện tượng chảy máu cam: Chảy máu cam do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu xuất phát từ tình trạng khô nóng trong người. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể bấm huyệt Phát Tế để hạn chế nguy cơ bị chảy máu cam nhiều lần. 
  • Khắc phục chứng hồi hộp: Có không ít người thường xuyên gặp phải tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp nơi lồng ngực, đau tức ngực hoặc khó thở. Nếu kéo dài, chứng hồi hộp có thể gây suy tim và đột quỵ. Vì thế, bạn có thể dùng 2 ngón tay ấn liên tục vào huyệt Phát Tế để giúp nhịp tim nhanh chóng bình thường trở lại. 

Tham khảo: Tác dụng của huyệt Giáp xa

huyet than dinh
Tác động lên huyệt Phát Tế có thể làm giảm cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh

Cách tác động lên huyệt Thần Đình

Có rất nhiều cách tác động lên huyệt Thần Đình để cải thiện bệnh lý và giúp đầu óc thư giãn hiệu quả. Tuy nhiên, một trong những cách phổ biến nhất và mang lại hiệu quả trị bệnh tốt nhất là bấm huyệt và châm cứu. 

Cách bấm huyệt Thần Đình

Cách bấm huyệt Thần Đình và day ấn huyệt khá dễ dàng nhưng nếu thực hiện sai cách có thể để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Dưới đây là hướng dẫn cách bấm huyệt đúng chuẩn mà người bệnh cần tuân thủ theo:

  • Bước 1: Người thực hiện cần xác định chính xác vị trí huyệt Thần Đình. 
  • Bước 2: Đặt 2 ngón tay lên vị trí huyệt đạo vừa xác định. 
  • Bước 3: Dùng lực vừa phải, tiến hành day ấn huyệt đạo để cải thiện các vấn đề về sức khỏe. 
  • Bước 4: Thực hiện lặp lại các động tác trong khoảng 2 phút và nên thực hiện đều đặn 2 lần/ngày vào sáng – tối. 

Cách châm cứu

Khi tiến hành châm cứu huyệt Thần Đình, người thực hiện sẽ châm luồn kim dưới da với độ sâu khoảng từ 0.2 – 0.5 thốn, trong 5 – 10 phút. Khi châm cứu, bác sĩ sẽ kết hợp nhiều huyệt đạo với nhau. Chi tiết như sau:

  • Châm kim ở huyệt Thượng Tinh và Tín Hội để trị đau đầu, chóng mặt. 
  • Huyệt Dũng Tuyền, Tố Liêu trị động kinh. 
  • Phối Bá Hội trị sốt rét. 
  • Phối Thủy Câu trị đau đầu, mắt không nhìn rõ, suyễn khát. 
  • Huyệt Chí Âm + huyệt Nghinh Hương + Hợp Cốc + thông Cốc + Phong Môn + huyệt Toản Trúc trị chảy nước mũi màu xanh.
  • Huyệt Đại Đô + Dũng Tuyền + Thúc Cốt + Thượng Quan + Ngư Tế + Y Hy trị chóng mặt.
  • Huyệt Thượng Tinh + Tiền Đình + Tín Hội + Phối Bá Hội trị sưng mắt, mắt có mộng thịt, đầu nhức, lưng đau cứng, vùng kín lở loét. 
  • Huyệt Thượng Tinh + huyệt Tiền Đỉnh + Tình Minh + huyệt Thái Dương trị đau mắt, sưng đỏ. 
  • Huyệt Ngọc Chẩm + huyệt Can Du + Ty Trúc Không cải thiện tình trạng trợn ngược. 

Phối cùng các huyệt đạo khác

Ngoài những cách tác động trên, để tăng cường khả năng điều trị bệnh lý, cải thiện sức khỏe, người bệnh có thể kết hợp huyệt Thần Đình với các huyệt đạo khác. Cụ thể như sau:

  • Kết hợp với huyệt Phế Du để giảm triệu chứng lo lắng, sợ hãi.
  • Phối cùng huyệt Quan Nguyên để tăng cường nguyên khí, dưỡng thận, bồi bổ thận âm, trấn tĩnh thần kinh. 
  • Phối huyệt Hậu Đình hoặc huyệt Bản Thần nhằm làm dịu thần kinh, giảm bớt lo lắng do suy nghĩ nhiều. 
  • Kết hợp với huyệt Thần Quế để điều trị nhức đầu, chóng mặt, động kinh. 
  • Phối với huyệt Thần Môn, Nội Quan, huyệt Tam Âm Giao để cải thiện chứng mất ngủ. 
  • Huyệt Trung Quản giúp xoa dịu tinh thần ở những đối tượng bị rối loạn tiêu hóa có liên quan tới tình trạng căng thẳng cảm xúc. 
  • Huyệt Phong Trì, Thái Xung, huyệt Hợp Cốc giúp phòng chống co giật ở trẻ sơ sinh. 
  • Tác động cùng với huyệt Lạc Khước để xoa nhẹ các cơn nhức đầu. 
huyet than dinh
Bệnh nhân có thể phối nhiều huyệt với nhau để tăng hiệu quả trị bệnh

Lưu ý khi bấm huyệt Thần Đình

Khi tác động lên huyệt Thần Đình, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Xác định đúng vị trí của huyệt đạo và chỉ thực hiện châm cứu, bấm huyệt khi có kỹ năng chuyên môn và có đầy đủ bộ dụng cụ bổ trợ cần thiết. 
  • Chỉ bấm huyệt, châm cứu ở những cơ sở, trung tâm hoặc bệnh viện uy tín. Nơi có đội ngũ bác sĩ, chuyên gia, thầy thuốc có trình độ chuyên môn và tay nghề cao để hạn chế các rủi ro. 
  • Lưu ý không châm sâu vào xương, trong trường hợp không may châm gây ra hiện tượng mắt mờ. Người thực hiện nên châm kích thích mạnh vào huyệt Tích Trung để hóa giải tình trạng trên. 
  • Sau khi bấm huyệt xong nên dành thời gian nghỉ ngơi, làm việc nhẹ nhàng không nên vận động quá sức. 
  • Nếu sau khi bấm huyệt, châm cứu mà có xảy ra hiện tượng bất thường hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được can thiệp xử lý sớm. 
  • Việc bấm huyệt, châm cứu chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng, không có khả năng điều trị bệnh lý. Vậy nên ngoài việc châm cứu, bấm huyệt, bệnh nhân vẫn cần dùng thuốc hoặc thực hiện các biện pháp điều trị khác theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. 
  • Ngoài việc bấm huyệt chữa bệnh, các bạn cũng cần chú ý hơn tới chế độ ăn uống, luyện tập thể thao và nghỉ ngơi đúng giờ. 

Huyệt Thần Đình nằm ở vùng đầu nên thường được ứng dụng để điều trị bệnh lý tại chỗ như viêm xoang mãn tính, chảy máu cam, đau đầu, chảy nước mũi, chảy nước mắt,…. Cách tác động vào huyệt cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn để tránh những tổn thương hoặc biến chứng không đáng có. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới huyệt đạo này, các bạn có thể tìm tới các trung tâm – bệnh viện có dịch vụ bấm huyệt, châm cứu để được giải đáp thêm. 

Đọc thêm: