Huyệt Liêm Tuyền Là Gì? Cách Tác Động Lên Huyệt An Toàn

Huyệt Liêm Tuyền Là Gì? Cách Tác Động Lên Huyệt An Toàn
Huyệt Liêm Tuyền
  • Tên gọi khác: Huyệt Bốn Trì, huyệt Bản Trì, huyệt Thiệt Bổn hay huyệt Thiệt Bản
  • Vị trí: Nằm ở chính giữa sụn giáp trạng phía đường lằn chỉ ngang cuốn hầu và khoảng 0.2 thốn
  • Tác dụng: Bệnh lý liên quan tới lưỡi, họng, cổ họng

Huyệt Liêm Tuyền là một trong những huyệt đạo quan trọng của cơ thể con người. Trường hợp tác động đúng cách, huyệt đạo này có thể chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Để biết thêm chi tiết về huyệt đạo này, mời bạn đọc tham khảo thêm trong nội dung bài viết dưới đây cùng Nhất Nam Y Viện. 

Thông tin tổng quan 

Dưới đây là một số thông tin cơ bản về huyệt Liêm Tuyền mà bạn cần nắm được: 

Huyệt Liêm Tuyền là gì?

Huyệt Liêm Tuyền là đường đi chính của tân dịch với tác dụng điều trị chứng khát. Đồng thời là huyệt trung hòa âm dương, có mối quan hệ với lưỡi nên có khả năng hỗ trợ chữa trị rất tốt với những bệnh lý có liên quan tới bộ phận này. 

Huyệt Liêm Tuyền còn được gọi là Bốn Trì, Bản Trì, Thiệt Bổn hay Thiệt Bản. Ý nghĩa huyệt Liêm Tuyền rất đơn giản, “Liêm” được hiểu là góc nhọn – biểu thị cho phần xương đỉnh họng. Do huyệt vị nằm ở vùng trũng có hình dạng như con suối nhỏ nên được gọi là “Tuyền”. 

Vị trí huyệt Liêm Tuyền
Vị trí huyệt Liêm Tuyền

Vị trí huyệt Liêm Tuyền

Huyệt Bốn Trì xuất phát từ Giáp Ất Kinh, huyệt thứ 23 của mạch Nhâm, giao giữa mạch Duy và mạch Nhâm, hội của khí kinh Thận. Trong giải phẫu, huyệt đạo này nằm ở khe xương móng, trên sụn giáp trạng. Thứ tự từ ngoài vào trong lần lượt là ức, đòn, móng thanh quản, cơ giáp móng, thực quản. 

Huyệt Bốn Trì nằm ở chính giữa sụn giáp trạng phía đường lằn chỉ ngang cuốn hầu và khoảng 0.2 thốn. Trường hợp muốn bấm huyệt hoặc châm cứu, người bệnh nên ngước cổ lên để dễ dàng xác định huyệt vị. 

Công dụng huyệt Liêm Tuyền

Huyệt Bốn Trì có mối liên hệ chặt chẽ với cuống lưỡi nên thường được tận dụng để điều trị các bệnh lý liên quan tới bộ phận này. Cụ thể là bệnh mất tiếng, câm điếc. Lúc này, bệnh nhân sẽ được châm cứu, bấm huyệt kết hợp với việc dùng thuốc để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Hiệu quả cải thiện, thời gian điều trị sẽ phụ thuộc vào cơ địa, thể trạng của từng người. 

Bên cạnh đó, huyệt Liêm Tuyền còn được biết tới với tác dụng điều trị bệnh liên quan tới thông thanh lợi yết hầu, điều lạc lưỡi, thanh hỏa nghịch và giúp loại bỏ đờm khí. Để biết chi tiết, các bạn cần tìm tới các cơ sở thăm khám Y học cổ truyền, bấm huyệt để được thăm khám, chẩn đoán và tiến hành điều trị theo hướng dẫn. 

Cách tác động lên huyệt Liêm Tuyền

Hiện nay, việc tác động lên huyệt Bốn Trì chủ yếu thông qua 2 phương pháp là bấm huyệt và châm cứu. Cụ thể như sau:

  • Bấm huyệt: Đây là phương pháp sử dụng lực ở các ngón tay hoặc công cụ bấm huyệt như đinh bấm, cây kim để tác động lên huyệt đạo. 
  • Châm cứu: Bác sĩ sẽ dùng đưa kim châm cứu vào điểm huyệt Liêm Tuyền, xoay kim nhẹ nhàng để kích thích điểm huyệt. Thời gian để kim châm cứu trong điểm huyệt phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của từng người. 

Phối cùng huyệt đạo khác

Ngoài cách tác động đơn thuần nêu trên, các bác sĩ – thầy thuốc Đông y thường kết hợp huyệt Bốn Trì với nhiều huyệt đạo khác để gia tăng hiệu quả điều trị. 

  • Phối cùng huyệt Bàng Liêm Tuyền, huyệt Hợp Cốc chữa chứng mất tiếng do Hội chứng Hysteria – triệu chứng rối loạn thần kinh gây ngất xỉu, khó chịu, ngủ mê và thường gặp nhiều ở nữ giới. 
  • Phối cùng huyệt Thừa Tương, huyệt Địa Thương hỗ trợ cải thiện tình trạng chảy nước miếng khi ngủ, giúp người bệnh ngủ sâu giấc hơn. 
  • Phối với huyệt Hợp Cốc, huyệt Á Môn chữa mất tiếng. 
  • Phối huyệt Nhiên Cốc, huyệt Âm Cốc chữa sưng lợi, nóng trong, nói khó, mọc mụn dưới lưỡi với liệu trình điều trị từ 1 – 3 lần.
  • Phối huyệt Trung Xung, huyệt Liêm Tuyền trị chứng mọc mụn dưới lưỡi, sưng lợi, sưng đỏ làm ảnh hưởng tới hoạt động sinh hoạt, ăn uống. 
  • Phối huyệt Kim Tân, huyệt Ngọc Dịch, huyệt Phong Phú để chữa nói không thành tiếng hay khó nói. Ngoài ra, người bị lưỡi cứng, lưỡi sưng đỏ, nổi mụn cần kiên trì điều trị bằng phương pháp này để bệnh sớm được cải thiện nhanh chóng.  
Châm cứu hay bấm huyệt Liêm Tuyền cần có người có chuyên môn cao
Châm cứu hay bấm huyệt Liêm Tuyền cần có người có chuyên môn cao

Lưu ý khi tác động lên huyệt Liêm Tuyền

Khi châm cứu huyệt Liêm Tuyền, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Chỉ thực hiện châm cứu, bấm huyệt ở những cơ sở chuyên môn uy tín, có đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm, bằng cấp. 
  • Trước khi châm cứu, bấm huyệt bệnh nhân cần được kiểm tra tình trạng sức khỏe để đảm bảo an toàn. 
  • Để tránh nguy cơ nhiễm trùng, các thiết bị – dụng cụ sử dụng cho việc châm cứu phải được vệ sinh, khử trùng đúng quy định. 
  • Những đối tượng bị bệnh ở họng, khi châm cứu, thao tác kim phải thẳng. Luồn kim dưới da, lưu ý mũi kim hướng về phía cuống lưỡi với độ sâu từ 0.2 – 1 thốn. Châm kim trong khoảng 5 – 10 phút tùy tình trạng. 
  • Với những bệnh nhân bị viêm tuyến mang tai, ù tai, amidan sưng to, châm kim về phía trái, phải hướng về trong tai, mang tai, hạch hàm. 
  • Bị lở loét lưỡi, cứng lưỡi, cần châm vào đúng cơ lưỡi và hướng và phía dưới cuống họng. 
  • Trường hợp bị đau đầu, sốt cao, chóng mặt hoặc các biểu hiện sức khỏe bất thường khác nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện. 
  • Sau khi vừa châm cứu xong, bệnh nhân nên nghỉ ngơi, tránh luyện tập hoặc lao động nặng nhọc. 
  • Nếu xuất hiện các biểu hiện khó chịu, phản ứng bất thường sau khi châm cứu thì cần thông báo với bác sĩ ngay để được xử lý. 

Huyệt Liêm Tuyền tuy có thể hỗ trợ nhiều bệnh lý liên quan tới lưỡi, họng, cổ họng. Song việc sử dụng huyệt đạo này để chữa bệnh cần được thực hiện bởi những chuyên gia châm cứu có kinh nghiệm, chuyên môn để tránh nguy cơ xảy ra biến chứng. 

Tham khảo thêm: