Đang Bầu Ăn Củ Đậu Được Không? Một Số Lưu Ý Quan Trọng

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Củ đậu không còn là cái tên quá xa lạ và được rất nhiều gia đình Việt Nam ưa chuộng. Ăn củ đậu đúng cách sẽ mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Vậy bầu ăn củ đậu được không? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này, đồng thời mách chị em một vài lưu ý khi ăn củ đậu để đảm bảo tốt cho cả mẹ và bé. 

Giá trị dinh dưỡng của củ đậu

Trước khi trả lời câu hỏi bà bầu ăn củ đậu được không, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc thông tin chi tiết về những giá trị dinh dưỡng loại củ này. Mặc dù là thực phẩm giá rẻ nhưng củ đậu mang đến hàm lượng giá trị dinh dưỡng tương đối cao. Thứ quả này vừa giúp thanh nhiệt, sinh tân, giải độc, vừa nhuận tràng và ổn định hệ tiêu hóa.
Hàm lượng dinh dưỡng trong 100g thô củ đậu gồm: 

  • 38 Calo.
  • Đường 1.8g.
  • Chất béo 0.09g. 
  • Carbohydrate 8.82g. 
  • Chất đạm 0.72g. 
  • Potassium 150mg. 
  • Fiber 4.9g. 
  • Canxi 12mg. 
  • Vitamin C 20.0mg. 

Ngoài ra, củ đậu còn chứa rất nhiều dưỡng chất khác như Folate, Kali, Manga,…. Đây đều là những chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. 

Xem thêm: Bầu Ăn Đu Đủ Chín Được Không? Lợi Ích Đối Với Mẹ Bầu

Củ đậu chứa hàm lượng dưỡng chất tốt cho cơ thể tương đối cao
Củ đậu chứa hàm lượng dưỡng chất tốt cho cơ thể tương đối cao

Bầu ăn củ đậu được không? 

Bầu ăn củ đậu được không? Các nghiên cứu chỉ ra rằng, củ đậu chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu. Thêm nữa, tính đến hiện tại, chưa có nghiên cứu nào chứng minh củ đậu gây hại cho bà bầu và thai nhi. Chính vì thế, bà bầu hoàn toàn có thể ăn củ đậu mà không cần lo lắng ảnh hưởng sức khỏe. Một số lợi ích tiêu biểu củ đậu mang đến cho cả mẹ và thai nhi có thể kể đến như: 

  • Tốt cho xương và răng: Củ đậu chứa hàm lượng canxi và photpho dồi dào. Đây là 2 dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển xương và răng nên bà bầu ăn củ đậu trong thai kỳ sẽ giảm nguy cơ bị loãng xương, sâu răng, yếu răng. 
  • Chữa ốm nghén: Củ đậu chứa tới hơn 90% nước, 4.5% đường glucoza và 2.4% tinh bột nên rất hợp với mẹ bầu giai đoạn ốm nghén. Thông thường, khi bị nghén, thai phụ sẽ có cảm giác nhạt miệng, chán ăn và củ đậu giữ vai trò kích thích vị giác. Đồng thời, ăn loại củ này, mẹ bầu cũng được bổ sung thêm tinh bột vào cơ thể, không lo thiếu chất. 
  • Cải thiện làn da: Sự thay đổi nội tiết tố khiến làn da của các mẹ trở nên thâm, nám và nổi mụn. Lúc này, củ đậu sẽ giúp bù nước cho cơ thể và cân bằng độ ẩm cho da. Bên cạnh đó, vitamin C trong củ đậu còn kích thích sản sinh collagen, tăng độ đàn hồi và thâm sạm da hiệu quả. 
  • Hạn chế tiểu đường thai kỳ: Củ đậu chứa Inulin có công dụng duy trì lượng đường vừa đủ cho cơ thể. Nhờ đó, giảm nguy cơ bị tiểu đường trong thai kỳ, ngăn ngừa sảy thai, sinh non và nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Giảm táo bón: Với hàm lượng chất xơ cao, củ đậu giúp tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của ruột và kích thích nhu động ruột loại độc ra khỏi cơ thể. Từ đó, giảm tình trạng tiêu chảy, trĩ và táo bón trong thai kỳ. 
  • Ngăn ngừa thiếu máu: Củ đậu chứa hàm lượng sắt cao nên ăn loại củ này chính là phương pháp hợp lý để bổ sung sắt cho mẹ bầu, ngăn ngừa thiếu máu. 
Bà bầu hoàn toàn có thể ăn củ đậu mà không cần lo lắng ảnh hưởng sức khỏe
Bà bầu hoàn toàn có thể ăn củ đậu mà không cần lo lắng ảnh hưởng sức khỏe

Gợi ý một vài món ngon cho bà bầu từ củ đậu 

Chắc hẳn, qua những chia sẻ trên, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi mẹ bầu ăn củ đậu được không. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chế biến củ đậu thành nhiều món ăn khác nhau để tránh nhàm chán. Dưới đây là một số gợi ý món ăn từ củ đậu tốt cho mẹ bầu: 

  • Nước ép củ đậu: Đây là thức uống vô cùng quen thuộc với mẹ bầu và dễ thực hiện. Chỉ cần rửa sạch củ đậu, bỏ vỏ và cắt thành miếng nhỏ. Sau đó, cho vào máy ép hoặc máy xay sinh tố ép lấy nước uống. 
  • Củ đậu xào thịt heo: Nguyên liệu gồm có củ đậu, thịt nạc heo, hành tím và hành lá. Sau khi rửa sạch và sơ chế nguyên liệu, các mẹ cho hành tím vào phi thơm rồi cho thịt lợn vào xào. Thịt gần chín cho củ đậu vào, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi cho hành lá vào, đảo nhanh và tắt bếp.
  • Củ đậu cuốn tôm: Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm củ đậu, tôm, hành lá và nước mắm chua ngọt theo lượng vừa ăn. Sau khi làm sạch, tiến hành gọt vỏ củ đậu, thái thanh dài, trộn đều với hạt nêm và cho vào nồi hấp chín. Tôm bỏ vỏ rồi mang đi hấp chín. Sau đó, trải bánh tráng ra thớt hoặc đĩa, cho củ đậu và tôm vào cuộn lại rồi dùng cọng hành lá trụng qua nước sôi buộc lại.  

Đọc ngay: Bà Bầu Ăn Nhãn Được Không? Có Tốt Cho Thai Nhi Không?

Củ đậu cuốn tôm là món ăn dễ làm và tốt cho sức khỏe
Củ đậu cuốn tôm là món ăn dễ làm và tốt cho sức khỏe

Những lưu ý mẹ bầu cần biết khi ăn củ đậu 

Bầu ăn củ đậu được không? Trong thai kỳ, mẹ bầu nên ăn củ đậu để bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý một số điều quan trọng dưới đây khi ăn củ đậu: 

  • Không nên ăn quá nhiều củ đậu, chỉ nên ăn khoảng 200g củ đậu mỗi ngày để có thể ăn thêm các món khác, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. 
  • Nên ăn củ đậu vào buổi sáng, buổi trưa hoặc xế chiều bởi ăn buổi tối có thể gây đầy bụng, khó tiêu. 
  • Trong lá và hạt củ đậu chứa rotenon và tephrosin có thể gây ngộ độc nên mẹ bầu chỉ được ăn phần củ. 
  • Chọn củ tươi, hình dạng cân đối, căng đều, vỏ mỏng và nhẵn để đảm bảo giá trị dinh dưỡng tốt nhất. 
  • Rửa sạch, loại bỏ vỏ trước khi ăn.

Chắc hẳn qua bài viết, bạn đã có câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc bầu ăn củ đậu được không. Đồng thời bỏ túi thêm kiến thức về dinh dưỡng trong thai kỳ cho mẹ và bé. Có thể thấy, dù củ đậu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi nhưng chỉ nên bổ sung với hàm lượng vừa đủ mỗi ngày.  

Tìm hiểu ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *