Bầu Ăn Lê Được Không? Món Ngon Từ Lê Giàu Dinh Dưỡng

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Lê là một loại trái cây phổ biến, có giá trị dinh dưỡng cao nên được nhiều người yêu thích sử dụng. Tuy nhiên bầu ăn lê được không? Các thành phần trong trái lê có tốt cho phụ nữ mang thai hay không? Mẹ bầu cần lưu ý điều gì nếu ăn lê để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé? Trong bài viết dưới đây, Nhất Nam Y Viện sẽ giải đáp tất tần tật những câu hỏi trên, bạn đọc có thể tham khảo!

Thành phần dinh dưỡng của lê

Lê là một loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Theo một vài nghiên cứu chỉ ra, hàm lượng các dưỡng chất trong 100g lê tương đối cao gồm: 

  • 86.5g nước. 
  • 1.6g chất xơ.
  • 1g carbohydrate. 
  • 0.1g chất béo. 
  • 0.2g protein. 
  • 14mg canxi cho bà bầu. 
  • 13mg photpho. 
  • 1mg axit folic. 

Ngoài ra, lê còn giàu sắt và các loại vitamin như vitamin PP, vitamin B, C, beta carotene. Đây đều là những chất cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu. 

Đọc ngay: Bầu Ăn Nho Được Không? Những Lợi Ích Của Nho Với Mẹ Bầu

Lê là một loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ
Lê là một loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ

Bà bầu ăn lê được không?

Bầu ăn lê được không? Câu trả lời chắc chắn là có, bởi lê cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho cả mẹ và bé. Một số lợi ích nổi bật của lê đối với sức khỏe bà bầu phải kể đến như: 

  • Ngăn ngừa táo bón: Sở hữu nguồn chất xơ dồi dào giúp hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng táo bón, lê là một trong những loại trái cây giá trị dinh dưỡng cao, được khuyên dùng cho mẹ bầu.  
  • Tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng: Lê giữ vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cảm cúm, ho, hỗ trợ điều trị viêm phế quản, viêm phổi với viêm gan. Ngoài ra, với hàm lượng vitamin C dồi dào, lê bổ sung dưỡng chất, giúp chống lại nhiễm trùng trong cơ thể mẹ và bé. 
  • Cung cấp năng lượng: Trong một quả lê chứa khoảng 100 calo cung cấp một nguồn năng lượng vừa phải cho mẹ bầu nhưng không khiến tăng cân ngoài ý muốn. Thay vì uống nước ép lê chỉ 46 calo, mẹ bầu nên ăn một quả lê để tăng lượng calo. 
  • Tốt cho tim mạch: Thành phần kali trong quả lê giúp thúc đẩy các hoạt động tim mạch của cả mẹ và bé. Đồng thời, hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào diễn ra suôn sẻ hơn. 
  • Loại bỏ độc tố: Hàm lượng tannin trong lê tương đối cao, giữ vai trò loại bỏ loại bỏ độc tố và kim loại nặng nguy hiểm trong cơ thể mẹ bầu. Từ đó, giảm nguy cơ gây dị tật thai nhi. Ngoài ra, mỗi quả lê còn chứa lượng nhỏ axit folic góp phần hỗ trợ ngăn dị tật ống thần kinh của bé. 
  • Hỗ trợ chắc khỏe xương: Lê cung cấp lượng canxi khá dồi dào, mỗi quả lê có khoảng 16mg Ca. Đây là khoáng chất giúp thúc đẩy sự hình thành, phát triển của xương và răng thai nhi. Nhờ đó, bé có xương chắc khỏe hơn ngay từ khi còn trong bụng mẹ. 

Ngoài những lợi ích nổi bật trên, lê còn mang đến một vài công dụng khác tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Có thể kể đến như ngăn chặn hoặc giảm bớt tình trạng buồn nôn, giảm sưng phù trong thai kỳ,…

Xem ngay: Đang Bầu Ăn Ổi Được Không, Nên Ăn Bao Nhiêu Là Đủ?

Lê mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi
Lê mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

Các món ăn từ lê giàu dinh dưỡng cho mẹ bầu

Bên cạnh thắc mắc bầu ăn lê được không, nhiều mẹ bầu còn băn khoăn nên ăn lê trực tiếp hay chế biến thành các món ăn khác giàu dinh dưỡng hơn? Dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho các mẹ một vài món ngon từ lê tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé: 

Chè lê táo tàu

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 3 quả lê ta.
  • 150g táo tàu.
  • 100g đường phèn.
  • 25g kỷ tử. 
  • 1 lít nước lọc. 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lê ta rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ.  
  • Bước 2: Táo đỏ và kỷ tử mang ngâm với nước khoảng 30 phút cho mềm. Cho lê vào táo đỏ vào nồi đun cùng 1 lít nước lọc ở lửa nhỏ 25 phút đến khi sôi. 
  • Bước 3: Tiếp tục cho kỷ tử và đường phèn vào đun cùng từ 7-10 phút, đến khi đường phèn tan hết thì tắt bếp rồi múc chè ra bát thưởng thức. 

Lê hầm rượu vang

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 6 quả lê.
  • 750ml rượu vang đỏ.
  • 200g đường phèn.
  • 8 bông đinh hương.
  • 3 hoa hồi.
  • 1 thanh quế.
  • nửa quả cam.
  • 50ml nước ép trái cây.
  • 1 quả chanh.
  • 200ml sữa tươi.
  • 70g đường cát trắng. 
  • 2 lòng đỏ trứng gà. 

Hướng dẫn các bước thực hiện: 

  • Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu, gọt vỏ lê, ngâm vào tô, vắt nước cốt chanh vào để lê không bị thâm. 
  • Bước 2: Cho toàn bộ rượu vang, vỏ cam, quế, đinh hương, đường, nước cam và hoa hồi vào nồi và khuấy đều rồi cho lê vào nồi. 
  • Bước 3: Đun nhỏ lửa đến khi nước sôi thì giảm lửa và tiếp tục đun trong vòng 40 phút. Lưu ý, cách mỗi 10 phút thì mở nắp nồi để trở mặt quả lê. 
  • Bước 4: Sau 40 phút, tắt bếp, để nguội rồi cho vào tủ lạnh ít nhất 1 tiếng. 
  • Bước 5: Lấy lê để riêng, đun phần syrup rượu cho đến khi đặc lại là được. 
  • Bước 6: Cho 2 lòng đỏ trứng gà đã chuẩn bị vào tô lớn, đánh bông lên cùng 70g đường cát trắng. 
  • Bước 7: Nấu 200ml sữa tươi cùng lửa nhỏ, vừa nấu vừa đảo đều sữa cho đến khi sữa sủi tăm thì tắt bếp. 
  • Bước 8: Cho sữa ấm vào cùng hỗn hợp trứng, vừa đổ nhựa vừa dùng phới lồng đánh đều tay rồi lọc hỗn hợp qua rây, đun trên bếp với lửa nhỏ đến khi hỗn hợp cô đặc lại là được. 
  • Bước 9: Đợi hỗn hợp trên nguội và cho vào tủ lạnh 1 tiếng. 
  • Bước 10: Lấy phần kem trứng trong tủ lạnh cho ra đĩa rồi cho lê chưng rượu vang lên trên, rưới thêm syrup rượu vang đã chung cùng lê lên và thưởng thức. 

Tìm hiểu ngay: Đang Bầu Ăn Mận Được Không? Ăn Bao Nhiêu Là Đủ?

Lê hầm rượu vang là một trong những món ăn từ lê giàu dinh dưỡng
Lê hầm rượu vang là một trong những món ăn từ lê giàu dinh dưỡng

Bánh tart lê 

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: 

  • 1 vỏ bánh ngọt kích thước 23- 25cm. 
  • 113g bơ không ướp muối. 
  • 120g đường bột.
  • 120g bột hạnh nhân. 
  • 3 quả lê. 
  • 3 thìa mứt mơ to. 
  • 2 quả trứng.
  • Muối, bột mì, vani, rượu vang, nước cốt chanh.

Hướng dẫn chi tiết cách làm bánh: 

  • Bước 1: Cho bơ và đường vào tô, dùng tay hoặc máy đánh trứng đánh đều đến khi tơi rồi cho thêm muối, bột mì vào trộn đều. 
  • Bước 2: Cho vani, bột hạnh nhân, rượu rum và trứng vào đánh đều để các nguyên liệu quyện vào nhau. 
  • Bước 3: Dùng cọ phết mứt mơ cào xung quanh vỏ bánh rồi đổ nhân kem vào. 
  • Bước 4: Lê rửa sạch lê, gọt vỏ, cắt thành nhiều miếng mỏng bằng nhau rồi vắt chanh vào lê để tạo vị cho bánh. 
  • Bước 5: Xếp lê lên bánh rồi bỏ vào lò nướng ở 190 độ C từ 30- 45 phút. 
  • Bước 6: Trong khi chờ hạnh nhân chín, tiến hành rang hạt nhân đã thái lát đến khi ngả vàng rồi tắt bếp. 
  • Bước 7: Bánh chín, rắc hạnh nhân và bột đường lên trên rồi thưởng thức.

Tham khảo: Bà Bầu Ăn Nhãn Được Không? Có Tốt Cho Thai Nhi Không?

Bánh tart lê dễ ăn, cung cấp nhiều dinh dưỡng cho mẹ bầu
Bánh tart lê dễ ăn, cung cấp nhiều dinh dưỡng cho mẹ bầu

Những lưu ý dành cho mẹ bầu khi ăn lê

Mặc dù lê có nhiều dưỡng chất nhưng bà bầu cũng cần lưu ý một vài điều quan trọng dưới đây khi ăn lê để tránh gây rối loạn hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi: 

  • Chọn lê có lớp vỏ mịn, màu vàng nhạt, ít đốm, không bầm dập hay bị sẹo. 
  • Không nên mua những quả lê to nhưng trọng lượng nhẹ vì đó thường là lê để lâu, bị mất nước và không giòn. 
  • Không nên kết hợp lê cùng củ cải trắng, cua, rau dền và thịt ngỗng vì có thể gây ngộ độc, tiêu chảy. 
  • Mẹ bầu đã, đang hoặc có nguy cơ tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn lê. 
  • Bà bầu tuyệt đối không ăn lê khi đang bị khó tiêu, đầy bụng. 
  • Ăn lê quá nhiều khiến dư thừa fructose trong cơ thể gây rối loạn hệ tiêu hóa và kéo theo hàng loạt các bệnh lý khác liên quan đến dạ dày. 

Chắc hẳn những chia sẻ trên của chúng tôi về thành phần, công dụng của lê sẽ phần nào giải đáp thắc mắc bầu ăn lê được không. Dù loại trái cây này mang lại nhiều lợi ích nhưng mẹ bầu nên ăn đúng cách, không lạm dụng và ăn quá nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *