Mẹ Bầu Ăn Rau Muống Được Không, Cần Lưu Ý Những Gì?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Rau muống là nguồn thực phẩm cực kỳ phổ biến ở Việt Nam và là món ăn quen thuộc, yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến xoay quanh việc bầu ăn rau muống được không? Để biết bà bầu có ăn được rau muống không, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây. 

Thành phần dinh dưỡng có trong rau muống

Trước khi giải đáp thắc mắc “có bầu ăn rau muống được không”, mẹ bầu tìm hiểu qua về các thành phần dinh dưỡng có trong loại rau này. Theo nghiên cứu, rau muống rất giàu vitamin, khoáng chất. Cụ thể, trong 100g rau muống sẽ mang tới những giá trị dinh dưỡng như sau:

  • Vitamin A 315mcg chiếm 39% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày. 
  • Vitamin C 55mg chiếm 66% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày. 
  • Sắt 1.67mg chiếm 13% nhu cầu khuyến nghị mỗi ngày. 
  • 71mg magie chiếm 20% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày. 
  • 57 mcg folate chiếm 14% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày từ các chuyên gia. 

Tìm hiểu thêm: Có Bầu Ăn Khổ Qua Được Không? Cần Lưu Ý Gì?

Rau muống là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng
Rau muống là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng

Rau muống tuy có mức giá thấp nhưng lại chứa nhiều dưỡng chất quý giá, tốt cho sức khỏe. Ngoài những thành phần nổi bật nêu trên, loại rau này còn có chứa các dưỡng chất khác như chất béo, chất đạm chất xơ, chất đường bột, Niacin, Pantothenic acid (B5), Pyridoxine (B6), Riboflavin (B2), Thiamin (B1), Mangan, đồng, canxi, kali, natri, photpho,…

Có bầu ăn rau muống được không?

Rau củ quả là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn ăn uống hàng ngày, nhất là mẹ bầu. Bởi việc dung nạp những loại thực phẩm này vừa giúp cung cấp dinh dưỡng, vừa hạn chế nguy cơ bị táo bón thai kỳ hiệu quả. Song không phải loại rau nào cũng có lợi cho sức khỏe, nhất là đối với cơ thể bà bầu. Vậy bà bầu ăn rau muống được không?

Rau muống được nhiều người yêu thích sử dụng vì chúng có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Bên cạnh đó, rau muống còn dễ ăn, giòn ngọt, giá cả phải chăng và mùi vị thơm ngon. Tuy nhiên, không ít người cho rằng, loại rau này có thể khiến mẹ bầu sau sinh con bị lồi rốn, chậm lành vết thương,… 

Trên thực tế, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn được rau muống nếu dung nạp chúng một cách điều độ. Vấn đề ăn rau muống khiến thai phụ cảm thấy mệt mỏi, chậm lành vết thương hay sinh con ra dễ bị rốn lồi,… vẫn chưa được chứng minh rõ ràng nên không có căn cứ. 

Thêm vào đó, rau muống còn chứa hàm lượng lớn acid folic – hợp chất rất tốt và cần thiết nhằm làm giảm nguy cơ mắc dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Vì thế, mẹ bầu nên bổ sung loại rau này trước và sau quá trình mang thai. Nhưng nếu thể trạng của thai phụ không được tốt hoặc đang gặp vấn đề sức khỏe nào khác thì cần tránh ăn rau muống trong 3 tháng đầu thai kỳ. 

Mẹ bầu ăn rau muống có lợi ích gì?

Khi ăn rau muống một cách hợp lý, loại rau này có thể mang tới cho mẹ bầu những lợi ích như sau:

  • Cung cấp cho cơ thể một lượng acid folic nhất định để phòng ngừa nguy cơ bị dị tật thai nhi hoặc sinh non.
  • Do có chứa nhiều sắt nên rau muống rất tốt cho mẹ bầu đang bị thiếu máu.
  • Cung cấp canxi – khoáng chất thiết yếu trong quá trình hình thành và phát triển hệ xương, răng của thai nhi. Bên cạnh đó, nếu bổ sung canxi đầy đủ, mẹ bầu cũng hạn chế được nguy cơ bị loãng xương hoặc gặp các vấn đề xương khớp khác sau sinh. 
  • Rau muống giúp bổ sung chất xơ, giảm hiện tượng táo bón thai kỳ. 
  • Hỗ trợ khắc phục một số vấn đề về tiêu hóa trong thời gian mang thai, đặc biệt là khả năng nhuận tràng. 
  • Rau muống chứa nhiều vitamin A nên rất tốt cho thị lực của mẹ bầu, hạn chế tối đa nguy cơ bị đục thủy tinh thể. 
  • Tăng sức đề kháng, làm giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng. 
  • Bổ sung glycolipid – một hợp chất có khả năng giảm đau nhức do tình trạng thay đổi nội tiết tố, tăng cân ở bà bầu. 
  • Bổ sung vitamin A, C, beta-carotene là những thành phần dinh dưỡng có thể chống lại quá trình oxy hóa, bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác hại của gốc tự do, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Đọc ngay: Mang Bầu Ăn Ốc Được Không? Có Hại Cho Thai Nhi?

Rau muống rất tốt cho phụ nữ có thai
Rau muống rất tốt cho phụ nữ có thai

Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi ăn rau muống

Khi ăn rau muống, để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, bà bầu cần lưu ý những điều sau:

  • Chọn mua rau muống được trồng hữu cơ, không dư thừa thuốc bảo vệ thực vật. 
  • Sau khi mua rau về, trước khi chế biến cần ngâm qua nước muối và rửa thật sạch. 
  • Bà bầu không nên ăn gỏi rau muống để hạn chế nguy cơ bị giun sán hoặc ngộ độc thực phẩm. 
  • Rau muống được trồng tại các môi trường chứa nhiều giun sán, ký sinh trùng nên có thể gây đau bụng, khó chịu nếu không được sơ chế, chế biến kỹ. Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu tốt nhất chỉ nên ăn rau muống đã luộc kỹ hoặc rau muống xào, canh rau muống. 
  • Không ăn rau muống, uống sữa cùng lúc vì điều này có thể làm cản trở quá trình hấp thu canxi của cơ thể. 
  • Nếu đang bị thương, có vết thương hở ngoài da thì không nên ăn rau muống. 
  • Không ăn quá nhiều rau muống cùng lúc, mỗi tuần chỉ nên ăn từ 2 – 3 bữa rau muống. 
  • Trường hợp thai phụ đang gặp vấn đề về sức khỏe, có dấu hiệu suy nhược thì cần tránh ăn rau muống. 
  • Do có chứa nhiều đạm thực vật nên rau muống không phải lựa chọn lý tưởng dành cho những bệnh nhân bị gout. 

Tóm lại “bà bầu ăn rau muống được không” còn phụ thuộc vào thể trạng của thai phụ. Tuy nhiên nhìn chung, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn được rau muống. Đây cũng là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nếu được sử dụng một cách hợp lý. 

Tham khảo ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *