Thoát vị đĩa đệm l4 l5 có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênNgày nay thoát vị đĩa đệm l4 l5 là căn bệnh phổ biến, đặc biệt là ở người cao tuổi, béo phì hoặc người làm văn phòng thường ngồi nhiều. Nó ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của nhiều người. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị như thế nào, hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thoát vị đĩa đệm l4 l5 là gì? Đối tượng thường gặp?
L4 L5 là 2 đốt sống lưng thấp nhất trong cột sống của cơ thể con người, nó có chức năng giúp giảm xóc, nâng đỡ các đốt sống khác và giúp cơ thể vận động linh hoạt hơn.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị vỡ dẫn đến khối nhân nhầy chảy ra ngoài theo vết rách của vòng sợi rồi chèn ép lên ống cột sống và rễ thần kinh gây đau nhức. Bệnh nhân xuất hiện cơn đau dai dẳng ở lưng, chân tay và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
Thoát bị đĩa đệm l4 l5 là tình trạng thoái vị xảy ra ở các đốt thắt lưng l4 l5, tại vị trí này nhân nhầy bị chảy ra khỏi vỏ bọc bao xơ gây chèn ép lên rễ dây thần kinh. Tình trạng này gây đau nhức nhối, khó vận động. Nếu không được chữa trị kịp thời, dẫn đến tình trạng bị liệt. Vì thế cần phải có biện pháp điều trị kịp thời giúp bệnh nhân khỏi dứt điểm.
Bệnh thoát vị đĩa đệm l4 l5 có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính nhưng phổ biến nhất là ở độ tuổi 45 – 50 tuổi. Đặc biệt là ở người thường xuyên lao động chân tay, thường xuyên bê vác nặng, làm việc quá sức trong thời gian dài.
Thoát vị đĩa đệm l4-l5 có nguy hiểm ra sao?
Thoát vị đĩa đệm l4 l5 được đánh giá là căn bệnh mãn tính bởi vì nó rất khó để chữa trị và cần nhiều thời gian. Tình trạng bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến vận động của cơ thể. Nếu để diễn biến kéo dài, không có phương pháp điều trị, dẫn đến các biến chứng sau:
- Rối loạn cảm giác: Dây thần kinh bị chèn ép gây ảnh hưởng, tác động đến một số vùng da trên cơ thể. Khi đó, người bị thoát vị đĩa đệm l4-l5 mất khả năng cảm nhận độ nóng, lạnh, sự đau nhức, châm chích ngoài da.
- Rối loạn khả năng bài tiết của cơ thể: Chèn ép dây thần kinh cũng làm ảnh hưởng đến cơ thắt – búi cơ liên quan trực tiếp đến khả năng bài tiết của cơ thể bệnh nhân. Nếu bệnh không được chữa trị, để tiến triển nặng, người bệnh bị mất khả năng kiểm soát việc tiểu tiện, gây bất tiện trong sinh hoạt.
- Đau nhức: Khi nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép lên dây thần kinh đi qua, đau nhức có thể lan xuống đùi, cẳng chân và bàn chân. Đau nhức do bệnh thoát vị đĩa đệm l4 l5 có thể xuất hiện đột ngột, đau dữ dội theo cơn đau. Các cơn đau sẽ gia tăng khi người bệnh hoạt động mạnh, đi đứng lâu hoặc làm việc trong thời gian dài.
- Bại liệt: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất khi bệnh nhân không can thiệp xử lý kịp thời gây ra hậu quả khôn lường. Lúc này người bệnh mất hết khả năng vận động, nằm yên một chỗ.
Nguyên nhân, triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm l4 l5
Thoát vị đĩa đệm l4 l5 nếu không được phát hiện và chữa trị sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là nguyên nhân và triệu chứng của bệnh, giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc phát hiện bệnh.
Nguyên nhân
Bệnh thoát vị đĩa đệm tầng l4/5 là tình trạng phổ biến do vị trí thắt lưng thường xuyên phải chịu nhiều áp lực và tác động từ các yếu tố khác. Các nguyên nhân chính gây nên bệnh là:
Thoái hóa
Thoái hóa cột sống là điều không thể tránh khỏi khi bạn bước vào tuổi trung niên, đặc biệt là những người làm việc tay chân. Lúc này hệ thống xương khớp trở nên thiếu chất. Đĩa đệm cũng thoái hóa dần dẫn đến hao mòn, mất nước, trở nên xơ cứng và nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài chèn ép rễ thần kinh.
Vận động sai tư thế
Những vận động trong sinh hoạt hằng ngày sai tư thế gây ảnh hưởng đến cột sống và dẫn đến thoát vị đĩa đệm l4-l5 l5-s1 . Những tư thế mà các bệnh nhân hay mắc phải là cúi người nâng vật nặng, tập thể dục không đúng cách.
Các nguyên nhân khác
Những chấn thương (tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn thể thao,…), yếu tố nghề nghiệp (dân văn phòng, công nhân, người dân lao động chân tay,…), gây tác động trực tiếp lên vùng cột sống l4 l5, khiến vị trí này bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh hình thành.
Các bệnh lý về cột sống di truyền, bẩm sinh (gai cột sống, gù cột sống, vẹo cột sống,…) cung là nguyên nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm l4 l5.
Triệu chứng
Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm l4 l5 ở giai đoạn đầu rất giống với nhiều bệnh lý nhức mỏi cơ thể thông thường. Tuy nhiên, người bệnh nên chú ý đến các dấu hiệu đặc trưng dưới đây để có phương pháp điều trị phù hợp và kiểm soát bệnh một cách dễ dàng.
- Đau thắt lưng và vùng hông: Vùng đốt sống l4 l5 bị ảnh hưởng, lượng chất nhầy thoát ra ngoài chèn lên dây thần kinh tủy sống. Người bệnh cảm thấy đau nhức dữ dội ở vùng thắt lưng, lan sang phần hông và mông.
- Đau tay chân: Vùng thắt lưng bị đau nhức dữ dội gây ảnh hưởng trực tiếp đến vùng bắp đùi, bắp tay, cẳng chân.
- Cảm giác tê bì ở bàn tay, bàn chân, do dây thần kinh bị chèn ép nên có thể ảnh hưởng toàn bộ hoạt động của cơ thể. Người bệnh cảm thấy như bị điện giật hoặc ngứa ran ở ngón tay và ngón chân.
- Cảm thấy cơ thể yếu ớt, cơ không có lực, giảm sức lực
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, tinh thần uể oải, hoạt động khó khăn gây chán nản.
Chẩn đoán và cách điều trị thoát vị đĩa đệm l4 l5
Khi xuất hiện các biểu hiện triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm l4 l5, người bệnh nên đến cơ sở y tế để khám bệnh và chữa bệnh theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Phương pháp chẩn đoán
Thực hiện chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm l4 l5 như sau:
Thăm khám tại chỗ
Bác sĩ tiến hành hỏi các triệu chứng, biểu hiện của bệnh nhân mắc phải, đồng thời bệnh nhân hợp tác trao đổi tình trạng sức khỏe của bản thân.
Bác sĩ tiến hành khám tại chỗ thông qua biểu hiện bên ngoài của bệnh, chẳng hạn như: Mức độ sưng, phạm vi đau nhức.
Chụp hình ảnh tại khớp
Chụp x – quang là điều kiện tiên quyết để bác sĩ chẩn đoán chức năng của cột sống l4 l5 cũng như tình trạng tổn thương của nó. Từ đó, phân biệt được các nguyên nhân gây ra.
Chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán chính xác cho tình trạng thoát vị đĩa đệm ở mọi vị trí ngay cả ở các mô mềm xung quanh.
Sau khi thực hiện khám xét, chụp ảnh tại khớp và thăm khám lâm sàng đưa ra kết luận về nguyên nhân gây ra bệnh. Bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị bệnh dứt điểm cho bệnh nhân.
Mẹo dân gian chữa bệnh
Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng l4 l5 bằng bài thuốc dân gian rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên nó chỉ áp dụng trong giai đoạn đầu khi bệnh còn nhẹ. Khi bệnh ở giai đoạn nặng thì những mẹo dân gian này không còn hiệu quả
Những mẹo dân gian chữa thoát vị đĩa đệm thường được sử dụng sau đây.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Ngải cứu có vị đắng, tính ấm, có tác dụng sát trùng, cầm máu và giảm đau hiệu quả. Người ta sử dụng ngải cứu để chế ra các bài thuốc chữa đau xương khớp trong đó có bệnh thoát vị đĩa đệm l3 l4 l5.
Nguyên liệu: 300gr ngải cứu tươi, 2 vỏ bưởi khô, vỏ chanh khô và 2 lít rượu trắng.
Thực hiện và sử dụng:
- Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi, chảo rồi sao vàng.
- Sau khi sao vàng thì đổ vào hũ rồi đổ thêm 2 lít rượu trắng đã chuẩn bị.
- Ngâm trong hũ khoảng 30 ngày, sau đó mới đem ra sử dụng. Người bệnh nên uống 1 ly nhỏ/ ngày. duy trì trong một thời gian, cơn đau sẽ thuyên giảm.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt
Lá lốt có chứa lượng kháng viêm, kháng khuẩn và giảm đau rất tốt. Ngoài công cụng làm gia vị trong bữa ăn hằng ngày, lá lốt còn là bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm l4-l5 rất hiệu quả và an toàn.
Nguyên liệu: 40gr lá lốt tươi và 300ml sữa bò tươi.
Thực hiện và sử dụng:
- Rửa sạch lá lốt rồi đem đi giã nhuyễn, chắt lấy nước cốt.
- Cho 300ml sữa bò vào khuấy đều
- Thực hiện uống 2 lần/ ngày, duy trì uống trong vòng 90 ngày bệnh nhân sẽ thấy được hiệu quả.
Hướng dẫn một số bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm từ lá lốt:
Thoát vị đĩa đệm l4 l5 điều trị Đông y
Điều trị bằng phương pháp Đông y được nhiều bệnh nhân sử dụng. Đây là phương pháp an toàn và hiệu quả đem lại cực kỳ lớn. Tuy nhiên, phương pháp yêu cầu người bệnh cần kiên trì thực hiện trong một thời gian dài mới có kết quả tốt nhất. Vì đặc tính của thuốc Đông y là tác dụng chậm từ từ.
Bài thuốc 1
Nguyên liệu : 20g dây đau xương, 30g thục địa, 10g cam thảo, 7 quả táo tàu.
Thực hiện và sử dụng:
- Để ráo rồi bỏ vào ấm, bỏ thêm 1,5 lít nước vào.
- Sắc thuốc trong khoảng 15 phút, sau đó chắt lấy nước, để nguội rồi uống.
- Nên uống 2 – 3 lần/ ngày, thực hiện trong vòng 2 tuần bệnh nhân sẽ cảm thấy cơn đau thoát vị đĩa đệm cột sống l4 l5 giảm hiệu quả.
Bài thuốc 2
Nguyên liệu: 30g lá lốt tươi, 30g bưởi bung tươi, 30g vòi voi tươi, 30g cỏ xước tươi.
Thực hiện và sử dụng:
- Rửa sạch những nguyên liệu trên, để ráo rồi đem đi sao vàng hạ thổ rồi sắc với 1 lít nước.
- Nấu nước sôi cho đến khi còn ½ lượng nước thì đem ra uống.
- Mỗi ngày uống 2 lần.
- Thực hiện đều đặn trong vòng 14 ngày giúp người thoát vị đĩa đệm l4 l5 giảm đau nhanh chóng.
Bài thuốc 3: Cốt vương thần hiệu thang đặc trị thoát vị đĩa đệm “của vua”
Bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang đặc trị thoát vị đĩa đệm được nghiên cứu bởi đội ngũ chuyên gia Nhất Nam Y Viện – Đơn vị tiên phong phục dựng tinh hoa YHCT cung đình triều Nguyễn. Bài thuốc được phát triển trên nền tảng những phương thuốc chữa bệnh xương khớp cho vua chúa của Thái y viện, được kiểm chứng bài bản trước khi đưa vào điều trị nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, an toàn nhất cho người bệnh.
Quá trình kiểm nghiệm lâm sàng cho thấy, bài thuốc đáp ứng điều trị tốt, không bị tái phát với >95% người bệnh và 100% không gặp tác dụng phụ.
TIN BÁO CHÍ: Nhất Nam Y Viện – Địa chỉ điều trị Xương khớp theo quy cách Cung đình Huế
THÀNH PHẦN:
Sau quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng các phương thuốc của Thái y viện, các chuyên gia Nhất Nam Y Viện đã chọn lọc ra 32 vị thảo dược quý có công dụng đặc hiệu thoát vị đĩa đệm. Tiêu biểu như Dây đau xương, Hy thiêm, Phòng phong, Đương quy, Thục địa, Xuyên khung,…
Trong đó gồm nhiều thành phần là ngự dược quý thường xuyên xuất hiện trong các bài thuốc của vua, có công dụng phong phú và độ lành tính cao. Các thảo dược này thẩm thấu sâu vào toàn bộ hệ thống xương khớp, quy về các tạng can, thận, tỳ vị giúp điều dưỡng cơ thể, triệt tiêu căn nguyên gây bệnh. Đồng thời, thuốc cũng tác động trực tiếp vào các đốt sống bị thoát vị mang lại hiệu quả toàn diện.
CÔNG DỤNG:
Cốt vương thần hiệu thang điều trị thoát vị đĩa đệm theo nguyên tắc BỔ CHÍNH KHU TÀ, thường được các Ngự y sử dụng trong hầu hết các phương thuốc tiến cung. Nguyên tắc điều trị này phát huy công dụng điều trị bệnh toàn diện, vừa triệt tiêu thoát đĩa đệm từ căn nguyên đến triệu chứng vừa bồi bổ gân cốt, nâng cao thể trạng, duy trì cơ chế dự phòng bệnh tái phát.
Mỗi liệu trình điều trị thoát vị đĩa đệm tại Nhất Nam Y Viện bao gồm: bài thuốc đặc trị thoát vị đĩa đệm Cốt vương thần hiệu thang, Nhất nam giải độc, Nhất Nam thấp hoàn, Nhất Nam thần hiệu, Rượu xoa bóp. Sự kết hợp đa dạng chế phẩm này mang đến công dụng điều trị vượt trội từ TRONG – NGOÀI:
- Trừ tà khí phong hàn tà thấp, đào thải độc tố, hoạt huyết, chống viêm, giảm đau, trị dứt điểm các triệu chứng thoát vị đĩa đệm.
- Lưu thông kinh mạch và khí huyết, tăng cường hoạt động của gan – thận – tỳ vị, làm mạnh gân cốt, loại bỏ hoàn toàn căn nguyên gây bệnh.
- Kích thích sản sinh dịch nhầy tại đĩa đệm, hoạt huyết, khôi phục khả năng vận động.
- Bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng, nuôi dưỡng gân cốt, phòng ngừa bệnh tái phát.
CÁCH SỬ DỤNG:
Cốt vương thần hiệu thang được bào chế ở nhiều dạng (thuốc thang thô, thuốc sắc sẵn đóng túi hoặc cô đặc thành cao). Người bệnh có thể dễ dàng sử dụng tùy thuộc theo nhu cầu của bản thân.
Tùy thuộc vào tình trạng thoát vị đĩa đệm và cơ địa của từng người bệnh, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ thuốc riêng biệt và có hướng dẫn sử dụng cụ thể. Nhờ tính cá nhân hóa của phác đồ, bài thuốc đáp ứng điều trị tốt với mọi đối tượng, không gây phản ứng phụ dù sử dụng trong thời gian dài.
Nhìn chung, phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Cốt vương thần hiệu thang bao gồm 3 giai đoạn “1 công – 2 bổ” toàn diện: ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG, ĐIỀU TRỊ GỐC BỆNH, ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG.
Phác đồ này này giúp xử lý triệu chứng đau nhức tại chỗ nhanh hơn, giúp người bệnh sớm khôi phục khả năng vận động nên đã khắc phục hạn chế cho tác dụng chậm ở những thuốc thảo dược khác.
PHẢN HỒI CỦA NGƯỜI BỆNH SAU ĐIỀU TRỊ:
Cho đến nay, Cốt vương thần hiệu thang được ứng dụng điều trị cho +50.000 người bệnh xương khớp, trong đó chủ yếu là thoát vị đĩa đệm. Bài thuốc nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người bệnh sau điều trị.
Có mặt trong buổi tái khám, NS Trần Đức chia sẻ: “Sau 4 tháng sử dụng bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang, các triệu chứng đau nhức ở vai gáy, thắt lưng hầu như đã không còn. Nhờ vậy, tôi đi lại, vận động, quay phim rất thoải mái. Đặc biệt, còn ăn uống ngon miệng, ngủ cũng ngon giấc hơn trước nhiều”.(XEM CHI TIẾT CHIA SẺ CỦA NS TRẦN ĐỨC).
XEM THÊM: Hiệu quả điều trị xương khớp với bài thuốc Cốt Vương Thần Hiệu Thang tại Nhất Nam Y Viện? [Review của bệnh nhân]
>>>XEM NGAY chia sẻ của vị Huấn luyện viên Golfer về hành trình XÓA SỔ đau nhức xương khớp tại Nhất Nam Y Viện
Người bệnh muốn được tư vấn cụ thể hơn về tình trạng thoát vị đĩa đệm của mình cũng như liệu pháp điều trị bằng bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang, hãy liên hệ theo thông tin dưới đây:
- Tại Hà Nội: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội – Hotline: 024.8585.1102 – 0888.598.102
- Fanpage: Nhất Nam Y Viện
- Website: www.nhatnamyvien.com
Biện pháp chữa bệnh bằng Tây y
Điều trị bằng thuốc tây có ưu điểm làm giảm đau, giảm viêm nhanh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên nó không đem lại hiệu quả lâu dài, có thể tái phát bệnh trở lại. Dùng thuốc Tây có thể ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận vì thế khi sử dụng thuốc người bệnh nên tuân thủ nghiêm ngặt theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuân thủ đúng liều lượng mà bác sĩ kê đơn.
Thuốc Tây
Nhóm thuốc Tây chữa thoát vị đĩa đệm l4 l5 như sau:
- Nhóm thuốc giảm đau: Một số loại thuốc như Paracetamol,Acetaminophen,… có tác dụng ức chế đường dẫn truyền đau nhức đến não bộ, giúp giảm nhanh cơn đau.
- Nhóm thuốc kháng viêm không steroid: Ibuprofen, naproxen, aspirin,… sử dụng khi bệnh nhân có tiền sử về bệnh lý gan, thận, tim mạch.
- Nhóm thuốc giãn cơ: Có tác dụng kích thích kinh hoạt lạc, giải phóng chèn ép, củng cơ giãn ra, giúp vận động trở nên linh hoạt hơn.
- Thuốc tiêm Corticoid: Khi thoát vị đĩa đệm đến giai đoạn nặng, bệnh nhân phải đối mặt với những cơn đau dữ dội, dùng thuốc giảm đau cũng không đỡ. Lúc này bệnh nhân sẽ được chỉ định tiêm Corticoid để điều trị thoát vị đĩa đệm l4 l5. Đây là thuốc giảm đau liều mạnh có tác dụng giảm đau ngay lập tức. Tuy nhiên trước khi sử dụng nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Vật lý trị liệu
Điều trị thoát vị đĩa đệm l4 l5 bằng vật lý trị liệu là phương pháp được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Phương pháp giúp giảm đau lập tức và dạy cách huấn luyện cơ thể, phòng ngừa tổn thương.
Tùy theo mức độ, nguyên nhân bệnh lý người bệnh sẽ được trị liệu với các loại máy và bài tập vận động thích hợp.
- Bài tập hỗ trợ: Các bài tập kéo giãn cột sống, các bài tập mạnh cơ lưng và cơ bụng. Theo đó bệnh nhân được hướng dẫn nằm ngửa, gập hông, gập gối, hai tay đan chéo ép chân sát bụng. Mục đích của bài tập là để lấy lại sự cân bằng của hệ xương khớp, điều mà thường xuyên bị phá vỡ mọi lúc mọi nơi trong quá trình sống và làm việc.
- Sóng ngắn: Tác dụng hỗ trợ tuần hoàn trong các mô sâu, làm tăng dinh dưỡng vùng bị tổn thương, đồng thời đào thải các chất gây viêm, giảm đau.
- Kích thích điện: Các dòng điện giúp bệnh nhân giảm đau được áp dụng đặc biệt khi bệnh nhân đau dữ dội, cơ co thắt, các dòng điện sẽ giúp giảm đau nhờ ức chế đường dẫn truyền thần kinh lên não và đồng thời làm giảm co thắt giúp bệnh nhân nhanh chóng hết cơn đau.
- Châm cứu: Làm giảm đau lưng.
Mổ thoát vị đĩa đệm l4 l5
Khi bệnh nhân không đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa mà tình trạng bệnh ngày càng tiến triển xấu: đau dữ dội, nhân nhầy thoát ra ngoài càng nhiều,… sẽ được chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm l4 l5.
- Phẫu thuật cắt bỏ: Một phần đĩa đệm giữa đốt sống l4 và l5 gây ra sự chèn ép lê rễ dây thần kinh sẽ bị loại bỏ.
- Phẫu thuật qua da: Thực hiện qua một vết mổ nhỏ dưới sự trợ giúp của kính hiển vi.
- Thay thế đĩa đệm nhân tạo: Thực hiện qua vết mổ ở bụng. Phần đĩa đệm bị thoái vị sẽ được thay thế bằng đĩa đệm nhân tạo( nhựa, kim loại).
- Phẫu thuật hợp nhất đốt sống: Phương pháp này sử dụng mảnh ghép xương từ bộ phận khác của cơ thể để hợp nhất vĩnh viễn hai đốt sống l4 l5. Phần cột sống l4 l5 sẽ bất động vĩnh viễn.
Can thiệp ngoại khoa thực sự đem lại hiệu quả dứt điểm. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm. Người bệnh nên tham khảo kỹ càng và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín
Lưu ý chế độ ăn uống khi điều trị thoát vị đĩa đệm l4 l5
Để quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm l4 l5 nhanh chóng, hiệu quả bệnh nhân nên có chế độ ăn uống khoa học.
Người thoát vị đĩa đệm nên và không nên ăn một số thực phẩm sau:
- Các thực phẩm giàu acid béo omega 3: Omega 3 có nhiều trong các loại cá thịt trắng, cá ngừ, cá nồi,… Loại axit béo này là thành phần chính cấu tạo nên đĩa đệm, hỗ trợ ngăn chặn tình trạng lão hóa xương khớp và tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp.
- Thực phẩm giàu canxi và vitamin D: Để hấp thụ và tổng hợp được canxi, cơ thể con người có vitamin D. Vì thế, hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi bao gồm: sữa, rau màu xanh đậm( súp lơ, rau mồng tơi, rau cải), các loại đậu,…
- Nên ăn nhiều trái cây tươi: Bơ, dâu tây, cam, bưởi,… là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ dồi dào, giảm triệu chứng sưng viêm và ngăn chặn tình trạng lão hóa xương khớp.
- Ăn nhiều các loại thịt màu nhạt: Các món ăn từ thịt động vật có màu nhạt như thịt lợn, thịt gà, vịt,… là nguồn cung cấp chất đạm và protein dồi dào, tốt cho quá trình phục hồi tổn thương cột sống.
- Người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm l4 l5 nên kiêng một số thực phẩm sau:
- Các thức ăn giàu photpho như thịt đỏ( thịt bò, thịt chó, thịt trâu,…) và nội tạng động vật.
- Thực phẩm tăng lipid máu như thịt mỡ và xúc xích ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.
- Các loại thực phẩm nhiều đường, chứa nhiều chất béo bão hòa.
- Hạn chế dùng các loại nước có ga, rượu bia, chất kích thích,… có thể cản trở sự hấp thụ canxi và xương khớp, tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Kết hợp với luyện tập thể thao hàng ngày, vừa tốt cho cột sống, vừa tăng cường sức khỏe dẻo dai.
Bệnh thoát vị đĩa đệm l4 l5 là tình trạng bệnh lý xương khớp, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của cơ thể. Bệnh nhân cần chủ động nhận biết và tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời. Khi tiến hành điều trị cần kiên trì điều trị để bệnh được điều trị dứt điểm.
Bạn nên đọc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!