Bị bệnh thoát vị đĩa đệm mang thai được không?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news
Đã được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Thoát vị đĩa đệm mang thai được không, có ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản không? Đó chắc chắn là thắc mắc được rất nhiều các chị em phụ nữ và cả các anh chồng quan tâm. Vậy đâu là câu trả lời cho vấn đề này, hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bị bệnh thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản hay không?

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh phổ biến trong cộng đồng và ngày càng xuất hiện nhiều ở lứa tuổi trẻ hơn so với trước kia. Bệnh thường gây ra những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, liên tục ở vùng cột sống thắt lưng và cột sống cổ. Thậm chí cơn đau có thể lan sang vùng đầu và bả vai gây ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hàng ngày. Đối với bà bầu sẽ khiến cơ thể xuất hiện nhiều thay đổi về thể chất và nội tiết bên trong.

thoat vi dia dem mang thai duoc khong
Bị bệnh thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản hay không?

Vậy thoát vị đĩa đệm mang thai được không? Bạn cần hiểu một điều rằng thoát vị đĩa đệm là bệnh lý về xương khớp, trong khi mang thai lại liên quan đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Vậy nên có thể thấy hầu như 2 vấn đề này không ảnh hưởng gì đến nhau.

Chính vì thế, thoát vị đĩa đệm không ảnh hưởng gì đến khả năng mang thai của người phụ nữ, cũng như không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Mặc dù vậy, trong quá trình mang thai chắc chắn người phụ nữ mắc bệnh sẽ bị đau nhức cột sống và mệt mỏi nhiều hơn so với phụ nữ không bị mắc bệnh.

Bình thường, cột sống và cả phần lưng của những bà mẹ trong quá trình thai kỳ luôn phải chịu áp lực từ trọng lượng của thai nhi. Thai nhi càng phát triển thì áp lực càng cao khiến cho ngay cả những bà mẹ bình thường, khỏe khoắn khi mang thai cũng có thể bị đau mỏi lưng khi di chuyển, vận động, nghỉ ngơi.

Phụ nữ mang thai khi bị thoát vị đĩa đệm sẽ làm cho cột sống bị yếu đi, cảm thấy đau nhức nhiều hơn. Nguyên nhân do trọng lượng cơ thể tăng lên khó kiểm soát và do sự tổn thương của sụn và xương sụn. Đặc biệt, các bà mẹ mắc thoát vị đĩa đệm, họ sẽ phải chịu những ảnh hưởng xấu trong suốt 9 tháng mang thai, thậm chí ngay cả sau khi sinh gây ra rất nhiều biến chứng. Cụ thể như sau:

  • Trong thời gian mang thai, dây chằng và sụn khớp của thai phụ vừa bị tổn thương từ bệnh thoát vị đĩa đệm, vừa phải chịu áp lực từ bào thai. Sự phát triển của bào thai tỷ lệ thuận với sự gia tăng của những áp lực đối với người mẹ, tương ứng là những cơn đau.
  • Thai phụ trong giai đoạn này luôn phải đối mặt và chịu đựng những cơn đau dai dẳng từ thắt lưng và vùng xương chậu.
  • Để đảm bảo sức khỏe cho em bé, bà bầu không được dùng thuốc giảm đau trong lúc mang thai. Những loại thuốc này nguy hiểm cho cả mẹ và bé, thậm chí có thể dẫn đến dị tật về sau.
  • Những cơn đau luôn xuất hiện bất chợt mọi lúc mọi nơi, khiến thai phụ cảm giác khó chịu và mệt mỏi. Dẫn đến sức khỏe của bà bầu suy sút, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thao, chọn chơi một môn thể thao nhẹ nhàng như Yoga, giúp điều hòa thân thể, dưỡng thai hiệu quả.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý riêng cho từng người: Bổ sung những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe hệ xương khớp, mẹ và bé.
  • Thai phụ nên massage, thư giãn nhẹ nhàng các khu vực vai gáy, cổ, thắt lưng,… để giúp giảm các cơn đau hiệu quả và tốt cho em bé trong bụng.

Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?

Thoát vị đĩa đệm mang thai được không? Qua các nghiên cứu cho thấy bị thoát vị đĩa đệm không hề gây ảnh hưởng đến kết quả có thai, không gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên do mắc thoát vị đĩa đệm sẽ khiến mẹ bầu vất vả hơn trong suốt 9 tháng mang thai so với những bà mẹ khác.

thoat vi dia dem mang thai duoc khong
Qua nghiên cứu thấy rằng, quá trình thụ tinh không hề bị ảnh hưởng bởi bệnh lý thoát vị

Bệnh lý xương khớp và chức năng sinh lý, khả năng sinh sản hầu như không có ảnh hưởng, liên quan gì đến nhau. Thế nên, khả năng sinh sản không chịu ảnh hưởng từ căn bệnh thoát vị mà ngược lại phụ thuộc 2 người, cụ thể là vào chất lượng của tinh trùng và trứng.

Sức khỏe sinh lý của người nam và nữ, kể cả tần suất sinh hoạt vợ chồng là hai yếu tố chính yếu tác động đến khả năng sinh sản của nữ giới và chức năng sinh lý ở nam giới. Tuy nhiên, căn bệnh này khiến người bệnh có cảm giác lười yêu, giảm hứng thú trong chuyện ấy. Dẫn đến ảnh hưởng xấu trong hoạt động sinh lý, sinh sản cũng như chất lượng của trứng và tinh trùng.

Ngoài ra, trong một vài tư thế “YÊU” gây ra các cơn đau nhức dữ dội cho người bệnh, dẫn đến tâm lý chán nản, mệt mỏi khi quan hệ. Lúc này, để cải thiện tình trạng người bệnh thoát vị đĩa đệm cần điều trị theo phương pháp của bác sĩ kết hợp với chăm sóc cơ thể tại nhà. Cụ thể:

  • Trước khi lâm trận người bệnh bị thoát vị đĩa đệm nên massage khu vực thắt lưng, cổ để giúp cơ thư giãn, lấy lại cảm giác thăng hoa.
  • Không áp dụng những tư thế tác động trực tiếp đến vùng bị đau thoát vị, chọn những tư thế thoải mái nhất cho đối phương.
  • Tập luyện thể dục thể thao, giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn và cải thiện được tình trạng bệnh.
  • Người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể( các loại vitamin, omega3,…), đặc biệt ăn những món ăn có lợi cho hệ xương khớp và sức khỏe sinh lý nam nữ.
thoat vi dia dem mang thai duoc khong
Người bệnh nên nghỉ ngơi trong thời gian mang thai

Khi thai nhi phát triển ngày một lớn, tức là sức nặng của chúng gây áp lực cho vùng đĩa đệm càng cao, khiến tình trạng thoát vị ngày càng nghiêm trọng hơn. Bệnh tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, nhưng các chuyên gia thường khuyên chị em không nên mang thai khi đang điều trị thoát vị đĩa đệm. Bởi vì các lý do:

  • Những cơn đau âm ỉ kéo dài do thoát vị đĩa đệm gây nên khiến cơ thể chị em phụ nữ cảm thấy khó chịu, khó khăn trong việc sinh hoạt, vận động và nghỉ ngơi.
  • Thoát vị đĩa đệm sẽ làm tăng sức ép lên vùng lưng, nếu mang thai thì vùng lưng càng bị sức ép hơn do cân nặng tăng lên trong quá trình mang thai không kiểm soát được.
  • Những cơn đau do mang thai vốn đã khó chịu thì cơn đau ở người phụ nữ mang thai mắc thoát vị đĩa đệm sẽ càng khó chịu hơn.
  • Mang thai làm chậm tiến độ điều trị thoát vị đĩa đệm, bởi khi mang thai bệnh nhân không được sử dụng thuốc tây, thuốc tiêm và các loại thuốc giảm đau những bệnh nhân bình thường. Dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn sau khi sinh.
  • Như vậy, nếu có điều kiện và thời gian phụ nữ nên điều trị dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm rồi hãy mang thai, giúp cơ thể không bị áp lực đau từ 2 phía, giúp thai nhi phát triển trong điều kiện tốt nhất.
thoat vi dia dem mang thai duoc khong
Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ khi mong muốn mang thai

Lưu ý khi bị thoát vị đĩa đệm có mang thai an toàn

Nhiều chị em phụ nữ mang ngóng để có con, trong trường hợp người bệnh bị thoát vị đĩa đệm muốn mang thai thì cần lưu ý một số vấn đề. Điều này để tránh tác động đến thai nhi và ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân:

  • Trước hết, mẹ bầu hãy đến thăm khám ở cơ sở y tế để được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về cách đối phó với những cơn đau của bệnh thoát vị đĩa đệm, đồng thời thai phụ sẽ được tư vấn về phác đồ điều trị để vừa kiểm soát được bệnh và vừa đảm bảo sự phát triển tốt của thai nhi.
  • Mẹ bầu nên hết sức cẩn thận trong việc sinh hoạt hằng ngày như đi lại, làm việc, vận động. Không thay đổi các tư thế đột ngột cùng cột sống thắt lưng. Các mẹ bầu nên nằm nghiêng khi ngủ và sử dụng gối ôm hoặc đai đeo bụng để nâng đỡ phần bụng ngày một lớn.
  • Luyện tập một số bài yoga dành cho phụ nữ có thai để tránh các triệu chứng đau nhức do bệnh thoát bị gây ra.
  • Học cách massage với cường độ nhẹ nhàng, không ảnh hưởng đến thai nhi. Nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng thắt lưng, đặc biệt là buổi tối trước khi ngủ giúp giảm đau nhức, có giấc ngủ ngon và giúp thai nhi phát triển tốt hơn.
  • Thai phụ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý và khoa học, sao cho thai nhi phát triển tốt mà cân nặng của mẹ tăng không mất kiểm soát. Thai phụ nên chú ý kiểm soát cân nặng trong thời gian mang thai là điều vô cùng ý nghĩa.

Như vậy, “ Phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm mang thai được không?” câu trả lời là có. Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa, không tự tiện sử dụng thuốc, nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên nếu có thời gian và điều kiện thì lời khuyên tốt nhất cho chị em phụ nữ nên chữa trị dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm rồi mới mang thai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *