Lộ trình dinh dưỡng ứng dụng trong điều trị bệnh Viêm da

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh viêm da. Việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, giúp tình trạng da sớm được phục hồi, khỏe mạnh, bệnh tình thuyên giảm cũng như hạn chế tái phát. Hiểu được điều này, Trung tâm Dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện đã nghiên cứu, xây dựng lộ trình dinh dưỡng ứng dụng trong điều trị bệnh viêm da bằng y học cổ truyền. 

Giới thiệu đề tài

Hầu hết người bệnh khi đến Nhất Nam Y Viện thăm khám và chữa các bệnh về viêm da như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, á sừng, tổ đỉa, viêm da tiếp xúc dị ứng,… đều có một đặc điểm chung đó là chưa thực sự quan tâm, tuân thủ chế độ dinh dưỡng phù hợp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian điều trị bệnh, cũng như làm chậm quá trình bài thuốc phát huy tác dụng. Hiểu được điều này, đội ngũ chuyên gia bác sĩ Trung tâm Dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, xây dựng lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh viêm da”. 

Bác sĩ Lê Phương Trung tâm Nhất Nam Y Viện
Bác sĩ Lê Phương Trung tâm Nhất Nam Y Viện

Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Lê Phương, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Nhất Nam y Viện cho biết:

“Viêm da là bệnh thường gặp ở người Việt với biểu hiện da bị viêm đỏ, khô nứt nẻ có thể xuất hiện mụn nước gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Viêm da nếu không được điều trị kịp thời lâu ngày sẽ gây ra tình trạng lở loét, nặng hơn là viêm nhiễm hoại tử da. 

Trên thực tế, người bệnh thường lựa chọn các phương pháp điều trị dùng thuốc Tây, thuốc Đông Y. Tuy nhiên lại chủ quan trong chế độ dinh dưỡng ăn uống hàng ngày, đây là 1 trong những yếu tố khiến bệnh có thể chỉ khỏi được một thời gian ngắn lại tái phát. Đó cũng là lý do khiến tôi và các cộng sự của mình dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu xây dựng một lộ trình dinh dưỡng chuyên sâu tương ứng với quá trình điều trị bệnh viêm da bằng y học cổ truyền. 

Từ đó tối ưu hóa thời gian điều trị bệnh, giúp bệnh nhân không chỉ phục hồi da nhanh chóng mà còn tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe ngăn ngừa bệnh quay trở lại”. 

Thông qua nhiều buổi họp bàn và thảo luận, đội ngũ chuyên gia bác sĩ của Trung tâm Dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện đã thống nhất về kế hoạch mục tiêu hoạt động gồm:

  • Mô tả đặc điểm cơ địa, tình trạng sức khỏe của người bệnh bị viêm da.
  • Mô tả tình trạng dinh dưỡng của người bệnh bị viêm da khi đến khám chữa tại Nhất Nam Y Viện.
  • Mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của người bệnh bị viêm da.
  • Nghiên cứu, xây dựng lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh viêm da sao cho phù hợp với cơ địa, thể trạng của từng người. 

Theo đó, mỗi người bệnh đến với Nhất Nam Y Viện không chỉ được khám chữa bằng y học cổ truyền với liệu trình bài thuốc chi tiết mà còn được các bác sĩ tư vấn, đưa ra lộ trình dinh dưỡng tương ứng. 

Bệnh viêm da trong Y học cổ truyền

Chữa viêm da bằng y học cổ truyền khác với các biện pháp điều trị tại chỗ như bôi thuốc Corticoid ở chỗ, Đông Y tập trung giải quyết căn nguyên gây ra tình trạng bệnh, đồng thời khắc phục các triệu chứng khó chịu trên bề mặt da, cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường hàng rào bảo vệ da, ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Nguyên nhân, tình trạng bệnh trong y học cổ truyền

Theo Đông Y, viêm da thuộc chứng phong chẩn, thấp chẩn do phong – thấp – nhiệt gây ra. Khi tỳ vị bị tổn thương, cơ thể nhiễm tà độ, độ tố ứ trệ do chế độ ăn uống không lành mạnh sẽ khiến da nhiễm độc, sinh ra viêm. Bên cạnh đó, thấp nhiệt lâu ngày khiến huyết hư, âm huyết sinh phong, phong khiến làn da mẩn đỏ, ngứa ngáy, da khô, bong tróc.

Bác sĩ Lê Phương khám đánh giá tình trạng viêm da của người bệnh
Bác sĩ Lê Phương khám đánh giá tình trạng viêm da của người bệnh

Bám sát vào quan điểm này về viêm da, Đông Y sử dụng phương pháp trị khu phong, thanh nhiệt, dưỡng huyết nhuận táo. Các phương pháp này tập trung giải độc cơ thể, giúp cơ thể dễ dàng bài trừ các độc tố, bổ huyết, dưỡng huyết giúp máu lưu thông. Nhờ đó mà da được nuôi dưỡng, phục hồi từ sâu bên trong. 

Không chỉ vậy, các bài thuốc Đông Y còn phát huy tác dụng tăng cường công năng của các tạng phủ đặc biệt là gan và thận. Từ đó chính khí được nâng cao, sức đề kháng được cải thiện giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh trở lại. 

Đặc điểm nhận biết

Thông qua quá trình thăm khám và chẩn đoán bệnh bằng phương pháp tứ chẩn: Văn – Vọng – Vấn – Thiết, các bác sĩ Nhất Nam Y Viện sẽ phân tích, đánh giá và xác định đúng thể trạng, cơ địa sức khỏe của từng người bị bệnh viêm da. Kết luận này dựa vào đặc điểm nhận biết như:

  • Màu lưỡi: Với thể nhiệt lưỡi sẽ đỏ, rêu vàng mỏng, đầu lưỡi đỏ. Với thể thấp nhiệt lưỡi sẽ đỏ, rêu nhớt, có hằn răng.
  • Chân tay nóng, người già, bệnh lâu năm có thể tay chân lạnh.
  • Màu nước tiểu vàng đậm hoặc vàng nhạt
  • Khí sắc: bình thường, đôi khi mệt mỏi giai đoạn cấp khi ngứa nhiều.
  • Đối tượng người bệnh: Với trẻ em có thể gầy do ăn uống kiêng khem, hoặc béo phì do việc sử dụng thuốc có corticoid gây phù. 
Triệu chứng của người bị viêm da
Triệu chứng của người bị viêm da

Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị bệnh viêm da

Bên cạnh lựa chọn phương pháp điều trị bệnh viêm da bằng thuốc, người bệnh cũng cần kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học nhằm hỗ trợ cho quá trình chữa bệnh an toàn và hiệu quả hơn. Bởi theo các chuyên gia dinh dưỡng thì một chế độ ăn uống đủ dưỡng chất cần thiết chính là một trong những cách giúp các bệnh về viêm da được đẩy lùi. 

Vai trò của dinh dưỡng với cơ thể, với bệnh viêm da

Đông Y quan niệm, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ cũng như hỗ trợ con người phòng ngừa, đẩy lùi nhiều vấn đề bệnh lý khác nhau. Mà để có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, mỗi người cần biết cách lựa chọn loại đồ ăn thức uống phù hợp với cơ địa, thể trạng sức khỏe của bản thân.

Cũng theo Đông Y, thức ăn được phân loại theo âm và dương nhằm mục đích tạo sự quân bình trong ăn uống, nhờ đó mà cơ thể mới khỏe mạnh toàn diện, ít bệnh tật. Trong đó, nhóm thức ăn có màu tối, đen, đục, chua đắng, mặn, lạnh, mát,… thuộc tính âm. Nhóm thức ăn có màu đỏ, vàng, xanh, trắng, trong, cay, the, ngọt, nóng,… thuộc dương. Cũng vì lẽ đó mà chế độ dinh dưỡng trở nên đa dạng, khiến nhiều người không khỏi khó khăn trong việc lựa chọn đồ ăn thức uống phù hợp.

Dinh dưỡng cho người bị viêm da
Dinh dưỡng cho người bị viêm da

Riêng với bệnh viêm da cũng như cơ thể cần được nuôi dưỡng đầy đủ bằng cấp nạp các chất dinh dưỡng thông qua quá trình ăn uống sao cho phù hợp. Nhờ đó mà da được phục hồi, khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng viêm da bị tái phát. Một số vai trò nổi bật mà dinh dưỡng đem lại trong quá trình điều trị viêm da như:

  • Cung cấp nhiều loại vitamin tăng sức đề kháng tốt cho da
  • Cải tạo lớp tế bào sừng trên da, tối ưu hóa quá trình điều trị viêm da bằng thuốc.
  • Giảm nhanh các triệu chứng của viêm da
  • Tăng cường các mô liên kết dưới da, hạn chế những tổn thương do viêm da gây ra.
  • Tăng sức đề kháng, tạo ra các kháng khuẩn giúp bảo vệ cơ thể khỏi những yếu tố gây bệnh.

Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng phù hợp cần được chú trọng và quan tâm nhất là ở những người bệnh bị viêm da. Cần phải nhớ thực phẩm nào nên ăn và thực phẩm nào không nên ăn nhằm hỗ trợ cho quá trình điều trị hiệu quả, hạn chế tối đa bệnh bùng phát. 

Lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh viêm da

Thông qua việc thăm khám và chữa bệnh viêm da cho hàng ngàn người, đội ngũ chuyên gia bác sĩ của Trung tâm Dinh dưỡng cũng đã nghiên cứu, hoàn thiện lộ trình dinh dưỡng cụ thể, bám sát với từng cơ địa, thể trạng, mức độ diễn tiến bệnh của mỗi người, từ đó tối ưu hóa thời gian điều trị. Cụ thể:

  • Buổi sáng: 

Đối với các trường hợp người bệnh bị viêm da, buổi sáng nên chú trọng nhóm thức ăn chứa đường, tinh bột, nhóm sinh tố gôm rau quả trên cao. Để đa dạng hóa món ăn tránh sự nhàm chán, người bệnh nên chủ động chế biến các món ăn thành cháo, súp, xôi, chè với các loại tinh bột, ăn tươi, ép nước với các loại rau quả. 

Nhóm thức ăn chứa đường tinh bột
Nhóm thức ăn chứa đường tinh bột

Giải thích lý do chọn nhóm thức ăn này vào buổi sáng, đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng của Trung tâm cho biết: Sau một đêm dài cơ thể đã tiêu hao nhiều năng lượng để chuyển hóa thức ăn từ tối hôm trước, bởi vậy sáng hôm sau cần bù đắp thêm nhiên liệu cho cơ thể. Không những vậy, khi thức dậy lượng đường trong máu giảm nên các cơ vào não hoạt động chậm hơn so với bình thường, thì việc tiếp nạp những nhóm thức ăn này sẽ giúp cơ thể nhanh chóng được bổ sung năng lượng cần thiết.

Ngược lại, nếu buổi sáng người bệnh nhịn đói hoặc ăn uống thất thường sẽ khiến năng lượng trong cơ thể thường xuyên bị thiếu. Lâu dần càng khiến cho sức khỏe suy yếu, nhanh đói vào cuối ngày biểu hiện nên những trạng thái mệt mỏi, khó tập trung.

Lưu ý: Người bệnh nên kiêng kỵ muối vào buổi sáng, thay vào đó chỉ nên ăn ngọt là tốt nhất. Vì nếu sáng dậy mà uống nước muối sẽ vô tình làm khô các bộ phận cơ thể, khiến máu bị cô đặc, khó lưu thông, gây khô miệng và tổn thất huyết tương. Hơn hết, uống nước muối vào thời điểm này còn dễ gây ra nguy cơ tăng huyết áp. 

  • Buổi trưa:

Dinh dưỡng vào buổi trưa sẽ phân thành 2 nhóm đối tượng. Với trường hợp đối tượng người bệnh thuộc cơ thể lạnh (âm): lưỡi nhợt, tay chân lạnh, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu trong, khí sắc kém,… Thức ăn gồm chất đạm và tinh bột, thêm các loại củ, các loại hạt họ đậu, các loại rau thơm,… Bổ sung vị cay từ gừng, tiêu,… và vị chát như hoa chuối, chuối xanh, nõn ổi, lá mơ, sung,… một lượng vừa phải. Không ăn hoặc hạn chế ăn vị chua, đắng. Món ăn nên chế biến dưới dạng chiên, xào.

Hạn chế các vị chua, đắng
Hạn chế các vị chua, đắng

Với trường hợp đối tượng người bệnh thuộc cơ thể nóng (dương): lưỡi đỏ, ít tiểu, nước tiểu vàng, người nóng. Thức ăn nên gồm chất đạm và tinh bột, thêm rau quả trái non nhiều hạt như bầu bí mướp, dưa leo, khổ qua, rau xanh,… Bổ sung vị chua, đắng (tuần 2 – 3 lần). Kiêng vị cay, chát. Món ăn chế biến dưới dạng salad, luộc, canh rau, canh chua, hấp, kho nhạt. Nếu nước tiểu vàng thì ban ngày phải uống nhiều nước, tăng đồ ngọt (đường, trái cây, rau quả mát) để giải nước tiểu đến chiều tối chuyển sang màu trong vàng nhạt là ổn. 

  • Buổi tối: 

Riêng buổi tối, người bệnh nên lựa chọn nhóm thức ăn chứa chất đạm động – thực vật (ưu tiên đạm thực vật), kết hợp chất béo từ dầu mỡ, các loại hạt đậu béo, đậu phộng và gia vị cay gồm gừng, tiêu, sả, nghệ, tỏi,… Bên cạnh đó, người bệnh nên lựa chọn các loại củ mọc dưới đất để chế biến các món ăn như các loại khoai, củ sen, ấu, rong biển,…Song song với đó là bổ sung thêm vị chát (tuần 2 – 3 lần), kiêng vị đắng, chua, ngọt. Món ăn nên chế biến dưới dạng chiên hoặc xào. 

Ưu tiên đạm thực vật
Ưu tiên đạm thực vật

Lưu ý: Lộ trình dinh dưỡng ứng dụng trong điều trị bệnh viêm da tại Nhất Nam Y Viện sẽ có những điều chỉnh dựa trên kết quả thăm khám chẩn đoán thể trạng, cơ địa, mức độ bệnh của mỗi người. 

Một số lưu ý cho người bệnh

Trên thực tế có rất nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe của một người bình thường, tuy nhiên chúng lại trở nên phản tác dụng đối với những người bị bệnh viêm da. Vì vậy, trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân nên chủ động hạn chế nhóm thực phẩm này nhằm hỗ trợ cho quá trình điều trị diễn ra nhanh và hiệu quả hơn, cũng như hạn chế tình trạng viêm da bị biến chứng nặng hơn. 

Một số lưu ý cho người bệnh
Một số lưu ý cho người bệnh

Theo đó, một số thực phẩm mà người bị viêm da hạn chế hoặc không nên sử dụng gồm:

  • Nhóm chất béo chuyển hóa: Tức là nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa được tìm thấy nhiều trong các loại đồ ăn thức uống chế biến sẵn. Nhóm thực phẩm này khi ăn vào sẽ làm tăng khả năng viêm da, da đỏ nặng hơn. Có thể kể đến các đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán, bánh quy bơ, sandwich,…
  • Các loại hải sản: Tôm, Cua, Ghẹ, Mực,… người bệnh nên hạn chế ăn. Bởi đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều loại đạm khác nhau, và chứa nhiều histamin tự do gây ngứa. Thông thường với những người bệnh bị viêm da hay bị phản ứng dị ứng thì hải sản có thể là tác nhân đầu tiên.
  • Đồ uống có chất kích thích: Rượu bia có khả năng làm khuếch đại thêm phản ứng viêm do giải phóng các cytokine tiền viêm, khiến cho tình trạng viêm da nặng hơn. Ngoài rượu bia, những đồ ăn thức uống chứa cồn hoặc chất kích thích đều khiến người bệnh có cảm giác kích ứng, gây ngứa mạnh.
  • Thịt đỏ: Thịt bò, thịt cừu,.. mặc dù đầy là nhóm thức ăn giàu dinh dưỡng tuy nhiên bạn nên hạn chế vì chứa chất béo bão hòa làm kích thích các phản ứng viêm. Vì vậy, người bệnh nên thay thịt đỏ thành thịt trắng như thịt gà, vịt, cá như nguồn chất đạm thiết yếu trong khẩu phần ăn của mình.

Lưu ý: Người bệnh không nhất thiết phải kiêng hết tất cả nhóm thực phẩm nên trên. Thay vì vậy, người bệnh nên xem bản thân thường dị ứng với thực phẩm nào thì chỉ cần kiêng thực phẩm đó. 

Ngoài ra, người bệnh cũng nên kiêng tiếp xúc với các chất gây dị ứng như mỹ phẩm, lông thú,… Đồng thời trong quá trình điều trị bệnh cần học cách vệ sinh, chú ý giữ ẩm cho da bằng cách: 

  • Sử dụng các dòng sữa tắm dịu nhẹ cho da, pH trung tính, giữ da khô thoáng, tránh mồ hôi
  • Nên lựa chọn đồ quần áo cotton thoáng mát, tránh các chất liệu vải jean hoặc vải thô khi cọ xát khiến da bị tổn thương
  • Tắm nước ấm vừa, tránh căng thẳng
  • Cắt móng tay móng chân tránh bị cào xước. 

Như vậy, việc sở hữu một chế độ dinh dưỡng chuẩn chính là nền tảng giúp người bệnh tối ưu hóa thời gian điều trị cũng như tăng thêm sức đề kháng nâng cao sức khỏe, giúp da dẻ nhanh chóng được phục hồi, ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Để biết thêm thông tin chi tiết về lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh viêm da, bạn chủ động liên hệ với chuyên gia bác sĩ của Trung tâm Dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện qua thông tin sau: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *