Huyệt Quan Nguyên: Huyệt Vị “Khai Phá” Sức Khỏe

Huyệt Quan Nguyên: Huyệt Vị “Khai Phá” Sức Khỏe
Huyệt Quan Nguyên
  • Tên gọi khác: Huyệt Hạ Kỷ, huyệt Tam Kết Giao, huyệt Thứ Môn, huyệt Đại Trung Cực, huyệt Đơn Điền và huyệt Đan Điền
  • Vị trí: Nằm ở dưới rốn
  • Tác dụng: Chữa bệnh sinh lý nữ, sinh lý nam và bệnh tim mạch, xương khớp ở người già.

Huyệt Quan Nguyên là huyệt đạo quan trọng giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý cho cả nam và nữ giới. Để biết vị trí huyệt đạo, tác dụng của huyệt cũng như phương pháp tác động đúng cách, các bạn không nên bỏ qua bài viết này. 

Tổng quan về huyệt Quan Nguyên

Mỗi huyệt đạo trên cơ thể đều có những đặc điểm riêng biệt về vị trí, đặc tính và tác dụng. Dưới đây là một số thông tin chia sẻ tổng quan về huyệt Quan Nguyên mà bạn cần nắm rõ. 

Huyệt Quan Nguyên là gì?

Huyệt Quan Nguyên là một trong những huyệt vị hiểm yếu nhất của cơ thể. Đồng thời là nơi hội tụ của mạch nhâm cùng 3 kinh âm ở phần chân. Ngoài tên gọi là Quan Nguyên, huyệt vị này còn được gọi là huyệt Hạ Kỷ, huyệt Tam Kết Giao, huyệt Thứ Môn, huyệt Đại Trung Cực, huyệt Đơn Điền và huyệt Đan Điền. 

Xét theo nghĩa, “Quan” trong “Trung Y Cương Mục” có nghĩa là cửa – nơi cốt yếu của sự vật, là điểm khởi đầu để phân tán đi. Còn “Nguyên” được hiểu là to lớn, khi ghép lại có thể hiểu là nơi xuất phát của nguồn khí lớn mạnh từ bên ngoài vào trong cơ thể. Vì thế, nhiều người còn coi Quan Nguyên huyệt là nơi tập trung nguyên khí của cơ thể. 

Đọc thêm: Huyệt Á Môn – Cách Xác Định Và Tác Dụng Của Huyệt Đạo

Huyệt Quan Nguyên là một trong những huyệt vị hiểm yếu nhất của cơ thể
Huyệt Quan Nguyên là một trong những huyệt vị hiểm yếu nhất của cơ thể

Huyệt Quan Nguyên là huyệt đạo thứ 4 của mạch Nhâm, huyệt đạo thứ 26 của kinh Bàng Quang. Huyệt hội của mạch Nhâm với 3 kinh âm ở chân và nằm trên đường phân chia ranh giới của mạch Nhâm và mạch Xung. Huyệt hội trong hệ thống kinh cân – cơ của Thận, Tỳ và Can cũng như nằm trong 4 huyệt hội của khí Dương gồm: Huyệt Chí Dương, huyệt Trung Quản, huyệt Thiên Đột và huyệt Quan Nguyên. 

Vị trí huyệt Quan Nguyên

Huyệt Quan Nguyên nằm ở vị trí vô cùng quan trọng, cụ thể là ở dưới rốn. Nơi chứa đựng phần lớn nguyên khí của cơ thể và thường được xác định bằng 2 cách. Đầu tiên là lấy điểm bắt đầu là rốn, đo xuống dưới 3 tấc, huyệt nằm ngay tại bờ xương mu cách đó 2 thốn. Cách thứ 2, bạn có thể áp bàn tay vào bụng theo chiều ngang sao cho ngón trỏ chạm vào rốn. Vị trí của ngón trỏ ở phía dưới chính là vị trí huyệt đạo mà bạn cần tìm. 

Xét theo giải phẫu, huyệt Đan Điền nằm trên đường trắng, còn sau đường trắng là mạc ngang và phúc mạc. Sâu bên trong tại vị trí huyệt có ruột non, phần da vùng huyệt chịu sự chi phối bởi tiết đoạn dây thần kinh D11, dây thần kinh D12. 

Tác dụng của huyệt Quan Nguyên

Huyệt Quan Nguyên khi được tác động đúng cách sẽ mang lại những công dụng như sau:

  • Với nữ giới: Có khả năng giải quyết tình trạng khí hư ra nhiều, tắc kinh, rong kinh, đau bụng kinh,… Từ đó làm giảm đáng kể tình trạng suy nhược cơ thể, mệt mỏi, trúng gió,… 
  • Với nam giới: Bổ thận tráng dương, tăng cường khí huyết và giúp hỗ trợ cải thiện một số bệnh nam khoa như: Di tinh, liệt dương, xuất tinh sớm, yếu sinh lý,… 
  • Đối với người già: Người cao tuổi, người trung niên sức khỏe yếu có thể tác động lên huyệt đạo này để cải thiện bệnh tim mạch, xương khớp. Nhờ đó giúp nâng cao hệ miễn dịch, phòng tránh đột quỵ, ổn định huyết áp,…

Xem ngay: Huyệt Kiên Trung Du – Cách Xác Định, Tác Dụng Với Sức Khỏe

Với người già, khi tác động vào huyệt sẽ giúp cải thiện đáng kể vấn đề tim mạch
Với người già, khi tác động vào huyệt sẽ giúp cải thiện đáng kể vấn đề tim mạch

Cách tác động lên huyệt Quan Nguyên

Tương tự như nhiều huyệt đạo khác, Quan Nguyên cũng được tác động theo 2 cách là châm cứu và bấm huyệt. Chi tiết như sau:

Cách bấm huyệt

Để tác động lên huyệt Đan Điền bằng cách bấm huyệt, mọi người có thể làm theo hướng dẫn sau đây:

  • Dùng tay xác định vị trí huyệt Đan Điền.
  • Áp toàn bộ 2 bàn tay lên bụng, massage nhẹ nhàng vùng bụng theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện từ 1 – 3 phút cho tới khi vùng bụng ấm nóng lên. 
  • Dùng ngón tay cái của bàn tay phải ấn lên huyệt Đan Điền một lựa vừa phải. Đồng thời day nhẹ trong 3 phút rồi thả ra, thực hiện ít nhất 30 phút/lần bấm huyệt. Nên bấm huyệt vào buổi tối để đạt hiệu quả cao hơn, nhất là với nam giới.

Cách châm cứu

Các bước châm cứu lên huyệt Đan Điền được tiến hành như sau:

  • Xác định vị trí Đan Điền huyệt. 
  • Châm kim vào huyệt Đan Điền theo hướng thẳng đứng, sâu từ 0.3 – 2 thốn trong khoảng 15 – 20 phút. 

Lưu ý: Châm cứu là phương pháp gây nhiều rủi ro, có thể gây tê cứng, kèm theo đau đớn nhiều hơn so với bấm huyệt. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện cũng như chỉ nên châm cứu tại những cơ sở uy tín và có chuyên môn cao. 

Phối cùng các huyệt đạo khác

Mặc dù huyệt Quan Nguyên có thể mang tới nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ trị bệnh, nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, để cải thiện nhiều bệnh lý khác nhau, các bạn có thể phối Quan Nguyên huyệt cùng nhiều huyệt đạo khác. Cụ thể như sau:

  • Phối cùng huyệt Trung Quản, huyệt Mệnh Quan, huyệt Khí Hải trị dương khí suy yếu, chứng hạ nguyên hư suy. 
  • Phối với huyệt Âm Lăng Tuyền trị khí bế, tiểu vàng. 
  • Phối với huyệt Trung Quản trị vị khí hư tổn.
  • Phối cùng huyệt Mệnh Quan trị tiêu chảy do tỳ thận khí hư. 
  • Kết hợp với huyệt Âm Lăng Tuyền trị suy thận, hiện tượng cúi người khó khăn.
  • Chữa bệnh kiết lỵ, tiêu chảy không cầm được khi phối với huyệt Thái Khê. 
  • Điều trị bọng đái sưng, có cảm giác căng tức khi phối cùng huyệt Dũng Tuyền.
  • Phối cùng huyệt Chiếu Hải, huyệt Bạch Hoàn Du, huyệt Thái Khê, huyệt Tam Âm Giao để chữa chứng di tinh, tiểu rắt, tiểu buốt. 
  • Chữa di niệu, chứng tiểu không kiểm soát khi phối với huyệt Đại Đôn, huyệt Hành Gian, huyệt Khí Hải, huyệt Âm Lăng Tuyền.
  • Điều trị đau bụng do khí lạnh, tiêu chảy lâu ngày khi phối với huyệt Thiên Xu, huyệt trung Đản, huyệt Tam Âm Giao, huyệt Liệt Khuyết. 
  • Phối với huyệt Đại Đôn trị dịch hoàn sưng. 
  • Chữa bạch trọc, di tinh thông qua huyệt Tâm Du, huyệt Quan Nguyên, huyệt Tam Âm Giao, huyệt Thận Du.
  • Phối cùng huyệt Khí Xung trị nhiệt lâm. 
  • Phối với huyệt Tâm Du, huyệt Trung Cực và huyệt Bạch Hoàn Du trị di tinh, mộng tinh, tiết tinh. 
  • Trị tiêu chảy mất kiểm soát khi phối với huyệt Thần Khuyết. 
  • Phối với huyệt Khúc Cốt trị bí tiểu. 

Có thể bạn chưa biết: Huyệt Chương Môn – Vị Trí, Tác Dụng Trong Điều Trị Bệnh Lý

Huyệt Quan Nguyên có thể phối cùng nhiều huyệt đạo khác
Huyệt Quan Nguyên có thể phối cùng nhiều huyệt đạo khác
  • Huyệt Khúc Trì, huyệt Bách Hội, huyệt Hợp Cốc, huyệt Kiên Tỉnh, huyệt Phong Trì, huyệt Kiên Ngưng khi được phối với huyệt Đan Điền sẽ giúp điều trị, phòng ngừng trúng phong. 
  • Trị chứng bệnh hư nhược ở người già khi phối cùng huyệt Thần Khuyết, huyệt Tỳ Du, huyệt Đại Trường Du.
  • Chữa chứng bí tiểu khi phối với huyệt Âm Lăng Tuyền, huyệt Âm Cốc. 
  • Phối cùng huyệt Thái Xung, huyệt Trung Quản, huyệt Túc Tam Lý trị tỳ vị dương hư, tay chân quyết lãnh. 
  • Điều trị thương hàn thông qua huyệt Cách Du, huyệt Đại Chùy
  • Tiến hành phối cùng huyệt Thiên Xu, huyệt Túc Tam Lý, huyệt Tiểu Trường Du trị bệnh về đường ruột như tiêu chảy, đau dạ dày, đau bụng,…
  • Phối cùng huyệt Thái Khê, huyệt Bá Hội, huyệt Mệnh Môn, huyệt Thận Du trị liệt dương. 
  • Trị Băng Hậu khi phối với huyệt Ẩn Bạch. 
  • Huyệt Trường Cường, huyệt Phục Lưu, huyệt Đại Môn khi phối cùng Quan Nguyên huyệt giúp trị viêm tuyến tiền liệt ở nam giới khá hiệu quả. 
  • HUyệt Chương Môn, huyệt Trung Cực và huyệt Cấp Mạch góp phần trị xuất huyết bàng quang. 
  • Cải thiện triệu chứng tiểu khó sau sinh ở phụ nữ khi phối cùng với huyệt Khí Hải, huyệt Dũng Tuyền. 
  • Phối cùng huyệt Túc Tam Lý, huyệt Thạch Môn điều trị chứng tiêu chảy. 
  • Tiến hành phối cùng huyệt Thiên Xu, huyệt Cưu Vĩ trị bệnh thổ tả. 
  • Phối với huyệt Huyết Hải, huyệt Túc Tam Lý, huyệt Ẩn Bạch giúp mang tới hiệu quả trị bệnh xuất huyết tử cung. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các ghi chép khác về cách phối huyệt Quan Nguyên cùng các huyệt đạo khác để tối ưu hiệu quả trị bệnh. Việc phối cùng huyệt đạo nào sẽ phụ thuộc vào tình trạng, mức độ bệnh lý, thể trạng của người bệnh nên cần làm theo chỉ định của thầy thuốc – bác sĩ. 

Lưu ý khi châm cứu, bấm huyệt Quan Nguyên

Khi tác động lên huyệt Quan Nguyên bằng cách châm cứu, bấm huyệt, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Chỉ thực hiện bấm huyệt, châm cứu lên huyệt Đan Điền tại những cơ sở uy tín, có giấy phép hoạt động đầy đủ. 
  • Hãy đi tiểu trước khi tiến hành châm cứu, bấm huyệt. 
  • Không tác động lên huyệt Đan Điền trong khi đang mang thai, nhất là ở 3 tháng đầu thai kỳ. 
  • Tránh châm cứu quá lâu với những người đang bị chứng bí tiểu. 
  • Trường hợp xuất hiện tình trạng đắc khí hay căng tức lan xuống bộ phận sinh dục, các bạn nên dừng việc châm cứu ngay. 
  • Sau khi châm cứu, bấm huyệt nên ở lại 30 phút, nếu không có gì bất thường, bạn có thể ra về. 

Huyệt Quan Nguyên mang tới nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nói chung, đặc biệt là với nam giới. Mong rằng thông qua bài viết, các bạn đã hiểu rõ hơn về huyệt đạo cũng như biết cách tác động lên huyệt một cách an toàn, hiệu quả nhất.  

Tìm hiểu thêm: