Huyệt Bách Hội: Vị Trí, Công Dụng Và Cách Tác Động Hiệu Quả

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Huyệt Bách Hội nằm trong hệ thống huyệt đạo quan trọng của con người. Tác động vào huyệt đúng cách có thể chữa trị một số bệnh lý trên cơ thể. Để hiểu rõ hơn về vị trí và tác dụng của huyệt đạo này, mời bạn cùng đọc bài viết chi tiết dưới đây.

Tổng quan về huyệt Bách Hội

Huyệt Bách Hội là huyệt đạo quan trọng trong hệ thống kinh lạc trên cơ thể. Hiểu rõ huyệt này sẽ giúp cải thiện sức khỏe và thể trạng của chúng ta.

Về tên gọi: Bách Hội còn có tên gọi khác là Dương Ngũ Hội, Thiên Sơn, Quỷ Môn, Thiên Mã, Duy Hội, Tam Dương, Mê Hoàn Cung, Điên Thượng. Giải thích về nguồn gốc tên gọi, các tài liệu Y học cổ truyền ghi rằng, đây là huyệt thứ 20 của đường kinh mạch Đốc (đường nằm dọc theo cột sống, tác động đến dương khí của toàn cơ thể) – huyệt Bách Hội tứ thần thông. “Bách” là hàng trắm, “hội” là quy tụ, hội họp lại. 

Về vị trí: Huyệt Bách Hội nằm ở trung tâm đỉnh đầu, đường nối đỉnh của 2 vành tai và đường chạy dọc cơ thể. Để xác định huyệt Bách Hội nằm ở đâu bạn chỉ cần tìm điểm lõm trên giữa đỉnh đầu là có thể cảm nhận được.

Tham khảo: Huyệt Thái Dương Là Gì, Nằm Ở Đâu?

huyet bach hoi
Huyệt Bách Hội là huyệt đạo quan trọng trong hệ thống kinh lạc trên cơ thể

Cách tìm huyệt Bách Hội:

Cách xác định huyệt Bách Hội không quá khó, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Xòe rộng hai bàn tay và cắm hai ngón cái vào hai lỗ tai.
  • Bước 2: Đưa 2 ngón giữa hướng về phía đỉnh đầu, các ngón còn lại ôm lấy đầu.
  • Bước 3: Huyệt cần xác định chính là điểm chạm của hai ngón giữa, khi ấn có cảm giác căng tức.

Công dụng của huyệt Bách Hội

Là đầu mối quy tụ nhiều của hệ thống kinh mạch quan trọng, huyệt Bách Hội đem lại những lợi ích lớn đối với sức khỏe. Theo tài liệu Y học cổ truyền, huyệt có công dụng bình can tức phong, thăng dương cử khí. Cụ thể, khi tác dụng huyệt Bách Hội có thể kể đến như sau.

Tăng cường tuần hoàn máu và trí nhớ

Theo nguyên tắc dưỡng sinh được truyền lại, việc chải đầu không chỉ là hành động chăm sóc tóc mà còn giúp đả thông kinh mạch. Lúc này, hệ thần kinh trung ương được thư giãn tốt nhờ việc tác động vào huyệt Bách Hội. 

Vì vậy, đối với những người khí huyết lưu thông kém, bệnh nhân mắc chứng Parkinson, mất trí nhớ, trúng gió đều có thể tác động vào huyệt này để cải thiện. Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến khích bạn nên chải đầu bằng tay để tăng cường sức khỏe, dưỡng sinh khí.

Hỗ trợ chữa huyết áp thấp, rối loạn tiền đình

Vì có công dụng là thăng dương khí, can tức phong, nên huyệt này rất có ích trong việc giảm các triệu chứng do huyết thấp gây ra. Những người thường xuyên bị hoa mắt, đau đầu, ù tai, bệnh nhân rối loạn tiền đình có thể day ấn huyệt để cải thiện. 

Giảm mệt mỏi, giúp đầu óc tỉnh táo thư giãn

Nhiều nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng, day ấn huyệt Bách Hội thường xuyên sẽ giúp đầu óc tỉnh táo, giữ tinh thần hưng phấn. Thao tác day ấn huyệt sẽ tác động vào quá trình lưu thông khí huyết, tăng tính đàn hồi, tăng khả năng lưu thông mạch máu.

Ngoài ra, khi châm cứu huyệt này còn giúp cải thiện trí nhớ, kiểm soát tốt các hành vì rối loạn. Đây cũng là phương pháp được các Thái y thời xưa thực hiện nhằm giảm bớt căng thẳng, giữ tinh thần thư thái cho vua chúa, phi tần.

Xem thêm: Tìm Hiểu Vị Trí Và Công Năng Trị Bệnh Của Huyệt Ấn Đường

huyet bach hoi
Tác động vào huyệt giúp đầu óc tỉnh táo thư giãn

Cải thiện chứng mất ngủ

Theo nghiên cứu Y học cổ truyền, huyệt Bách Hội còn giúp phòng chống các bệnh về thần kinh thông qua phương pháp châm cứu, thủy châm, bấm huyệt.

Xoa bóp bấm huyệt ở vị trí này giúp cải thiện giấc ngủ một cách hiệu quả, đem lại cảm giác dễ chịu, ngủ ngon và sâu hơn. Bên cạnh đó, các chuyên gia còn tìm ra mối liên hệ giữa huyệt với chức năng của hệ thần kinh, não bộ, giảm đau lưng và suy nhược cơ thể.

Cách bấm huyệt chữa bệnh

Bên cạnh việc nhận biết vị trí thì cách bấm huyệt Bách Hội cũng là băn khoăn lớn của nhiều người. Bởi nếu không biết thực hiện đúng sẽ làm huyệt Bách Hội bị đau hoặc gây ra tác dụng phụ. Theo đó, người bệnh cần thực hiện bấm huyệt theo đúng khuyến cáo của các thầy thuốc Đông y. Cụ thể các bước tiến hành cách bấm huyệt Bách Hội lần lượt như sau:

  • Chọn tư thế thích hợp, ngồi trên ghế có tựa lưng hoặc thư giãn trên giường.
  • Giữ đầu óc thoải mái, tập trung vào việc bấm huyệt.
  • Xác định đúng vị trí huyệt Bách Hội ở đâu theo như chỉ dẫn ở phần trên bài viết.
  • Sử dụng bàn tay thuận, nắm hờ, ngón giữa hơi khum lại, đặt vào điểm vuông góc với huyệt. Từ từ đưa gốc bàn tay (phần gần cổ tay) áp vào phía trên vành tai để tạo điểm tựa.
  • Ngón tay giữa day ấn vào huyệt theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 2 phút.
  • Thư giãn, nghỉ ngơi sau khi thực hiện bấm huyệt.

Lưu ý: Tư thế khi thực hiện day bấm huyệt rất quan trọng, đóng vai trò quyết định đến kết quả của trị liệu. Điều này cũng giúp phòng ngừa nguy cơ đau huyệt Bách Hội, giúp người thực hiện dễ dàng xác định được vị trí huyệt.

Xem thêm: Huyệt Thái Dương Nằm Ở Đâu? Có Tác Dụng Gì Đối Với Sức Khỏe

huyet bach hoi
Tư thế nằm khi bấm huyệt rất quan trọng

Phối huyệt vị trị bệnh hiệu quả

Dưới đây là cách phối huyệt Bách Hội trị bệnh hiệu quả:

  • Phối Dịch Môn (Ttu.2) + Thần Đạo (Đc.11) + Thiên Tỉnh (Ttu.10) trị hồi hộp, lo sợ (theo Tư Sinh Kinh).
  • Phối Não Không (Đ.19) + Thiên Trụ (Bq.10) trị chứng đầu phong ( theo Tư Sinh Kinh).
  • Phối Đại Trường Du (Bq.25) + Trường Cường (Đc.1) trị trẻ nhỏ bị thoát giang (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối Cưu Vĩ (Nh.15) + Trường Cường (Đc.1) trị trực tràng sa (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối Thuỷ Câu (Đc.26) trị hay cười (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối Hậu Đỉnh (Đc.19) + Hợp Cốc (Đtr.4) trị đầu gáy đau (theo hâm Cứu Đại Thành).
  • Phối Kinh Cừ (P.8) + Tiền Cốc (Ttr.2) trị sốt rét (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối Giải Khê (Vi.41) trị động kinh (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối Côn Lôn (Bq.60) + Ty Trúc Không (Ttu.23) trị trẻ nhỏ bị động kinh (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối Trường Cường (Đc.1) trị trực tràng sa (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thượng Tinh (Đc.23) trị giữa đầu đau (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối Nội Quan (Tb.6) + Thần Môn (Tm.7) trị Tâm hư, kinh sợ, tâm thần không yên (theo Châm Cứu Tập Thành).
  • Phối Âm Cốc (Th.10) + Gian Sử (Tb.5) + Phục Lưu (Th.7) trị cuồng (theo Loại Kinh Đồ Dực).
  • Phối cứu Đản Trung (Nh.17) + Khí Hải (Nh.6) + Nhân Trung trị chứng quyết nghịch (theo Loại Kinh Đồ Dực).
  • Phối Cưu Vĩ (Nh.15) trị l (theo Linh Quang Phú).
  • Phối Tín Hội (Đc.22) trị trúng phong đột ngột (theo Ngọc Long Kinh).
  • Phối Âm Giao (Nh.7) + Chiếu Hải (Th.6) + Thái Xung (C.3) trị bệnh ở họng (theo Tịch Hoằng Phú).
  • Phối cứu Cưu Vĩ (Nh.15) trị trẻ nhỏ bị thoát giang nặng (theo Tịch Hoằng Phú).
  • Phối Ấn Đường + Đại Đôn (C.1) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Trung Quản (Nh.12) + Trung Xung (Tb.9) trị trẻ nhỏ bị cấp kinh phong (theo Châm Cứu Đại Toàn).
  • Phối cứu Kiên Ngung (Đtr.15) + Phát Tế + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyệt Cốt (Đ.39). Bệnh bên trái cứu bên phải và ngược lại trị di chứng trúng phong (theo Vệ Sinh Bảo Giám).
  • Phối Đại Chùy (Đc.14) + Gian Sử (Tb.5) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Tĩnh (Đ.21) + Phong Trì (Đ.20) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị phong trúng tạng phủ (theo Vệ Sinh Bảo Giám).
  • Phối Hoàn Khiêu (Đ.30) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Tuyệt Cốt (Đ.39) để ngừa trúng phong (theo Thần Cứu Kinh Luân).
  • Phối Thận Du (Bq.23) + Tỳ Du (Bq.20) trị tiêu chảy lâu ngày gây ra hoạt thoát, hạ hãm (theo Thần Cứu Kinh Luân).
  • Phối Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Phong Trì (Đ.20) trị ngoại cảm phong hàn (theo Thái Ất Thần Châm Cứu).
  • Phối Khí Hải (Nh.6) + Thần Khuyết (Nh.8) + Thiên Xu (Vi.25) trị cửu lỵ, dương hư, tiêu chảy không cầm (theo Cảnh Nhạc Toàn Thư).
  • Phối Đại Chùy (Đc.14) trị nóng trong xương, răng khô (theo Bệnh Cơ Khí Nghi Bảo Mệnh Tập).
  • Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bq.23) trị Thận hư, đầu phong (theo Trung Hoa Châm Cứu Học).
  • Phối Mệnh Môn (Đc.4) + Quan Nguyên (Nh.4)+ Trung Liêu (Bq.33) trị tiểu không tự Chủ (theo Trung Quốc Châm Cứu Học.)
  • Phối Chiếu Hải (Th.6) + Duy Đạo (Đ.28) + Đại Hách (Th.12) + Khí Hải (Nh.6) + Thái Xung (C.3) trị tử cung sa (theo Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
  • Phối Thần Môn (T.7) + Tứ Thần Thông + Dũng Tuyền (Th.1) trị chóng mặt do hư chứng (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối Cưu Vĩ (Nh.15) + Dũng Tuyền (Th.1) + Tam Lý [Túc](Vi.36) trị trúng phong (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối Thượng Tinh (Đc.23) [cứu] trị chóng mặt, sợ lạnh (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối Thận Du (Bq.23) + Tỳ Du (Bq.21) [cứu] + Yêu Nhãn trị trực tràng sa (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối Thận Du (Bq.23) [cứu] trị tai ù (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối Phong Môn (12) [cứu] + Thông Thiên (Bq.7) + Thượng Tinh (Đc.23) trị mũi chảy nước không cầm (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối Trung Quản (Nh.12) [cứu] trị tử cung sa (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối Tỳ Du (Bq.20) [cứu] trị trẻ nhỏ khóc đêm (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đtr.11) + Phong Phủ (Đc.16) trị não viêm, người cứng như gỗ (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối Nhân Trung (Đc.26) + Nội Quan (Tb.6) trị hôn mê (ngất) (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối Ấn Đường + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Dương trị đầu nhức (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối Thừa Sơn (Bq.57) + Trường Cường (Đc.1) trị trực tràng sa (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối Duy Bào + Khí Hải (Nh.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị tử cung sa (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối Nhân Trung (Đc.26) trị trụy mạch (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối Đại Chùy (Đc.14) + Tâm Du (Bq.15) + Thần Môn (T.7) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị hay quên (theo Châm Cứu Học Thủ Sách).

Những lưu ý quan trọng khi thao tác bấm huyệt

Do nằm trên kinh mạch quan trọng trên cơ thể nên việc điều trị vì vậy, ngoài việc nắm được công dụng của huyệt Bách Hội chữa bệnh gì, người bệnh và người thực hiện cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thao tác bấm huyệt cần được thực hiện nhịp nhàng, tác động bằng lực đủ mạnh để có tác dụng tốt. Ngoài cách dùng tay ấn huyệt, bạn có thể dùng đầu đũa hoặc 5 – 6 chiếc tăm bó chặt để thay thế.
  • Mỗi lần bấm huyệt nên duy trì liệu trình từ 15 – 30 ngày, mỗi ngày thực hiện trong 30 phút để đạt hiệu quả tối đa. Ngoài ra, liệu trình này cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ bệnh, thể trạng của từng người. 
  • Trong quá trình bấm huyệt, nếu người bệnh đột nhiên cảm thấy chóng mặt, ra mồ hôi nhiều, mặt tái nhợt, hoa mắt,… cần ngừng bấm huyệt. Ngay sau đó lau mồ hôi cho người bệnh, uống nước ấm và làm nóng cơ thể và nghỉ ngơi tại chỗ.
  • Người bệnh có khối u, bệnh lý về da ở vùng đầu, mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính, sốt cao không nên day bấm huyệt.
  • Nên thực hiện bấm huyệt đúng liệu trình dưới sự theo dõi và thực hiện của các chuyên gia để không gặp phải biến chứng. 

Bài viết trên đây đã giải đáp thông tin chi tiết về vị trí tác dụng của huyệt Bách Hội đối với cơ thể. Mong rằng những kiến thức trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh lý.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *