Huyệt Thiên Đột Giảm Viêm Phế Quản, Viêm Họng

Huyệt Thiên Đột Giảm Viêm Phế Quản, Viêm Họng
Huyệt Thiên Đột
  • Tên gọi khác: Huyệt Thiên Cù, huyệt Ngọc Hộ
  • Vị trí: Nằm tại phần lõm trên của xương ngực, sát với xương ức, ngang với phần xương đòn ở cả 2 bên
  • Tác dụng: Hóa đờm, tuyên phế, khai âm thanh, lợi yết hầu, điều khí cho cơ thể

Huyệt Thiên Đột là huyệt vị quan trọng của cơ thể, chuyên chủ trị các bệnh liên quan tới đường hô hấp. Để xác định vị trí của huyệt vị, cách tác động đúng chuẩn, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây. 

Vị trí huyệt Thiên Đột 

Huyệt Thiên Đột hay còn gọi là huyệt Thiên Cù, huyệt Ngọc Hộ. Trong đó, “Thiên” có nghĩa là vùng bên trên, “Đột” ám chỉ ống khói. Vậy nên huyệt đạo này thường được dùng để thông khí, giúp thông khí từ phổi ra. 

Huyệt Ngọc Hộ là huyệt vị thứ 22 của mạch Nhâm, nằm trong 4 huyệt hội của khí âm và dương. Cụ thể bao gồm huyệt Chí Dương, huyệt Trung Đản, Thiên Đột và huyệt Quan Nguyên. 

Xem ngay: Huyệt Kiên Tỉnh Ở Đâu, Có Tác dụng Gì Với Sức Khỏe?

Huyệt Thiên Đột hay còn gọi là huyệt Thiên Cù, huyệt Ngọc Hộ
Huyệt Thiên Đột hay còn gọi là huyệt Thiên Cù, huyệt Ngọc Hộ

Được biết, huyệt Ngọc Hộ nằm tại phần lõm trên của xương ngực, sát với xương ức, ngang với phần xương đòn ở cả 2 bên. Xét về cấu tạo giải phẫu của huyệt, bên trong huyệt được tạo bởi cơ chũm, cơ ức, cơ đòn, bờ bên trong của cơ ức, đòn, móng cùng giáp trạng và cơ ức. 

Tại vị trí này, các nhánh dây thần kinh số 11, 12 sẽ điều tiết dây thần kinh vận động của huyệt. Phần da ở vùng huyệt Ngọc Hộ được điều tiết từ dây thần kinh C3. 

Công dụng huyệt Thiên Đột

Huyệt Thiên Cù mang tới tác dụng hóa đờm, tuyên phế, khai âm thanh, lợi yết hầu, điều khí cho cơ thể. Theo Y học cổ truyền, huyệt vị này chuyên dùng để chủ trị bệnh hô hấp như đau họng, viêm họng, hen suyễn, ho, nấc cụt,… 

Khi tác động lên huyệt Thiên Cù đúng cách, chúng còn giúp hỗ trợ điều trị bướu cổ. Khi bệnh nhân bị bướu cổ, khí, âm đều hư nên có thể điều trị bằng cách ích khí, dưỡng âm và tán kết. Liệu pháp tốt nhất lúc này là châm cứu lên huyệt vị cùng các huyệt đạo khác như Quan Nguyên, Chiếu Hải, Thiên Đỉnh và Hợp Cốc. 

Cách tác động lên huyệt Thiên Đột

Tương tự như các huyệt đạo khác, bạn có thể tác động lên huyệt vị này theo hai cách là bấm huyệt và châm cứu. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể:

Cách bấm huyệt

Bạn dùng ngón tay cái day bấm huyệt trong 30 giây đến 1 phút theo chiều kim đồng hồ. Mỗi lần thực hiện khoảng 15 – 30 phút, ngày bấm 1 – 2 lần và kiên trì trong 20 ngày sẽ mang lại hiệu quả tốt. 

Khi day ấn huyệt cần chú ý sử dụng lực vừa phải, nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương da, cơ quan khác trong cơ thể. Ngoài ra, để da tăng hiệu quả giảm triệu chứng bệnh lý, các bạn có thể kết hợp bấm thêm các huyệt vị xung quanh. 

Cách châm huyệt

Dùng kim châm qua da 0.2 – 0.5 thốn, hướng kim theo mặt của xương ức. Thời gian châm từ 10 – 15 phút, mỗi ngày châm 1 lần và kiên trì trong khoảng 15 – 20 ngày. Chú ý không châm thẳng góc vì dễ châm vào khí quản gây ho cũng như tránh châm đắc khí tại chỗ vì sẽ có cảm giác căng tức cổ như nghẹt. 

Phối cùng huyệt đạo khác

Theo một số ghi chép trong Y học cổ truyền, huyệt Thiên Đột thường được phối cùng các huyệt đạo khác để mang tới hiệu quả trị bệnh hiệu quả, tối đa hơn. Cụ thể như sau:

  • Phối với huyệt Phù Đột trị hen suyễn, hơi thở khò khè. 
  • Trị ho suyễn khi phối cùng huyệt Giải Khê, huyệt Chiên Trung, huyệt Kiên Trung Du
  • Trị cổ gáy bị lở khi phối với huyệt Thiên Dung.
  • Chữa ho suyễn thông qua việc phối cùng huyệt Hoa Cái. 
  • Phối cùng huyệt Quang Xung trị khí bị ngăn nghẹn. 
  • Phối với huyệt Dũng Tuyền, huyệt Phong Long, huyệt Hợp Cốc trị cổ họng đau. 
  • Phối cùng huyệt Phế Du trị tình trạng ho liên tục. 
  • Trị chứng ho suyễn khi phối với huyệt Chiên Trung. 
  • Chữa trị ngũ anh khi phối với huyệt Liệt Khuyết, huyệt Đản Trung, huyệt Hợp Cốc, huyệt Du Phủ, huyệt Thập Tuyên, huyệt Thiên Song, huyệt Phù Đột và huyệt Khuyết Bồn. 
  • Bị ho, tả Phế Khí phối với huyệt Phế Du. 
  • Bị chứng khàn tiếng phối cùng huyệt Giản Sử, huyệt Kỳ Môn. 
  • Trị ngũ ế, ngũ cách thông qua huyệt Đản Trung, huyệt Cự Khuyết. huyệt Thượng Quản, huyệt Trung Khôi, huyệt Trung Quản, huyệt Tâm Du, huyệt Hạ Quản, huyệt Túc Tam Lý, huyệt Tỳ Du, huyệt Vị Du.

Đọc ngay: Huyệt Cự Cốt Ở Đâu? Tác Dụng Tới Sức Khỏe Người Bệnh

Có thể phối nhiều huyệt đạo với nhau để tăng hiệu quả trị bệnh
Có thể phối nhiều huyệt đạo với nhau để tăng hiệu quả trị bệnh
  • Bị hen suyễn phối huyệt Đản Trung, huyệt Khí Hải, huyệt Hoa Cái, huyệt Nhũ Căn, huyệt Kỳ Môn, huyệt Toàn Cơ. 
  • Điều trị chứng ho, suyễn với huyệt Xích Trạch, huyệt Chiên Trung. 
  • Phối với huyệt Nhũ Căn, huyệt Trung Quản, huyệt Liệt Khuyết, huyệt Túc Tam Lý trị lãnh háo. 
  • Điều trị khí quản bị viêm mạn khi phối với huyệt Định Suyễn, huyệt Khúc Trì, huyệt Hợp Cốc. 
  • Phối với huyệt Du Phủ, huyệt Đản Trung, huyệt Trung Phủ trị hen tim. 
  • Bị suyễn phối với huyệt Phong Long, huyệt Định Suyễn, huyệt Đản Trung. 
  • Phối huyệt Chí Dương để trị suyễn. 
  • Phối cùng huyệt Dũng Tuyền, huyệt Dịch Môn, huyệt Nhiên Cốc trị họng sưng đau có mủ. 
  • Trị cơ hoành co thắt gây nấc khi phối cùng huyệt Nội Quan, huyệt Cách Du. 
  • Phối cùng huyệt Trung Quản, huyệt Nội Quan trị cơ hoành co thắt.
  • Phối với huyệt Liệt Khuyết, huyệt Chiếu Hải trị cảm giác trong họng có vật vướng. 
  • Phối với huyệt Thiên Trì, huyệt Đản Trung trị khí quản bị viêm. 

Lưu ý khi tác động lên huyệt Thiên Đột

Huyệt Thiên Đột nằm ở vị trí nhạy cảm nên nếu tác động không đúng cách sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm. Vậy nên khi bấm huyệt, châm cứu lên huyệt vị này, các bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Không tự ý châm cứu, bấm huyệt tại nhà nếu không có kiến thức về huyệt vị. Bởi huyệt chỉ nằm ở gần khí quản nên khi tác động sai có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. 
  • Biện pháp châm cứu, bấm huyệt chỉ giúp cải thiện một phần các triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó, tác dụng cải thiện cũng chậm hơn so với việc dùng thuốc hay các phương pháp chữa trị khác. Đồng thời yêu cầu người bệnh phải thực hiện kiên trì đúng, đủ liệu trình mới mang lại hiệu quả tốt. 
  • Muốn kiểm soát và cải thiện các triệu chứng của bệnh nhanh chóng, mọi người nên kết hợp nhiều phương pháp điều trị với nhau theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. 
  • Ngoài việc xoa bóp, châm cứu, bệnh nhân cũng nên quan tâm tới việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất, ngủ đủ giấc, tập thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng.
  • Trong trường hợp đã áp dụng đúng các biện pháp điều trị lên huyệt mà không có hiệu quả, bệnh nhân nên thăm khám lại và chuyển qua áp dụng cách điều trị khác. 

Huyệt Thiên Đột có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và cải thiện các bệnh liên quan tới đường hô hấp. Tuy vậy, các bạn cần nắm rõ về đặc điểm, tác dụng, vị trí của huyệt để giúp quá trình tác động, điều trị diễn ra thuận lợi, an toàn và đạt hiệu quả tốt. 

Tìm hiểu thêm: