Bầu Ăn Đậu Bắp Được Không, Có Tác Dụng Gì Với Thai Phụ?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Đậu bắp là loại quả tốt cho sức khỏe và được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Chắc hẳn rất nhiều chị em sẽ thắc mắc bầu ăn đậu bắp được không, khi sử dụng có lợi ích hay tác hại gì? Bài viết sau đây chuyên gia của Nhất Nam Y  Viện sẽ giải đáp chi tiết đến bạn đọc.

Đậu bắp có giá trị dinh dưỡng như thế nào?

Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn đậu bắp được không, bạn hãy cùng xem những giá trị dinh dưỡng có trong loại quả này.

Quả đậu bắp khá phổ biến ở nước ta với tên gọi như bông vàng, okra hay mướp tây. Loại quả này bắt nguồn từ châu Phi và có tên khoa học là Abelmoschus esculentus. Tại nước ta, loại quả này có nhiều ở khu vực phía Nam, do thời tiết nóng khô nên cây có thể phát triển và cho nhiều quả.

Xem thêm: Bà Bầu Ăn Bầu Được Không, Cần Lưu Ý Những Gì?

Quả đậu bắp có nhiều giá trị dinh dưỡng, được trồng phổ biến ở miền Nam nước ta
Quả đậu bắp có nhiều giá trị dinh dưỡng, được trồng phổ biến ở miền Nam nước ta

Theo đó, 100gr đậu bắp sẽ chứa những thành phần dinh dưỡng như sau:

  • 33kcal calo.
  • 0,2g lipid.
  • 7mg natri.
  • 7g chất xơ.
  • 1,5g carbohydrate.
  • 1,9g đạm.
  • 21mg vitamin C.
  • 0,198mg vitamin A.
  • 87,8g axit folate.
  • 75mg canxi.
  • 57mg magie.

Bên cạnh đó, quả đậu bắp cũng chứa nhiều khoáng chất, các loại vitamin… giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

Đang mang bầu ăn đậu bắp được không?

Với thành phần dinh dưỡng đa dạng, tốt cho sức khỏe, chuyên gia khuyên bà bầu nên bổ sung đậu bắp vào bữa ăn hàng ngày. Ngoài bổ sung chất xơ và năng lượng, đậu bắp giúp cung cấp vitamin C, vitamin B9 để thai nhi luôn khỏe. Ngoài ra, loại quả này có tính ngọt chua cân bằng, dịu mát giúp giảm viêm, giảm sưng và đẩy lùi triệu chứng ốm nghén.

Vậy với câu hỏi đang bầu ăn đậu bắp được không, câu trả lời là có. Bạn có thể yên tâm sử dụng để nâng cao sức khỏe, đồng thời giúp bé trong bụng phát triển.

Lợi ích khi mẹ bầu sử dụng đậu bắp.

Sử dụng đậu bắp mang đến nhiều lợi ích cho cả thai nhi cũng như mẹ bầu, cụ thể như sau:

  • Hạn chế dị tật bẩm sinh

Trong đậu bắp chứa nhiều axit folic, đây là hoạt chất có vai trò quan trọng đối với việc hình thành cũng như phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi trong bụng mẹ. Sử dụng đậu bắp trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ sẽ rất tốt vì đây là thời điểm não bộ, tủy sống của thai nhi đang phát triển mạnh mẽ.

Mẹ bầu ăn đậu bắp giai đoạn này sẽ giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh, giúp bé phát triển toàn diện, đồng thời hỗ trợ mẹ có một sức khỏe tốt.

Đọc ngay: Bầu Ăn Kim Chi Được Không? Lưu Ý Mẹ Bầu Cần Nhớ

Đang mang bầu ăn đậu bắp được không, câu trả lời là hoàn toàn có thể
Đang mang bầu ăn đậu bắp được không, câu trả lời là hoàn toàn có thể
  • Ngừa táo bón, tốt cho tiêu hóa

Táo bón khi mang thai là tình trạng mẹ bầu nào cũng gặp phải. Tuy không bệnh quá nguy hiểm nhưng nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Trong đậu bắp chứa rất nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Bên cạnh đó, với lượng lớn chất nhầy tự nhiên, thực phẩm này có thể giup cân bằng quá trình hấp thu thức ăn trong ruột non. Nếu mẹ bầu đang có vấn đề về tiêu hóa hoặc muốn tăng cường chức năng của các cơ quan tiêu hóa thì có thể bổ sung đậu bắp trong giai đoạn mang thai.

  • Kích thích ngủ ngon

Khi mang bầu, có một giấc ngủ ngon và sâu là rất quan trọng để thai nhi có thể phát triển tốt. Nếu mất ngủ thường xuyên, quá trình hình thành và phát triển của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng, bé sinh ra không được như kỳ vọng.

Đậu bắp chứa các loại axit amin giúp điều chỉnh trạng thái tâm lý của mẹ bầu, hỗ trợ ngủ ngon và ngủ sâu hơn. Vậy nên nếu chị em đang mất ngủ trong giai đoạn này thì nên bổ sung thêm đậu bắp vào chế độ dinh dưỡng.

  • Bổ sung vitamin, chất xơ

Sử dụng đậu bắp giúp bổ sung chất xơ và các loại vitamin cần thiết cho mẹ bầu, đặc biệt là vitamin C, B9. Vitamin C giúp cơ thể mẹ hấp thu sắt tốt hơn, giúp da, xương và mạch máu của thai nhi phát triển.

Bà bầu ăn đậu bắp từ giai đoạn 4 – 12 tuần tuổi còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh cúm mùa, ốm vặt, đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và đái tháo đường.

  • Giảm căng thẳng và mệt mỏi

Thời kỳ mang bầu, chị em có nhiều thay đổi do hormone thay đổi, dẫn đến các tình trạng như cảm xúc lẫn lộn, dễ mệt mỏi, nhiều suy nghĩ tiêu cực. Trong trái đậu bắp có chứa các chất giúp hỗ trợ tối đa cho những ai đang bị trầm cảm khi mang thai, trầm cảm sau sinh.

Ngoài ra, đậu bắp chứa polyphenol và flavonoid. Đây là 2 chất kích thích dự trữ glycogen trong gan, qua đó giúp mẹ bầu thư thái, hạn chế tình trạng mệt mỏi và căng thẳng.

  • Thải độc cơ thể

Chất xơ và chất nhầy trong đậu bắp giúp lượng glucose trong máu luôn ổn định. Qua đó sử dụng đậu bắp trong mỗi bữa ăn sẽ giúp thải độc cơ thể, hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.

Tìm hiểu thêm: Bầu Ăn Giá Được Không? Những Điều Cần Biết Khi Ăn Giá Đỗ

Quả đậu bắp còn hỗ trợ thải độc cơ thể, tốt cho sức khỏe thai phụ
Quả đậu bắp còn hỗ trợ thải độc cơ thể, tốt cho sức khỏe thai phụ

Những lưu ý khi sử dụng đậu bắp cho mẹ bầu

Khi bổ sung đậu bắp ở giai đoạn mang thai, chị em cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Sơ chế đậu bắp thật kỹ, loại bỏ bụi bẩn, thuốc trừ sâu trước khi sử dụng chế biến thành các món ăn.
  • Có thể kết hợp đậu bắp cùng các thực phẩm khác để tăng giá trị dinh dưỡng.
  • Không nên ăn quá nhiều đậu bắp vì mẹ bầu có thể gặp tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
  • Nếu bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp, đau khớp thì không nên sử dụng đậu bắp vì thành phần solanine trong loại quả này không tốt cho xương.
  • Nếu phát hiện các bất thường trong quá trình sử dụng đậu bắp thì bạn nên ngừng lại ngay và nên đi khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể.
  • Để có chế độ ăn uống đúng cách, sử dụng đậu bắp hiệu quả bạn nên hỏi thêm ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc đang có bầu ăn đậu bắp được không. Loại quả này có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon với hàm lượng dinh dưỡng cao. Bạn có thể tham khảo và sử dụng để có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *