Rong Kinh Tiền Mãn Kinh: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Bước qua độ tuổi 40, phụ nữ phải đối mặt với nhiều vấn đề sinh lý và nguy cơ bệnh tật. Trong đó, rong kinh tiền mãn kinh là một trong những hiện tượng thường thấy với những triệu chứng khó chịu. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, dấu hiệu nhận biết là gì, làm cách nào để khắc phục hiệu quả? Nội dung bài viết dưới đây của Nhất Nam Y Viện sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề trên. 

Rong kinh tiền mãn kinh là gì?

Tiền mãn kinh là giai đoạn trước khi mãn kinh (từ sau 40 tuổi), thường kéo dài khoảng 2 – 5 năm. Phụ nữ khi bước vào giai đoạn này sẽ xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng như suy giảm nội tiết tố, rối loạn kinh nguyệt, khô âm đạo, bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm, loãng xương, dễ mắc bệnh tim mạch, tâm trạng thay đổi thất thường,… Vậy rong kinh tiền mãn kinh là gì?

rong kinh tien man kinh
Rong kinh tiền mãn kinh là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ ngoài 40

Được biết, chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài khoảng 28 – 35 ngày, thời gian có kinh rơi vào 3 – 5 ngày với 50 – 80ml máu. Kinh ra thường có màu đỏ sẫm, không đông và có nhiều mụn niêm mạc âm đạo. Trên thực tế, rong kinh tiền mãn kinh cũng tương tự như rong kinh bình thường. Có nghĩa là, lượng máu kinh sẽ ra nhiều hơn 80ml/chu kỳ và ngày hành kinh kéo dài hơn 7 ngày cũng như không có tính ổn định ở mỗi tháng. 

Phần lớn, người bị rong kinh sẽ ra nhiều vào buổi tối, kèm theo triệu chứng đau bụng do máu kinh vón thành cục lớn. Trong trường hợp bị rong kinh kéo dài, chị em phụ nữ sẽ rất dễ bị mệt mỏi, thở dốc và gặp phải triệu chứng của tình trạng thiếu máu.  

Dấu hiệu nhận biết rong kinh tuổi tiền mãn kinh

Rong kinh tiền mãn kinh thường được nhận biết thông qua những triệu chứng như sau:

  • Chị em dễ bị bốc hỏa, cảm thấy nóng, oi bức, khó chịu trong người.
  • Rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, có tháng tới sớm, tháng tới muộn. Ngoài ra còn xuất hiện tình trạng bị cường kinh, rong kinh, rong huyết,… 
  • Khó thụ thai do quá trình phóng thích trứng gặp vấn đề, nên nếu muốn sinh con ở giai đoạn này cần phải can thiệp y khoa.
  • Tính tình thay đổi, dễ cáu gắt, nóng giận, buồn phiền nếu không được giải tỏa có thể gây trầm cảm. 
  • Dễ tăng cân do tăng sinh tế bào mỡ, đặc biệt là mỡ vùng eo, đùi, bắp tay.
  • Luôn có cảm giác mệt mỏi, da dẻ xanh xao, trông thiếu sức sống. 
  • Thay đổi cholesterol làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 
  • Mật độ xương giảm gây đau nhức xương khớp, loãng xương, thoái hóa, tức ngực,…
  • Thường xuyên bị khó ngủ, ngủ không ngon giấc và hay bị thức giấc giữa đêm. 
  • Suy giảm trí nhớ, hay quên.
  • Âm đạo giảm lượng tiết dịch, đàn hồi kém khiến bạn cảm thấy khó chịu, đau rát. 
  • Ra máu kinh nguyệt nhiều, lượng máu ra ồ ạt, nhất là vào ban đêm. Trường hợp không có biện pháp điều chỉnh kịp thời sẽ làm sụt giảm hormone progesterone gây ra u xơ tử cung. Lúc này, kinh nguyệt có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày hoặc thậm chí là dài hơn. Ngoài ra, chị em còn gặp phải tình trạng da xanh xao, thiếu sức sống, cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng tới giấc ngủ và hay bị đau bụng dưới.

Nguyên nhân bị rong kinh tiền mãn kinh

Nguyên nhân gây rong kinh tuổi tiền mãn kinh đa phần xuất phát từ yếu tố tuổi tác khiến một số chức năng bị suy giảm. Ngoài ra còn có thể chịu ảnh hưởng từ những nguyên nhân hoặc bệnh lý khác như:

  • Thói quen sống không lành mạnh: Những đối tượng thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích như thuốc lá, cà phê,…  Người có chế độ ăn uống thiếu khoa học, kiêng khem quá mức khiến cơ thể thiếu hụt dưỡng chất sẽ bước qua tuổi mãn kinh sớm hơn so với những trường hợp còn lại. Thêm vào đó, họ cũng thuộc nhóm đối tượng dễ bị rong kinh hoặc bị rối loạn kinh nguyệt. 
rong kinh tien man kinh
Thói quen sống không lành mạnh dễ khiến bạn bị rong kinh
  • Rối loạn chức năng buồng trứng: Nếu buồng trứng không phóng trứng, trứng không rụng sẽ không thể sản xuất hormone progesterone. Từ đó làm mất cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể và làm tăng nguy cơ bị rong kinh. 
  • Mất cân bằng hormone: Ở chu kỳ kinh nguyệt bình thường, hormone progesterone, hormone estrogen cân bằng sẽ điều chỉnh sự tích tụ niêm mạc tử cung bị vỡ. Tuy nhiên, do tuổi tác, tình trạng béo phì, bệnh tuyến giáp khiến nội tiết tố trong cơ thể sẽ suy giảm, mất cân bằng. Kéo theo đó là hiện tượng nội mạc tử cung phát triển quá lớn, bị vỡ ra và chảy máu mất kiểm soát. 
  • Polyp tử cung: Đây là tình trạng bệnh lý lành tính, tuy nhiên polyp có thể xuất hiện ở niêm mạc tử cung và gây nên hiện tượng chảy máu kéo dài hơn bình thường. 
  • U xơ tử cung: Bước qua tuổi 30, phụ nữ dễ xuất hiện những khối u lành tính như u xơ tử cung. Tuy nhiên, việc hình thành các khối u này cũng làm tăng nguy cơ bị chảy máu kinh nguyệt kéo dài. 
  • Lạc nội mạc tử cung: Những khối nội mạc tử cung xuất hiện bên trong tử cung sẽ gây chảy máu nhiều nên khó tránh khỏi cảm giác đau đớn. Điều này sẽ khiến chị em bị khó chịu, buồn bực dẫn tới hiện tượng rong kinh tuổi mãn kinh. 
  • Ung thư: Máu kinh nguyệt chảy nhiều kèm theo cảm giác đau đớn, rong kinh nhiều ngày có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh ung thư như ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung,… 
  • Do lạm dụng thuốc: Các loại thuốc có thể gây chảy máu kinh nguyệt kéo dài có thể kể đến là thuốc nội tiết tố estrogen – progestin, thuốc chống viêm, thuốc đông máu enoxaparin, warfarin,… 
  • Rối loạn chảy máu do di truyền: Trường hợp mắc bệnh von Willebrand do thiếu yếu tố đông đặc trong máu sẽ dễ bị rong kinh hơn. 
  • Một số nguyên nhân khác: Phụ nữ sử dụng quá nhiều thuốc tránh thai, đặt vòng thai, phụ nữ béo phì, sinh nhiều con, đời sống tình dục không lành mạnh,… có nguy cơ bị rong kinh thời kỳ tiền mãn kinh cao hơn. 

Rong kinh tiền mãn kinh có nguy hiểm không?

Như chúng ta cũng biết, tiền mãn kinh – mãn kinh là một phần của quá trình sinh lý tự nhiên của con người, không phải bệnh lý. Còn rong kinh là tình trạng rối loạn thường gặp ở chị em trong thời kỳ này, tuy nhiên cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó chị em không nên chủ quan mà cần theo dõi các triệu chứng, đi khám để được bác sĩ tư vấn, điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, nếu bị rong kinh kéo dài, chị em có thể rơi vào trạng thái thiếu máu, mệt mỏi, khó thở, da xanh xam, giảm tập trung, giảm năng suất làm việc. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa, khô âm đạo, giảm hứng thú tình dục, quan hệ bị đau,… Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tới quan hệ vợ chồng và hạnh phúc gia đình. 

Trường hợp nghiêm trọng, rong kinh kéo dài có thể khiến bệnh u xơ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung,… tiến triển nặng hơn. Chính vì thế, chị em cần thăm khám sức khỏe thường xuyên, nhất là khi có triệu chứng bất thường để sớm kiểm soát bệnh ngay từ giai đoạn đầu. 

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Tình trạng rong kinh tiền mãn kinh sẽ không đáng lo ngại nếu bạn không gặp phải những triệu chứng sau đây:

  • Có cảm giác đau bụng dữ dội, đau đột ngột ở phần bụng dưới vào những ngày hành kinh. 
  • Vùng kín ngứa ngáy, khó chịu làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt. 
  • Chảy máu âm đạo bất thường mà không theo chu kỳ kinh nguyệt. 
  • Ra nhiều khí hư, màu khí hư sẫm hơn kèm theo mùi hôi khó chịu. 
rong kinh tien man kinh
Nếu thấy kinh nguyệt có màu bất thường thì nên tới bệnh viện thăm khám

Nếu chị em nhận thấy những dấu hiệu này thì cần nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra, thăm khám kịp thời. Điều này sẽ giúp hạn chế nguy cơ để bệnh tiến triển nặng, gây khó khăn, tốn kém cho việc điều trị về sau. 

Cách điều trị rong huyết ở tuổi tiền mãn kinh

Nếu chị em thấy rong kinh tiền mãn kinh kéo dài liên tiếp qua 3 chu kỳ kinh nguyệt thì nên tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra. Dựa theo kết quả chẩn đoán, tình trạng cụ thể của bệnh nhân, nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Nguyên tắc điều trị với những bệnh nhân bị rong kinh là ngăn chặn tình trạng chảy máu tiếp diễn. Đồng thời tái lập chu kỳ kinh nguyệt bình thường cũng như hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Chi tiết như sau: 

Điều trị bằng thuốc Tây

Với những đối tượng bị rong kinh nặng, thường xuyên lặp lại nhiều lần, bạn sẽ được yêu cầu dùng thuốc để điều trị. Chi tiết những thuốc được kê đơn trong trường hợp này gồm có:

  • Thuốc tránh thai: Được sử dụng phổ biến nhất là dạng viên chứa progestin hoặc thuốc tránh thai hàng ngày nhằm giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm tình trạng rong kinh kéo dài. 
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Giúp ức chế prostaglandin giúp cầm máu, giảm đau hiệu quả. 
  • Vòng tránh thai nội tiết (IUC): Thường được dùng để làm giảm tình trạng rong kinh do giải phóng hormone progesterone khiến lớp niêm mạc tử cung mỏng hơn. Song song với đó, vòng tránh thai nội tiết còn ngăn ngừa tình trạng bong niêm mạc tử cung trong những ngày có kinh.  
  • Thuốc chống tiêu sợi huyết: Là thuốc có chứa axit aminocaproic, axit tranexamic nhằm làm giảm lượng máu kinh chảy bằng cơ chế ngăn cục máu đông vỡ ra sau khi nó đã hình thành. 
  • Thuốc nội tiết tố Progesterone đường uống: Đây là loại thuốc có khả năng điều chỉnh sự mất cân bằng giữa các hormone nội tiết, từ đó làm giảm nhanh tình trạng rong kinh. 
  • Viên uống bổ sắt: Việc thiếu máu khi bị rong kinh kéo dài ở tuổi mãn kinh là điều khó tránh khỏi. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng thêm một số viên uống bổ sung sắt theo chỉ định của bác sĩ. 

Bên cạnh đó, tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ có thể kê thêm một số thuốc có chứa estrogen hoặc progesterone. Việc bổ sung những viên uống này sẽ giúp điều chỉnh sự mất cân bằng giữa các hormone nội tiết cũng như làm giảm tình trạng chảy máu kinh tối ưu.

Tiến hành phẫu thuật

Với những trường hợp người bệnh bị rong kinh tiền mãn kinh không đáp ứng với thuốc điều trị, bác sĩ có thể yêu cầu bạn tiến hành làm phẫu thuật. Chi tiết như sau:

  • Hysteroscopy: Bác sĩ sẽ sử dụng một công cụ đặc biệt để kiểm tra tình trạng bên trong tử cung cũng như loại bỏ polyp, u xơ. Đồng thời điều chỉnh sự bất thường ở tử cung, loại bỏ niêm mạc tử cung nhằm kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt. 
rong kinh tien man kinh
Bệnh nhân sẽ cần phẫu thuật nếu việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả
  • Nạo niêm mạc tử cung: Lúc này bác sĩ sẽ can thiệp để loại bỏ lớp niêm mạc trên cùng để ngăn chặn tình trạng chảy máu kinh nguyệt. Thủ thuật nạo niêm mạc tử cung có thể phải thực hiện nhiều lần mới mang lại hiệu quả. 
  • Cắt bỏ nội mạc tử cung: Bác sĩ cần kết hợp các kỹ thuật khác nhau để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ nội mạc tử cung để kiểm soát tình trạng rong kinh. 
  • Cắt tử cung: Bệnh nhân sẽ được tiến hành cắt bỏ tử cung để tránh bị chảy máu kinh kéo dài. Tuy nhiên việc cắt bỏ tử cung đồng nghĩa với việc chị em sẽ không còn kinh nguyệt cũng như không thể mang thai. 

Biện pháp phòng tránh triệu chứng rong kinh thời kỳ tiền mãn kinh

Để phòng ngừa cũng như hỗ trợ khắc phục các triệu chứng rong kinh thời kỳ tiền mãn kinh, chị em có thể tham khảo áp dụng các biện pháp sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là phương pháp giảm thiểu những rắc rối ở độ tuổi tiền mãn kinh hiệu quả nhất. Theo đó, chị em nên tích cực bổ sung những thực phẩm như trái cây, rau củ xanh, ngũ cốc, hải sản, thực phẩm giàu canxi, các loại vitamin,… Đồng thời nên tránh sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, rượu bia, cà phê, thuốc lá, nước ngọt có ga,… Chi tiết bạn có thể tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để có thể xây dựng chế độ ăn uống phù hợp nhất. 
  • Tập luyện thể dục thường xuyên: Vận động thường xuyên với những bài tập phù hợp sẽ giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện độ dẻo dai của xương khớp. Bên cạnh đó, các bài tập thể dục còn thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, giảm các triệu chứng khó chịu của chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, chị em chỉ nên tập những động tác – bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với độ tuổi để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng rong kinh. 
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách: Chăm sóc “cô bé” và vệ sinh vùng kín đúng cách là một trong những biện pháp đơn giản giúp phòng ngừa bệnh viêm nhiễm phụ khoa và nguy cơ bị rong kinh hiệu quả. Theo khuyến cáo, chị em nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ với nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp. Hãy lau khô vùng kín sau mỗi lần đi vệ sinh, tránh để vùng kín quá ẩm ướt. Trong những ngày hành kinh, cần thay băng vệ sinh, tampon hay cốc nguyệt san đều đặn sau 3 – 4 tiếng sử dụng. 
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Đến tuổi tiền mãn kinh, chị em cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn. Tốt nhất hãy đi ngủ trước 10 giờ tối, ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Dành thời gian làm việc, nghỉ ngơi và sinh hoạt vợ chồng hợp lý. Tránh để công việc làm bạn căng thẳng, stress quá mức làm gia tăng tình trạng rong kinh và các vấn đề sức khỏe khác. 
  • Khám phụ khoa định kỳ: Không riêng chị em trong độ tuổi tiền mãn kinh, phụ nữ nói chung đều nên thăm khám phụ khoa theo định kỳ 6 tháng/lần. Ngoài ra, bạn có thể thăm khám theo chỉ định riêng của bác sĩ, tầm soát các rủi ro cũng như sớm phát hiện những dấu hiệu bệnh lý bất thường để tiến hành điều trị. 
rong kinh tien man kinh
Chị em nên tiến hành thăm khám phụ khoa định kỳ

Rong kinh tiền mãn kinh là hiện tượng sinh lý thường gặp ở phụ nữ sau 40. Mặc dù không phải vấn đề quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được can thiệp xử lý đúng cách, kịp thời, có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do vậy, chị em không nên chủ quan với bất cứ triệu chứng phụ khoa bất thường nào, đặc biệt là ở giai đoạn tiền mãn kinh. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *