Người Bị Viêm Xoang Có Đi Nghĩa Vụ Không?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Viêm xoang là bệnh lý tai mũi họng thường gặp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người mắc. Bên cạnh triệu chứng và cách điều trị, bị viêm xoang có đi nghĩa vụ không cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều nam giới. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để có lời giải đáp chi tiết nhất!

Viêm xoang có đi nghĩa vụ không?

Viêm xoang có đi nghĩa vụ không còn tùy vào mức độ bệnh. Được biết, viêm xoang là tình trạng các xoang, các túi không khí xung quanh mũi bị viêm nhiễm gây ứ đọng dịch mũi, tắc, nghẹt và đau mũi. Nếu không được chữa trị sớm thì tình trạng bệnh có thể trở nặng, khó điều trị dứt điểm.

Tìm hiểu thêm: Người Bị Viêm Xoang Có Nên Đi Bơi Không?

Viêm xoang có đi nghĩa vụ không còn tùy vào mức độ bệnh
Viêm xoang có đi nghĩa vụ không còn tùy vào mức độ bệnh

Vậy viêm xoang có phải đi nghĩa vụ không? Căn cứ theo bộ luật hiện hành, trong khoản 2 điều 41 luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về các trường hợp được miễn nhập ngũ theo thang điểm sức khỏe riêng biệt, nam giới sẽ được kiểm tra sức khỏe tổng quát và hội đồng đánh giá theo thang điểm chuẩn từ 1- 6, trong đó: 

  • Điểm 1 tương đương với tình trạng sức khỏe rất tốt.
  • Điểm 2 tương đương với tình trạng sức khỏe tốt.
  • Điểm 3 tương đương với tình trạng sức khỏe khá.
  • Điểm 4 tương đương với tình trạng sức khỏe trung bình.
  • Điểm 5 tương đương với tình trạng sức khỏe kém.
  • Điểm 6 tương đương với tình trạng sức khỏe rất kém. 

Theo đó, viêm xoang sẽ được phân loại sức khỏe theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định như sau:

  • Viêm mũi cấp tính: 3T.
  • Viêm xoang cấp tính: 4.
  • Viêm xoang hàm mạn tính: 4.
  • Viêm xoang trán, xoang sàng mãn tính: 5.
  • Viêm mũi dị ứng: 3.

Căn cứ theo thông tin phân loại nêu trên, người bị viêm xoang tùy theo từng mức độ khác nhau sẽ được chấm theo thang điểm tương ứng. Nếu tình trạng bệnh nặng (ở điểm 4 – 5), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bạn sẽ được tạm hoãn hoặc miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Còn với dạng xoang nhẹ hoặc mới khởi phát thì vẫn thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định hiện hành của nhà nước. Để biết chắc chắn viêm xoang có phải đi nghĩa vụ quân sự không, bạn hãy trình kết quả xét nghiệm tạo cơ sở y khoa uy tín lên ban lãnh đạo, đối chiếu với thang điểm sức khỏe. 

Quy định về việc tạm hoãn nghĩa vụ quân sự khi sức khỏe không đảm bảo

Không chỉ quan tâm đến viêm xoang có đi nghĩa vụ không, nhiều bạn trẻ còn quan tâm đến các quy định về việc tạm hoãn nghĩa vụ quân sự khi không đảm bảo sức khỏe. Theo điều 41 luật Nghĩa vụ quân sự 2015, tạm hoãn nghĩa vụ quân sự với những công dân chưa đủ sức khỏe để phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe. Ngoài ra, tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đối với các trường hợp sau: 

  • Con cái của liệt sĩ hoặc thương binh hạng I. 
  • Một anh hoặc em trai của liệt sĩ. 
  • Một con thương binh hạng 2 hoặc con của bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên hoặc con của người nhiễm chất độc màu da cam suy giảm khả năng lao động tối thiểu 81%. 
  • Người tham gia công tác cơ yếu không phải công an nhân dân, quân nhân. 
  • Cán bộ công viên chức hoặc thanh niên xung phong được điều động đến làm việc, công tác ở những vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định pháp luật 24 tháng trở lên. 

Đọc ngay: Bị Viêm Xoang Có Nâng Mũi Được Không?

Viêm xoang không nằm trong danh sách tạm hoãn nghĩa vụ quân sự
Viêm xoang không nằm trong danh sách tạm hoãn nghĩa vụ quân sự

Như vậy, viêm xoang không nằm trong danh sách tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Để biết viêm xoang có phải đi nghĩa vụ không hoặc được tạm hoãn để điều trị không, bạn cần căn cứ vào tiêu chuẩn tuyển quân tham gia. Nếu điều kiện sức khỏe không đảm bảo thì có thể thuộc diện tạm hoãn. 

Trốn khám nghĩa vụ quân sự phạt thế nào?

Viêm xoang có đi nghĩa vụ không? Trường hợp trốn khám nghĩa vụ quân sự bị phạt như thế nào? Theo khoản 8 điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ- CP quy định về hình thức và mức phạt khi vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau: 

  • Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng với trường hợp không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm khám sức khỏe theo lệnh gọi của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện theo quy định Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng. 
  • Phạt từ 12 triệu đồng đến 15 triệu đồng với các trường hợp cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện theo quy định Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng. 
  • Phạt tiền từ 15 triệu đến 20 triệu với hành vi người khám sức khỏe có hành vi gian dối, làm sai kết quả phân loại sức khỏe của bản thân nhằm mục đích trốn nghĩa vụ quân sự. 
  • Phạt tiền từ 15 triệu đến 20 triệu với hành vi đưa tiền, tài sản hoặc vật chất giá trị đến dưới 2 triệu đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai kết quả khám sức khỏe của người được kiểm tra nhằm trốn nghĩa vụ quân sự. 
  • Phạt tiền từ 25 triệu đồng đến 35 triệu đồng với hành vi không chấp lệnh gọi khám/kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự. 

Tìm hiểu ngay: Bệnh Viêm Xoang Có Ảnh Hưởng Đến Mắt Không?

trốn nghĩa vụ quân sự chỉ vị xử phạt hành chính theo quy định mà không bị xử lý hình sự
trốn nghĩa vụ quân sự chỉ vị xử phạt hành chính theo quy định mà không bị xử lý hình sự

Bên cạnh đó, trong điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 cũng nêu rõ quy định về tội trốn nghĩa vụ quân sự như sau: 

  • Người nào không tuân thủ và chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự. Người không chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện, lệnh gọi nhập ngũ, đã bị xử phạt hành chính về các hành vi này hoặc bị kết án tội này và chưa được xóa án tích. Tuy nhiên vẫn cố tình vi phạm thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ lên đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. 
  • Phạt tù từ 1 đến 5 năm đối với một trong các hành vi tự gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe bản thân, lôi kéo người khác phạm tội và phạm tội trong thời chiến. 

Tuy nhiên, theo khoản 1 điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 chỉ quy định xử lý hình sự đối với 3 hành vi gồm không chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện, không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự và không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ. Đồng thời, không quy định xử lý hình sự với trường hợp không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Chính vì thế, hành vi trốn nghĩa vụ quân sự chỉ vị xử phạt hành chính theo quy định mà không bị xử lý hình sự.

Chắc hẳn với những thông tin chia sẻ trong bài viết trên đã phần nào giải đáp thắc mắc viêm xoang có đi nghĩa vụ không. Có thể thấy, viêm xoang không nằm trong danh sách tạm hoãn hoặc miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. Vậy nên chúng tôi không thể đưa ra câu trả lời chính xác cho bạn mà còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và kết quả khám của hội đồng khám sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *