Các Dấu Hiệu Trẻ Thiếu Kẽm Và Biện Pháp Khắc Phục An Toàn

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Kẽm là vi chất dinh dưỡng cần thiết cho nhiều hoạt động của cơ thể người lớn hay trẻ nhỏ. Kẽm không được dự trữ trong cơ thể như một số loại khoáng chất khác và có đời sống sinh học ngắn, chỉ 12.5 ngày trong cơ quan nội tạng. Vậy nên cơ thể dễ bị thiếu hụt kẽm nếu chế độ ăn uống hàng ngày không đủ cung cấp vi chất này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về dấu hiệu trẻ thiếu kẽm và những thông tin liên quan. 

Thực trạng thiếu kẽm ở trẻ

Hiện nay ở Việt Nam, cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi có 7 trẻ thiếu kẽm, 10 bà mẹ có thai thì có tới 8 người bị thiếu kẽm. Được biết, tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 63.6%, phụ nữ có thai là 80.3% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69.4%. 

Thực tế cho thấy, chế độ ăn uống của người Việt đang thiếu những thực phẩm giàu kẽm. Chất lượng mỗi bữa ăn khá thấp, thực phẩm từ động vật còn thiếu nhiều. Trong khi đó trẻ thường mắc chứng biếng ăn nên khó tránh khỏi nguy cơ thiếu hụt kẽm. 

Dấu hiệu trẻ thiếu kẽm

Dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ được biểu hiện ở nhiều hình thức khác nhau, bởi chúng còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa. Tuy nhiên khi bị thiếu kẽm, trẻ thường có những biểu hiện sau đây:

Đọc thêm: Biểu Hiện Thiếu Kẽm Ở Nam Giới Và Biện Pháp Khắc Phục

Trẻ bị thiếu kẽm sẽ có tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng
Trẻ bị thiếu kẽm sẽ có tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng

Trẻ bị thiếu kẽm ở mức độ nhẹ và vừa

Trường hợp trẻ thiếu kẽm ở mức độ nhẹ, trung bình có thể xuất hiện các triệu chứng như sau:

  • Rối loạn tiêu hóa, chuyển hóa: Bé chán ăn, giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn hoặc nôn kéo dài. 
  • Biểu hiện thiếu dinh dưỡng: Trẻ chậm phát triển chiều cao, suy dinh dưỡng nhẹ đến vừa. 
  • Rối loạn tâm – thần kinh: Các bé dễ bị rối loạn giấc ngủ, quấy khóc về đêm, đau đầu, thần kinh dễ bị kích thích, giảm trí nhớ,… Rối loạn cảm xúc, vị giác, khứu giác, giảm cảm giác thèm ăn, tăng động, khuyết tật, bại não, chậm phát triển tâm thần, vận động, suy yếu hoạt động não, hoang tưởng, chậm chạp, mất điều hòa lời nói,… 
  • Suy giảm khả năng miễn dịch: Trẻ lúc này dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạnh như viêm phế quản, viêm mũi họng, viêm phổi tái đi tái lại,… Viêm đường tiêu hóa, tiêu chảy, viêm da, xuất hiện mụn mủ, mụn bỏng hay viêm niêm mạc,… 
  • Tổn thương mắt: Các bé sợ ánh sáng, mắt khô và mất khả năng thích nghi với bóng tối, mù vào ban đêm hoặc bị quáng gà. 
  • Tổn thương biểu mô: Cụ thể là tình trạng da khô, viêm da vùng mặt, nám da, bong tróc da, dày sừng, nứt da gót hai bên, viêm lưỡi, viêm niêm mạc miệng,… Ngoài ra còn có dị ứng da, ngứa mắt, tai, dày sừng nang lông, loạn dưỡng móng, viêm mé móng, hói tóc, tóc gãy rụng nhiều,… 

Trẻ thiếu kẽm ở mức độ nặng

Với những bé bị thiếu kẽm nặng, các biểu hiện điển hình thường xuất hiện gồm có:

  • Bé bị viêm da, dày sừng, sạm – bong da mặt ngoài 2 cẳng chân, hói, móng nhăn, có vệt trắng hoặc chậm mọc. 
  • Suy dinh dưỡng nặng. 
  • Loét giác mạc, viêm quanh lỗ tự nhiên (âm hộ, hậu môn), tiêu chảy, nhiễm trùng thứ cấp với Staphylococcus Aureus, Candida Albicans,… 
  • Bị kích thích thần kinh, rối loạn nhận thức, chứng ngủ lịm tâm thần,…
  • Nhiễm trùng tái diễn. 
  • Trẻ có xu hướng chậm phát triển tâm thần vận động. 

Nguyên nhân gây thiếu kẽm ở trẻ

Nguyên nhân gây thiếu kẽm ở trẻ thường đến từ những yếu tố sau đây:

  • Bé bú không hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc mẹ thực hiện chế độ ăn kiêng trong 6 tháng đầu tiên sau sinh khiến nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể không đầy đủ. 
  • Bé bị ốm nặng, sinh non. 
  • Thiếu kẽm bẩm sinh. 
  • Do dùng các loại thuốc như amilorid, levofloxacin, thiazid, tetracyclin,… khiến các bé bị giảm khả năng hấp thu kẽm. 
  • Chế độ dinh dưỡng hàng ngày chưa đủ chất cung cấp cơ thể. 
  • Bé hay bị nôn trớ, tiêu chảy nặng hoặc rối loạn chức năng tiêu hóa. 
  • Trẻ bị ảnh hưởng khi mẹ mắc phải tình trạng thiếu kẽm trong giai đoạn cho con bú. 
Trẻ 6 tháng tuổi thiếu kẽm có thể do chế độ ăn uống nghèo nàn của mẹ
Trẻ 6 tháng tuổi thiếu kẽm có thể do chế độ ăn uống nghèo nàn của mẹ

Thiếu kẽm nguy hiểm thế nào tới sự phát triển của bé?

Thiếu kẽm ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển của bé là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Được biết, các trường hợp bị thiếu kẽm đều có hệ thống miễn dịch kém, dễ bị cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm trùng. Bên cạnh đó, nó còn khiến cho bạn dễ bị rụng tóc, khô xơ và mỏng do các tế bào trên da đầu bị suy yếu. 

Mặt khác, thiếu kẽm ở trẻ còn ảnh hưởng tới vị giác, khứu giác. Lúc này, bé sẽ có cảm giác ăn không ngon, biếng ăn hoặc chán bú. Từ đó dẫn tới tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển cân nặng, chiều cao. Ngoài ra, chúng còn làm tổn thương hệ thần kinh, gây khó khăn trong việc ghi nhớ, nhận thức và tác động xấu tới việc học của bé.

Trẻ thiếu kẽm nên bổ sung thế nào cho hợp lý?

Nếu cha mẹ nhận thấy trẻ thiếu kẽm thì có thể tham khảo các cách bổ sung kẽm an toàn cho các con như dưới đây. 

Bổ sung kẽm thông qua sữa mẹ

Bổ sung kẽm thông qua sữa mẹ sẽ được khuyến khích thực hiện với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Theo nghiên cứu, ở 3 tháng đầu, trung bình 1 lít sữa mẹ có chứa khoảng 2 – 3mg kẽm. Hàm lượng này sẽ giảm dần còn khoảng 0.9mg trong tháng tiếp theo. 

Ngoài kẽm, sữa mẹ còn là nguồn cung nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin A, B, sắt, canxi,…. Tuy nhiên để có thể duy trì và cung cấp đủ lượng kẽm cần thiết cho bé trong khoảng thời gian này, mẹ cần xây dựng cho bản thân thực đơn giàu kẽm. Cụ thể là từ các nguồn thực phẩm như thịt, cá, rau xanh, cam, quýt, ổi, chanh hoặc một số loại hạt và ngũ cốc khác. 

Bổ sung kẽm thông qua chế độ ăn uống

Sau 6 tháng đầu đời, trẻ bắt đầu ăn dặm. Vì thế, để đảm bảo cung cấp đủ kẽm theo nhu cầu tuổi, mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đa dạng cho các bé. Các loại thực phẩm, món ăn có thể cung cấp hàm lượng kẽm lớn cho trẻ gồm có:

  • Súp gà bí đỏ: Không chỉ chứa hàm lượng vitamin A, E cao mà súp gà bí đỏ còn có lượng kẽm dồi dào. Việc sử dụng súp gà, bí đỏ thường xuyên sẽ giúp tăng cường miễn dịch, chống viêm hiệu quả cho các bé. 
  • Cháo khoai lang cà rốt: Theo nghiên cứu, cứ 100g khoai lang có chứa tới 2g kẽm nên mẹ có thể thường xuyên làm món này cho trẻ ăn dặm. 
  • Cháo trứng đậu đỏ: Trứng với đậu đỏ đều là món ăn có chứa kẽm, ngoài ra còn rất giàu axit béo, vitamin A, D, E và K. 
  • Cháo súp lơ xanh thịt bò: Món ăn dinh dưỡng này sẽ cung cấp lượng kẽm dồi dào cũng như giúp các bé tăng cường sức đề kháng hiệu quả.  
  • Động vật có vỏ: Hến, sò, tôm, hàu,… là động vật có vỏ, có chứa lượng kẽm dồi dào. Song đây là nhóm thực phẩm cần chế biến kỹ để tránh bị đau bụng, ngộ độc, khó tiêu hay tiêu chảy. Ngoài ra, trẻ cũng là nhóm đối tượng dễ bị dị ứng với hải sản nên cần hết sức cẩn trọng. 
  • Đậu: Ngoài chất xơ, sắt, protein,… đậu xanh, đậu lăng, đậu Hà Lan còn chứa lượng kẽm lớn. Tuy nhiên, lượng kẽm có trong các loại cây họ đậu thường khó hấp thu hơn vì chúng có chứa phytates cao. 
  • Thịt: Các loại thịt đỏ cung cấp một lượng lớn kẽm nhưng cha mẹ chỉ nên cho trẻ sử dụng một lượng thịt vừa phải. Đồng thời nên nấu chín và kết hợp với các thực phẩm giàu chất xơ khác để trẻ được bổ sung cân bằng các dưỡng chất. 
  • Các loại hạt: Đây cũng là loại thực phẩm được nhiều người lựa chọn khi có nhu cầu bổ sung thêm kẽm. Tuy nhiên, các loại hạt khô chỉ thích hợp để sử dụng cho trẻ trên 3 tuổi, những trẻ nhỏ hơn, cha mẹ có thể tham khảo công thức làm sữa hạt. 
  • Trứng: Trứng là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào, mặc dù lượng kẽm trong đây không nhiều nhưng là lựa chọn tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Bởi ngoài kẽm, trứng còn có chứa protein, chất béo và các chất dinh dưỡng khác. 
  • Rau: Rau củ, trái cây cũng là nhóm thực phẩm có chứa kẽm. Tuy hàm lượng kẽm không nhiều nhưng cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Khi ăn đủ lượng rau xanh, hoa quả cần thiết có thể làm hạn chế nguy cơ bị mắc bệnh mãn tính, đặc biệt là ung thư, bệnh tim. 
  • Sữa, ngũ cốc, socola: Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể bổ sung kẽm thông qua việc cho các bé uống sữa, ăn ngũ cốc hoặc socola với lượng thích hợp. 
Các loại thực phẩm giàu kẽm
Các loại thực phẩm giàu kẽm

Bổ sung kẽm cho trẻ thông qua thực phẩm chức năng

Chế độ ăn uống hàng ngày rất khó để có thể cung cấp đủ lượng kẽm mà cơ thể cần. Chưa kể, lượng kẽm mà chúng ta có thể hấp thụ thông qua các loại thực phẩm chỉ đạt khoảng 10 – 30%. 

Như chúng ta cũng biết, kẽm chủ yếu có trong đạm động vật. Nhưng khi mới tập ăn, trẻ ăn lượng nhỏ hoặc thường bỏ qua nguồn thực phẩm này nên lượng kẽm có thể hấp thụ vào cơ thể không nhiều. 

Lúc này, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung kẽm phù hợp. Trên thị trường hiện có rất nhiều chế phẩm bổ sung kẽm được điều chế dưới nhiều dạng khác nhau như viên ngậm, viên nang, siro,… 

Nhìn chung, tình trạng trẻ thiếu kẽm ở Việt Nam khá cao. Việc các bé bị thiếu kẽm trong thời gian có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thể chất và tinh thần. Do vậy cha mẹ cần quan tâm chú ý tới các dấu hiệu của bé để sớm phát hiện và bổ sung kẽm cho bé. 

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *