Viêm Mũi Họng Cấp Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Cách Chữa An Toàn

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Viêm mũi họng cấp ở trẻ em đang có xu hướng tăng lên mỗi năm, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, trời trở lạnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh, làm sao để chữa trị tình trạng này? Cha mẹ hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm được hướng xử lý cũng như phòng ngừa bệnh an toàn nhất.

Viêm mũi họng cấp ở trẻ em do đâu?

Viêm mũi họng cấp ở trẻ em là tình trạng có liên quan đến đường hô hấp trên và xảy ra khá nhiều thời gian gần đây. Bệnh xuất hiện do viêm nhiễm ở những tổ chức niêm mạc phía sau cổ họng, từ đó khiến mũi bị đau, họng ngứa rát, khó chịu. Mùa lạnh hoặc giao mùa là thời điểm viêm mũi họng cấp xuất hiện nhiều nhất do cơ thể bé dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn.

viem hong cap o tre em
Viêm mũi họng cấp ở trẻ em là tình trạng có liên quan đến đường hô hấp trên

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh lý này khởi phát, trong đó virus và vi khuẩn là 2 nguyên nhân chính.

  • Virus cúm, Rhinovirus, virus á cúm, Adenovirus,… tấn công vào đường hô hấp trên và gây bệnh.
  • Các vi khuẩn phế cầu, tụ cầu, liên cầu, Haemophilus influenzae,… cũng có thể là nguyên nhân gây viêm mũi họng ở trẻ.
  • Thời tiết thay đổi thất thường, nóng ẩm, mưa nhiều cũng dễ làm sức khỏe bé suy giảm.
  • Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khó bụi, khói thuốc lá hoặc bụi bẩn cũng làm bệnh xuất hiện.
  • Viêm mũi họng cấp ở trẻ còn do sức đề kháng kém, bé bị suy dinh dưỡng.
  • Trẻ mới đi mẫu giáo, ít vệ sinh răng miệng, bị lây bệnh từ những người xung quanh.

Triệu chứng bé bị viêm mũi họng cấp

Các triệu chứng viêm mũi họng cấp ở trẻ em thường giống như các bệnh viêm họng thông thường, do đó nhiều cha mẹ thường chủ quan, thậm chí mua sai thuốc cho bé uống.

Theo chuyên gia từ Nhất Nam Y Viện, các biểu hiện dễ thấy nhất của viêm họng cấp gồm:

  • Trẻ bị đau họng, ăn uống khó nuốt, họng bị đau nhức.
  • Bé bị ho kéo dài, có thể ho khan hoặc do có đờm, ho nhiều về đêm.
  • Một số bé có thể bị sốt cao, thậm chí lên đến 40 độ C.
  • Bị nghẹt mũi, khó thở, ngủ không ngon, chán ăn và mệt mỏi thường xuyên.
  • Một số trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nôn ói, tiêu chảy, quấy khóc nhiều.
viem hong cap o tre em
Các triệu chứng của bệnh nếu kéo dài thì khá nguy hiểm cho bé

Các triệu chứng này nếu kéo dài sẽ rất nguy hiểm, để lại nhiều biến chứng. Do đó, cha mẹ cần theo dõi bé sát sao và đưa trẻ đi khám ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường.

Bị viêm mũi họng cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ em có thể nhanh chóng khỏi sau 3 – 4 ngày nếu cha mẹ chăm sóc bé đúng cách. Tuy nhiên, vì trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên những triệu chứng có thể biến thành mãn tính và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé.

Viêm mũi họng cấp ở trẻ em kéo dài sẽ khiến trẻ mệt mỏi, cơ thể suy nhược, sức đề kháng yếu. Về lâu dài, bệnh có thể khiến bé bị viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm mũi dị ứng,…. rất nguy hiểm và khó chữa. Trong trường hợp trẻ bị vi khuẩn liên cầu nhóm A tấn công và gây bệnh thì có thể bị biến chứng thấp tim.

viem hong cap o tre em
Viêm mũi họng cấp ở trẻ em thậm chí có thể gây ra tình trạng thấp tim

Nhìn chung, viêm mũi họng cấp ở trẻ em khá nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này. Do đó, cha mẹ không nên chủ quan mà hãy sớm có biện pháp chữa trị và phòng ngừa cho con.

Hướng dẫn cách điều trị viêm mũi họng cấp ở trẻ em

Nhìn chung, viêm mũi họng cấp ở trẻ em có thể điều trị được bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên việc xử lý cần hết sức cẩn trọng để tránh bé gặp tác dụng phụ. Dưới đây là một số cách chữa được các chuyên gia khuyên cha mẹ nên áp dụng.

Các mẹo dân gian tại nhà chữa viêm mũi họng cấp ở bé

Trong trường hợp bệnh viêm mũi họng cấp của bé ở thể nhẹ, chưa có quá nhiều triệu chứng nguy hiểm thì cha mẹ có thể áp dụng những mẹo chữa đơn giản tại nhà. Các mẹo này chủ yếu là dùng các nguyên liệu tự nhiên như mật ong, lá hẹ,… nên khá an toàn, không gây nguy hiểm hay tác dụng phụ.

Sử dụng quất và mật ong

Quất ngâm mật ong là bài thuốc chữa viêm mũi họng cấp ở trẻ em đã có từ lâu và được nhiều người áp dụng. Quất có vị chua, chứa nhiều vitamin C kết hợp cùng mật ong có nhiều chất kháng sinh mạnh sẽ giúp khắc phục các triệu chứng bệnh, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng cho bé.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 10 quả quất tươi và bổ đôi, loại bỏ hết hạt cho đỡ đắng.
  • Cho quất đã sơ chế vào chén nhỏ và thêm chút mật ong rồi hấp cách thủy 20 phút.
  • Cho bé dùng mỗi ngày khoảng 2 – 3 lần, mỗi lần 2 – 3 muỗng cafe.
viem hong cap o tre em
Quất hấp mật ong – cách chữa viêm họng cấp ở trẻ em hiệu quả

Lá hẹ hấp đường phèn

Lá hẹ có vị cay, tính ấm và được ví như một loại kháng sinh tự nhiên, bạn có thể dễ dàng tìm thấy hẹ ngay trong vườn nhà mình. Sử dụng nguyên liệu này sẽ giúp tiêu đờm, tán huyết, kháng khuẩn, đẩy lùi triệu chứng của bệnh viêm mũi họng cấp nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Lá hẹ rửa sạch, sau đó cắt thành từng đoạn nhỏ 2 – 3cm.
  • Cho lá hẹ vào chén cùng chút đường phèn rồi đem đi hấp cách thủy.
  • Lấy nước thu được cho bé uống mỗi ngày 2 – 3 lần để cổ họng dễ chịu hơn.

Sử dụng gừng

Gừng có vị cay, tính ấm, hỗ trợ tiêu đờm, kháng khuẩn, giảm ho và chống nôn ói rất tốt nên cha mẹ có thể dùng để chữa viêm mũi họng cấp ở trẻ em. Ngoài ra, gừng còn được dùng nhiều trong trị cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm họng cấp tính,….

Xem thêm

viem hong cap o tre em
Gừng có vị cay, tính ấm, hỗ trợ tiêu đờm, kháng khuẩn, giảm ho

Cách thực hiện:

  • Gừng băm nhỏ, cho vào nồi một lượng nước vừa đủ và đun sôi trong 5 – 7 phút.
  • Gạn phần nước cốt và pha vào đó 1 – 2 thìa mật ong.
  • Cho bé uống đều đặn mỗi ngày cho đến khi những triệu chứng giảm hẳn.

Sử dụng thuốc Tây y

Rất nhiều cha mẹ lo lắng liệu có nên cho bé dùng thuốc Tây y chữa bệnh hay không. Việc này sẽ tùy theo chỉ định của bác sĩ, do đó mẹ không nên tự ý mua thuốc cho con uống, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia để được tư vấn chi tiết hơn.

Trong trường hợp nếu bé cần dùng thuốc thì bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc như sau:

  • Thuốc hạ sốt, giảm đau như Paracetamol, Acetaminophen,… được dùng khá phổ biến.
  • Thuốc kháng sinh nhóm beta lactam như Amoxicillin hay kháng sinh nhóm macrolid,…
  • Sử dụng siro cho bé để giúp tiêu đờm, giảm đau họng và giảm ho.
  • Có thể dùng thuốc xịt mũi nếu tình trạng tắc mũi, nghẹt mũi kéo dài.

Cách phòng ngừa viêm mũi họng cấp ở trẻ em

Viêm họng cấp ở trẻ em hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu như cha mẹ giữ cho con không gian sống sạch sẽ, vệ sinh mũi họng thật tốt mỗi ngày. Dưới đây là một số lưu ý giúp phòng ngừa bệnh lý này:

  • Vệ sinh răng miệng, mũi họng cho bé, nhắc trẻ đánh răng mỗi ngày, súc miệng nước muối….
  • Không để trẻ cho tay lên miệng hoặc mũi thường xuyên vì có thể khiến vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
  • Giữ giường ngủ, không gian sống, vui chơi của bé luôn sạch sẽ, thoáng khí.
  • Có thể tắm cho bé bằng nước ấm, hạn chế dùng nước lạnh, đặc biệt là với những bé bị bệnh nhiều lần.
  • Mùa đông có thể chỉ cần lau người cho bé vào những ngày quá lạnh, không nhất thiết phải tắm.
  • Không để trẻ tiếp xúc với những đối tượng khác đang bị bệnh bởi viêm mũi họng cấp rất dễ lây lan.
  • Cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, nên cho bé ăn đủ chất để tăng sức đề kháng.
  • Có thể cho bé ăn nhiều hoa quả hoặc nước điện giải cũng rất tốt.
  • Đưa trẻ đi khám ngay nếu thấy bé có những dấu hiệu bất thường, triệu chứng bệnh nặng, sốt cao và bé chán ăn, buồn nôn.
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc không rõ nguồn gốc, dùng quá liều vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
viem hong cap o tre em
Hãy cho bé đi khám khi triệu chứng nặng hơn để được tư vấn điều trị

Viêm mũi họng cấp ở trẻ em là bệnh lý dễ gặp, có thể chữa trị được nhưng không vì thế mà cha mẹ chủ quan. Bạn hãy để ý đến sức khỏe của bé nhiều hơn, phát hiện sớm bệnh để tìm ra hướng giải quyết phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ môi trường sống của bé thoáng sạch để phòng ngừa viêm mũi họng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *