Bầu Ăn Cay Được Không? Có An Toàn Cho Thai Nhi Không?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Trong thời kỳ mang thai, việc bổ sung dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Đặc biệt, trong giai đoạn này, nhiều bà bầu sẽ có cảm giác thèm ăn những thực phẩm gây kích thích vị giác như đồ cay nóng. Vậy câu hỏi được đặt ra là “Bà bầu ăn cay được không?”, liệu những thực phẩm cay có an toàn cho bà bầu không và cần lưu ý những gì. Hãy cùng tìm hiểu.

Đang bầu ăn cay được không?

Chưa có bất kỳ nghiên cứu nào có thể chỉ ra lý do vì sao một số bà bầu lại thèm ăn cay trong suốt thai kỳ. Nhưng những thay đổi về nội tiết tố và thiếu hụt dinh dưỡng lại được xem là những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn tới tình trạng này. Mặc dù vậy, thai kỳ là thời điểm vô cùng nhạy cảm, việc bà bầu ăn cay được không và có ảnh hưởng đến sức khỏe không luôn là những vấn đề lo ngại hàng đầu của nhiều thai phụ.

Dựa vào các nghiên cứu và ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn cay là hoàn toàn bình thường. Những thực phẩm cay nóng không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và không gây tổn thương cho thai nhi. Không những thế, ăn cay trong thai kỳ, nhất là trong ba tháng đầu, còn kích thích sự thèm ăn, giúp mẹ bầu bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi, thậm chí còn cải thiện được cả tình trạng nghén. 

Tìm hiểu ngay: Bầu Ăn Mực Được Không? Những Lưu Ý Khi Ăn Mực

bau an cay duoc khong
Theo ý kiến của các chuyên gia, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn cay

Mặc dù vậy, mẹ cũng cần lưu ý rằng việc ăn cay cần phải được điều chỉnh và không nên thường xuyên, tránh ảnh hưởng dạ dày. Và đôi khi, chế độ ăn uống của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng một phần đến vị giác của bé trong tương lai.

Những lợi ích không ngờ cho mẹ khi ăn cay

Việc mẹ bầu ăn cay điều độ có thể mang lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời như:

  • Tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng: Trong các thực phẩm cay như quả ớt có chứa một lượng Capsaicin nhất định. Đây là một chất có khả năng đốt cháy chất béo, đồng thời kích thích quá trình trao đổi chất của cơ thể. Điều này cũng có nghĩa rằng các chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác sẽ hấp thu tốt hơn, cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi hiệu quả hơn.
  • Ngăn ngừa ung thư: Bên cạnh việc tăng cường hấp thụ dinh dưỡng, chất Capsaicin cũng được biết đến với khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư. Capsaicin có thể ức chế sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư, thậm chí có thể loại bỏ chúng mà không gây ảnh hưởng đến các tế bào khác. 
  • Tốt cho thị giác của bé: Trong các thực phẩm cay như ớt cũng chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe mắt như vitamin A, vitamin C, vitamin B6, Beta-carotene,…. Những dưỡng chất này không chỉ bảo vệ mắt mẹ bầu mà còn giúp duy trì và phát triển thị lực cho thai nhi trong tương lai. 

Sẽ thế nào nếu ăn cay quá mức?

Ăn cay khi mang thai không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn một cách không kiểm soát thì lại khác. Dưới đây là một số tác hại của việc ăn cay quá mức:

Đọc thêm: Bầu Ăn Mướp Được Không? Ăn Bao Nhiêu Là Đủ? Cần Lưu Ý Gì?

bau an cay duoc khong
Mẹ sẽ bị trào ngược dạ dày, ợ chua,… nếu ăn cay quá mức
  • Khiến tình trạng ốm nghén nặng hơn: Ốm nghén là một hiện tượng bình thường khi mang thai mà hầu như ai cũng sẽ gặp phải. Việc ăn cay quá mức cũng có thể làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Mẹ bầu có thể cảm nhận được các cảm giác ốm nghén nặng hơn, ợ chua, nôn mửa và thậm chí là cả tiêu chảy, đặc biệt trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Trào ngược dạ dày: Hệ tiêu hóa của mẹ bầu bị hoạt động chậm hơn khi mang thai. Lúc này thức ăn ở lại trong dạ dày sẽ lâu hơn và tạo điều kiện cho trào ngược axit dạ dày. Thêm vào đó, việc ăn cay quá mức cũng sẽ kích thích trào ngược nghiêm trọng hơn, gây ra các vấn đề như ợ chua, ợ hơi, làm mẹ bầu cảm thấy khó chịu.
  • Rối loạn tiêu hoá: Các chất cay sẽ gây kích thích nhu động ruột, ăn quá nhiều có thể gây tiêu chảy, đau bụng và các vấn đề khác liên quan đến tiêu hóa.
  • Bị trĩ: Thành phần Capsaicin trong đồ ăn cay có thể tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ do tạo ra cảm giác cay nồng và tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn.
  • Đau mắt đỏ hoặc viêm giác mạc: Việc ăn cay quá mức sẽ gây nóng trong người, có thể khiến các niêm mạc bị xung huyết.

Những gia vị cay nào an toàn cho mẹ bầu?

Bên cạnh ớt, mẹ có thể thêm một số loại gia vị cay này vào trong món ăn để kích thích vị giác. Những loại gia vị cay đã được chứng minh là an toàn cho mẹ và bé là:

  • Hạt tiêu: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hạt tiêu không chỉ là một gia vị thông thường, mà chúng còn có tác dụng giải cảm, giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng, chống lại các yếu tố gây bệnh khi mang thai.
  • Mù tạt: Mù tạt là một loại gia vị cay được đánh giá là phù hợp với mẹ bầu. Nó có thể kích thích vị giác nhưng cũng cần tránh ăn quá nhiều vì mù tạt có độ cay khá cao, có thể gây kích ứng và sặc cho mẹ bầu.
  • Kim chi: Một món ăn từ Hàn Quốc rất thích hợp cho mẹ ăn kèm cùng một số món ăn chính. Tuy nhiên, mẹ cũng cần hạn chế việc sử dụng kim chi quá chua vì sẽ ảnh hưởng đến dạ dày.
bau an cay duoc khong
Các loại gia vị cay phù hợp khi mang bầu có thể kể đến hạt tiêu, mù tạt

Lưu ý khi ăn cay mẹ nên biết

Nếu mẹ muốn ăn cay trong thai kỳ thì cần chú ý tới một số lưu ý sau:

  • Đồ cay đảm bảo chất lượng: Chọn các loại gia vị cay từ nguồn gốc tự nhiên và an toàn. Tránh sử dụng các sản phẩm gia vị cay có chứa hóa chất và phẩm màu không rõ nguồn gốc.
  • Ăn với lượng vừa phải: Mẹ nên điều chỉnh liều lượng gia vị cay trong khẩu phần ăn của mình sao cho phù hợp và không quá lạm dụng. Ăn cay quá mức có thể gây ra các vấn đề không mong muốn.
  • Điều chỉnh mức độ cay: Mẹ hãy bắt đầu ăn thực phẩm cay với lượng nhỏ và dần dần tăng lên sau khi cơ thể đã thích nghi. Điều này giúp tránh kích ứng và khó chịu cho hệ tiêu hóa.
  • Chọn thời điểm ăn: Tránh ăn cay vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ để tránh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi thay đổi chế độ ăn hoặc tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm cay nào, mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mình và thai nhi.

Trên đây, Nhất Nam Y Viện  đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc bầu ăn cay được không. Mẹ hoàn toàn có thể ăn cay nhưng cần phải có sự cân nhắc và điều chỉnh phù hợp để đảm bảo an toàn trong suốt thai kỳ.

Tham khảo ngay: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *