Bầu Ăn Củ Sắn Được Không, Lợi Ích Và Lưu Ý Gì Khi Sử Dụng?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Củ sắn khá thân thuộc với người Việt chúng ta bởi nhiều giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Nhiều chị em trong giai đoạn mang thai rất muốn ăn loại củ này nhưng thắc mắc không biết liệu bầu ăn củ sắn được không, có lợi ích hay nguy hại gì? Bài viết dưới đây chuyên gia của Nhất Nam Y Viện sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi này.

Thành phần dinh dưỡng có trong củ sắn

Trước khi giải đáp thắc mắc bầu ăn củ sắn được không, hãy cùng tìm hiểu những thành phần dinh dưỡng có trong thực phẩm này.

Tìm hiểu thêm: Bà Bầu Ăn Bầu Được Không, Cần Lưu Ý Những Gì?

Củ sắn chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe của chúng ta
Củ sắn chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe của chúng ta

Củ sắn với hương vị thơm ngon, ngọt đặc trưng đã trở thành món ăn quen thuộc của nhiều người Việt. Bạn có thể ăn sắn nướng, sắn luộc đều rất thơm ngon và bổ dưỡng. Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, 100g sắn chứa các thành phần dinh dưỡng như:

  • 159 kcal calo.
  • 0,3g mỡ.
  • 14mg natri.
  • 271mg kali.
  • 1,8g chất xơ.
  • 38g carbohydrate.
  • 1,4g protein.
  • 34% RDI vitamin C.
  • 5% RDI vitamin B6.
  • 1% RDI canxi.
  • 1% RDI sắt.
  • 5% RDI magie.

Bà bầu ăn củ sắn được không?

Với những thành phần dinh dưỡng khá đa dạng như trên và nguồn năng lượng dồi dào, liệu bà bầu ăn củ sắn được không? Câu trả lời từ chuyên gia là không nên ăn. Theo đó, mẹ bầu không nên ăn củ sắn khi đang mang bầu, đặc biệt là trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.
Trong sắn chứa hàm lượng cao hoạt chất cyanhydric (phần đầu và vỏ của củ sắn). Đây là hợp chất có thể gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu mang thai, cơ thể mẹ bầu khá yếu, không thể loại bỏ được các chất độc này, do vậy chị em có thể bị ngộ độc khi đang mang thai.
Chính vì vậy chị em nên hạn chế ăn củ sắn trong thời gian mang bầu. Còn sau khi sinh, đây sẽ là thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng mẹ bỉm không nên bỏ qua.

Đọc thêm: Bầu Ăn Đậu Bắp Được Không, Có Tác Dụng Gì Với Thai Phụ?

Đang mang bầu ăn củ sắn được không, câu trả lời là không
Đang mang bầu ăn củ sắn được không, câu trả lời là không

Lợi ích khi sử dụng sắn giai đoạn mang thai

Trong 3 tháng đầu ăn sắn sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên trong những tháng tiếp theo nếu chị em quá thèm ăn thực phẩm này thì có thể sử dụng với lượng vừa phải và chế biến thật kỹ.
Lợi ích của củ sắn đối với sức khỏe có thể kể đến như:

  • Giữ dáng đẹp: Củ sắn có thể hỗ trợ giảm cân, duy trì vóc dáng thon gọn cho chị em. Điều này là do hàm lượng nước, chất xơ dồi dào, trong khi lượng calo khá thấp. Điều này sẽ hạn chế tình trạng thèm ăn, tăng cảm giác no lâu nên rất phù hợp cho những chị em muốn giảm cân.
  • Làm đẹp da: Sử dụng sắn đúng cách giúp da khỏe đẹp, mịn màng và trắng sáng hơn. Ngoài ra, hàm lượng nước có sắn còn giúp cấp ẩm, trị thâm và làm sáng da rất hiệu quả.
  • Hạn chế táo bón: Thiếu chất xơ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây táo bón. Trong khi đó, củ sắn có chứa lượng chất xơ dồi dào, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và giảm thiểu tình trạng táo bón.
  • Giúp xương chắc khỏe: Củ sắn chứa nhiều kali, photpho – 2 khoáng chất tốt cho sự phát triển của xương. Sử dụng sắn đúng cách sẽ giúp xương chắc khỏe hơn, hỗ trợ em bé có thể phát triển toàn diện.
  • Tăng cường sức đề kháng: Hàm lượng vitamin C trong sắn có thể giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa các vi khuẩn có hại, hạn chế nguy cơ mắc bệnh, giúp mẹ bầu luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa: Trong củ sắn có chứa một thành phần tương tự ba-zơ. Đây là hoạt chất giúp làm giảm tiết axit dạ dày, hạn chế các bệnh lý như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, sử dụng sắn đúng cách còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa.

Cách sử dụng củ sắn đúng cách và an toàn

Để đảm bảo sự an toàn cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ, khi sử dụng sắn chị em cần chú ý:

  • Rửa sạch phần đất bám vào củ sắn để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn và những thành phần không tốt. 
  • Loại bỏ phần vỏ trước khi luộc sắn, cắt bỏ 2 phần đầu để loại bỏ độc hại có trong thực phẩm này.
  • Nên ngâm sắn cùng nước sạch khoảng 1 ngày trước khi luộc và nên rửa lại nhiều lần.
  • Nên sử dụng sắn tươi, mới thu hoạch, tránh ăn sắn để lâu vì càng để lâu sắn càng có nhiều chất độc.
  • Không ăn sống sắn, nên luộc chín và có thể chấm với đường để tăng hương vị.
  • Nếu không quá thèm thì bạn không nên dùng trong thai kỳ, còn nếu muốn thì chỉ nên ăn với mức độ vừa phải, không ăn thường xuyên hay ăn quá nhiều.
  • Nên kết hợp sử dụng với những thực phẩm chứa protein để loại bỏ các chất độc hại có trong sắn.
Rửa sạch phần đất bám vào củ sắn để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn
Rửa sạch phần đất bám vào củ sắn để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn

Hy vọng qua những nội dung trong bài viết, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc đang có bầu ăn củ sắn được không. Là thực phẩm khá bổ dưỡng, thơm ngon nhưng với mẹ bầu, việc sử dụng sẽ cần nhiều lưu ý để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do vậy, bạn cần cân nhắc thật kỹ và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cách dùng phù hợp nhất.

Tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *