Bà Bầu Ăn Khoai Lang Được Không? Ăn Như Nào Mới Tốt?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Đang mang bầu ăn khoai lang được không hay bầu 3 tháng đầu ăn khoai lang được không là những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng hàng ngày có ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Để biết mẹ bầu ăn khoai lang có tốt không, bạn đọc không nên bỏ qua bài viết dưới đây. 

Giá trị dinh dưỡng của khoai lang

Khoai lang là loại củ ngọt, phát triển dưới lòng đất và có nhiều kích cỡ, màu sắc khác nhau như cam, trắng, tím, vàng. Bên cạnh đó, người ta còn dùng loại củ này để chế biến nhiều món ăn phong phú như nướng, hấp, luộc hoặc chiên. 

Theo nghiên cứu, trong 100g khoai lang sẽ có chứa các thành phần dinh dưỡng như: 

  • Chất xơ: 2,7g.
  • Đường: 3,64g.
  • Protein: 0,91g.
  • Carbohydrate: 16,36g.
  • Canxi cho bà bầu: 24mg.
  • Natri: 64mg.
  • Sắt: 0,5mg.

Tìm hiểu thêm: Bầu Ăn Đậu Bắp Được Không, Có Tác Dụng Gì Với Thai Phụ?

Khoai lang rất giàu dinh dưỡng
Khoai lang rất giàu dinh dưỡng

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng tìm thấy trong loại củ này một số khoáng chất quan trọng như vitamin C, vitamin B5, vitamin B6, vitamin B9, vitamin E. Đặc biệt là hàm lượng mangan, kali, vitamin A và các chất chống oxy hóa cao. 

Có bầu ăn khoai lang được không?

Khi mang bầu, nhiều người thường đặt ra thắc mắc “bầu ăn khoai lang nướng được không”, “bầu ăn khoai lang tím được không”,… Khoai lang là một loại củ giàu giá trị dinh dưỡng và rất an toàn nên bà bầu hoàn toàn có thể sử dụng. Bên cạnh đó, bà bầu có thể ăn khoai lang tím, khoai lang vàng, trắng hay cam đều được. Được biết, các loại khoai lang màu càng đậm thì giá trị dinh dưỡng càng cao. 

Các chuyên gia khuyến cáo, khối lượng khoai lang mà thai phụ có thể ăn trong một ngày là 250g trở lại. Bởi nếu dung nạp quá mức này sẽ gây thừa chất cho bé, từ đó có thể khiến mẹ bầu bị khó sinh hoặc tăng nguy cơ gặp biến chứng. 

Bầu ăn khoai lang có tốt không? Lợi ích khi bầu ăn khoai lang

Sau khi giải đáp được băn khoăn “bầu ăn khoai lang được không”, nhiều người còn quan tâm tới lợi ích của việc ăn khoai lang khi mang bầu. Theo đó, bà bầu ăn khoai lang với liều lượng hợp lý sẽ mang lại những lợi ích sau:

  • Giảm hiện tượng táo bón: Táo bón là tình trạng bệnh lý diễn ra khá thường xuyên ở mẹ bầu. Chúng khiến bà bầu bị khó chịu trong suốt thời gian mang thai. Tuy nhiên nếu mẹ bầu chịu khó ăn khoai lang thường xuyên có thể làm giảm tình trạng này. Bởi trong khoai lang có chứa hàm lượng chất xơ, các axit amin giúp hệ nhuận tràng và thúc đẩy quá trình tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. 
  • Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Khoai lang là lựa chọn hoàn hảo cho những mẹ bầu có dấu hiệu bị tiểu đường thai kỳ. Lý do là bởi trong loại củ này có chứa loại đường không chuyển hóa trực tiếp thành đường trong máu. Vì thế, việc ăn khoai lang thường xuyên còn giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ bị tiểu đường. 
  • Tăng sức đề kháng: Suy giảm sức đề kháng khi mang thai dễ khiến thai phụ bị mắc các bệnh gây ra do thay đổi thời tiết, khí hậu. Chính nhờ hàm lượng vitamin C, vitamin D, sắt và các dưỡng chất thiết yếu khác mà khoai lang có thể góp phần cải thiện sức đề kháng. Từ đó bảo vệ cơ thể mẹ bầu khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. 
  • Kiểm soát cân nặng: Với hàm lượng chất xơ dồi dào, việc ăn khoai lang sẽ tạo ra cảm giác no nhanh và lâu hơn. Nhờ đó có thể hạn chế lượng thực phẩm nạp vào cơ thể và giúp giảm nguy cơ bị thừa cân, béo phì khi mang thai. 
  • Tốt cho trí não của thai nhi: Ngoài trứng, thịt, cá, khoai lang cũng là nguồn thực phẩm có chứa hàm lượng choline khá dồi dào. Choline có vai trò quan trọng cho sự phát triển trí não của thai nhi. Khi ăn khoai lang, bà bầu vừa có thể bổ sung choline cho cơ thể, vừa giúp làm giảm nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở thai nhi. 

Tham khảo: Bầu Ăn Đậu Bắp Được Không, Có Tác Dụng Gì Với Thai Phụ?

Khoai lang rất tốt cho trí não của thai nhi
Khoai lang rất tốt cho trí não của thai nhi
  • Ngăn ngừa ốm nghén: Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, bà bầu ăn khoai lang có thể làm giảm tình trạng ốm nghén nhờ thành phần vitamin B6. Theo khuyến cáo, mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung khoảng 1.9mg vitamin B6 cho cơ thể để làm giảm tình trạng ốm nghén cũng như củng cố sức khỏe tim mạch, tránh mắc bệnh tiểu đường. 
  • Giúp thai nhi tăng cân: Khi ăn khoai lang hàng ngày, mẹ bầu sẽ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như chất xơ, tinh bột, protein, các loại vitamin, khoáng chất khác. Do đó, thai nhi sẽ được nuôi dưỡng một cách toàn diện và đạt cân nặng tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin B6 có trong khoai lang còn đảm đương nhiệm vụ thúc đẩy hình thành tế bào máu, tránh nguy cơ bị suy dinh dưỡng bào thai. 
  • Phát triển chiều cao cho trẻ: Khoai lang là loại rau củ giàu canxi, trung bình 1 củ khoai lang tươi sẽ chứa khoảng 55mg canxi. Do đó, khoai lang cũng được xem là nguồn cung cấp canxi dồi dào, có vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao cũng như thể chất cho bé. Đồng thời góp phần phòng tránh các dị tật xương về sau. 

Tác dụng phụ nếu ăn khoai lang quá nhiều

Mặc dù khoai lang là một thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên nếu ăn không đúng cách hoặc quá lạm dụng loại rau củ này, mẹ bầu có thể phải đối diện với các vấn đề sau:

  • Khoai lang có chứa nhiều oxalat nên có thể gây sỏi thận. 
  • Ngộ độc vitamin khiến các bé bị dị tật về thể chất và tổn thương gan. Bên cạnh đó, ăn quá nhiều khoai lang cũng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc thai nhi chết lưu. 
  • Trong khoai lang có chứa một loại đường đặc biệt là manitol nên có thể gây đau dạ dày ở những bà bầu có cơ địa nhạy cảm. Mặt khác, mẹ bầu cũng dễ bị đầy bụng, khó tiêu và tiêu chảy hơn. 
  • Do khoai lang có hàm lượng tinh bột cao, nếu ăn quá nhiều sẽ tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ, tăng cân quá mức. 

Đọc thêm: Bầu Ăn Mướp Được Không? Ăn Bao Nhiêu Là Đủ? Cần Lưu Ý Gì?

Bà bầu ăn khoai lang quá nhiều có thể gây sỏi thận
Bà bầu ăn khoai lang quá nhiều có thể gây sỏi thận

Bị tiểu đường thai kỳ có ăn được khoai lang không?

Như đã chia sẻ, khoai lang là thực phẩm có vị ngọt tự nhiên và rất giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ hay các mẹ bầu nói chung khá e dè trong việc sử dụng loại rau củ này. Vậy tiểu đường thai kỳ có nên ăn khoai lang không?

Trên thực tế, nếu mẹ bầu ăn khoai lang với một lượng vừa đủ, cụ thể là dưới 250g khoai lang một ngày thì không cần lo lắng về tình trạng này. Bởi hàm lượng tinh bột, lượng calo mà cơ thể mẹ bầu dung nạp lúc này khá ít. Chưa kể, khoai lang còn giúp cân bằng insulin và làm giảm lượng đường trong máu nhằm giúp thai kỳ khỏe mạnh hơn. 

Khoai lang cũng đóng góp quan trọng vào việc cải thiện đường tiêu hóa, làm giảm tình trạng táo bón cũng như loại bỏ các chất bị tích lại trong dạ dày mẹ bầu. Chúng tạo ra cảm giác no lâu, cùng với sự chuyển hóa các loại protein, vitamin, khoáng chất, cân nặng thai phụ sẽ được kiểm soát hơn trong suốt thời kỳ mang thai. Vậy nên khi bị tiểu đường thai kỳ mẹ bầu có thể ăn khoai lang nhưng cần ăn với hàm lượng phù hợp. 

Hướng dẫn ăn khoai lang đúng cách khi mang bầu

Không riêng gì khoai lang, bất cứ loại thực phẩm nào khi được dung nạp vào cơ thể cũng cần thận trọng. Để sử dụng khoai lang đúng cách, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau đây:

  • Do hệ tiêu hóa lúc mang thai rất nhạy cảm nên mẹ bầu hãy ưu tiên ăn khoai lang được hấp, nướng hoặc luộc. Tránh ăn nhiều khoai lang chiên hoặc chế biến với nhiều gia vị, dầu mỡ. 
  • Không ăn khoai lang với cá loại đồ ăn muối chua như sung muối, dưa muối, cà muối, su hào muối,…. Bởi các loại đồ muối khi kết hợp với khoai lang sẽ tạo thành axit và gây áp lực lên hệ thống tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. 
  • Tránh ăn khoai lang sống, đang mọc mầm hoặc có dấu hiệu bị hư hỏng, nấm mốc. 
  • Ăn khoai lang với liều lượng hợp lý, tốt nhất mỗi ngày chỉ sử dụng khoảng 250g trở lại. 
  • Ngoài việc ăn khoai lang, mẹ bầu cũng nên cân bằng các loại thực phẩm khác để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Trong đó, hãy tích cực bổ sung những thực phẩm giàu omega – 3, sắt, DHA để giúp bé phát triển toàn diện và chào đời khỏe mạnh hơn. 
Ngoài khoai lang, mẹ bầu nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm khác
Ngoài khoai lang, mẹ bầu nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm khác

Bài viết trên đây vừa giúp bạn giải đáp thắc mắc “bầu ăn khoai lang được không” và những thông tin hữu ích khác. Để nắm được thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé, các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác có nội dung tương tự tại chuyên mục “Dinh dưỡng bà bầu” của Nhất Nam Y Viện. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *