Stress và phương pháp điều trị dứt điểm hiện nay

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Stress là một hội chứng thường gặp và rất phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Song, những biến chứng nguy hiểm mà chúng mang đến lại khá ít người hiểu rõ. Cũng có lẽ vì nguyên nhân này mà hiện nay có rất nhiều ca bệnh lâu năm khó điều trị dứt điểm và nhiều hệ lụy đáng tiếc xảy ra.

Stress không phải là bệnh nhưng chúng có thể biến chứng thành nhiều bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng con người (ảnh minh họa - nguồn internet)
Stress không phải là bệnh nhưng chúng có thể biến chứng thành nhiều bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng con người (ảnh minh họa – nguồn internet)

Stress là gì?
Stress (hay còn gọi là chứng căng thẳng thần kinh), đây là một trạng thái cơ bản của mỗi người và bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều rơi vào tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Khi stress xuất hiện sẽ trở thành cơ chế tự nhiên khiến con người tăng khả năng tập trung; sẵn sàng đối mặt với những tình huống nguy hiểm và có thể giúp họ tư duy linh hoạt hơn.
Song, đây chỉ là những lợi ích nếu stress xuất hiện ngắn hạn và nhanh chóng tự biến mất. Nếu chứng stress xuất hiện thường xuyên hoặc kéo dài quá lâu sẽ để lại rất nhiều hậu quả nguy hiểm mà ít ai ngờ đến.
Biểu hiện của chứng stress
Người mắc phải chứng stress, cơ thể của họ sẽ tập trung nguồn năng lượng cho nhịp thở, tăng lưu lượng máu; giúp tinh thần tỉnh táo và sử dụng các cơ hiệu quả hơn. Cùng với đó, một số chức năng khác của cơ thể sẽ hoạt động chậm dần lại như: hệ thống miễn dịch, hệ tiêu hóa,…
Cùng với đó, khi chúng ta gặp phải một mối đe dọa nào đó thì tinh thần sẽ truyền đến não bộ một tín hiệu, từ đó hạch hạnh nhân trong não (bộ phận có chức năng kích hoạt cơ chế phản hồi stress) sẽ tiết ra chất CRP (corticotropin-releasing factor) để kích hoạt thần kinh giao cảm và phản ứng kích thích sự giao cảm sản sinh ra hai loại hormone giúp tim đập nhanh hơn đó là: epinephrine và cortisol.
Chính vì vậy mà người mắc chứng stress sẽ có đặc điểm chung là luôn lo lắng, căng thẳng và có nhiều phản ứng khó chịu. Ngoài ra, với một số người sẽ có thêm từ 2 – 5 biểu hiện sau:
Biểu hiện về tâm lý: Có cảm giác tội lỗi; khó tiếp cận thông tin; cảm thấy mọi thứ đều tiêu cực; liên tục có những suy nghĩ nặng nề; khó đưa ra quyết định đúng đắn; cảm giác mặc cảm bản thân
Biểu hiện hành vi: Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt; rối loạn giấc ngủ; tự cô lập bản thân; nói không lưu loát; tìm đến rượu bia, chất kích thích; luôn mắc lỗi, trì hoãn công việc; mất kiểm soát hành vi và có phản ứng thái quá
Biểu hiện cảm xúc: Cáu giận, khóc lóc vô cơ; rối loạn lo âu, trầm cảm; không có được cảm xúc hạnh phúc; rối loạn cảm xúc và có suy nghĩ tự tử.
Biểu hiện thể chất: Suy nhược cơ thể; vận động chậm chạp, lóng ngóng; tim đập nhanh; khó thở; tiêu chảy hoặc táo bón; bị dị ứng bất thường; tay chân lạnh và ra nhiều mồ hôi; nổi mụn và rụng tóc;…
Nguyên nhân dẫn đến stress
Chứng căng thẳng mệt mỏi sẽ không bỏ qua bất kỳ một ai, dù là những người có đời sống cơ bản, khép kín cho đến những người thường xuyên giao tiếp xã hội,… Theo thống kê hiện nay, ở các quốc gia càng phát triển sẽ càng có xu hướng mắc phải hội chứng stress.

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến stress, tuy nhiên chúng đều có một đặc điểm chung đó là tác động trực tiếp đến tâm lý của con người (Ảnh minh họa - nguồn internet)
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến stress, tuy nhiên chúng đều có một đặc điểm chung đó là tác động trực tiếp đến tâm lý của con người (Ảnh minh họa – nguồn internet)

>>> Xem thêm: Tâm lý trị liệu – phương pháp điều trị stress hiệu quả và an toàn

Bên cạnh đó, những người nằm trong nhóm đối tượng sau cũng được thống kê là người có tỷ lệ mắc chứng stress cao nhất hiện nay như:
Người làm các công việc lao động ngoài trời
Người thường xuyên phải chịu áp lực từ gia đình và xã hội
Người thường xuyên ốm yếu, mắc dị tật hoặc bệnh nặng
Người sống tình cảm, chân thành và ít va chạm xã hội
Stress kéo dài – biến chứng và mối nguy hiểm
Stress là một trạng thái cơ bản của con người, cũng vì vậy mà chúng ta thường thờ ơ và chủ quan trước những biến chứng ban đầu của chúng. Tuy stress không phải là bệnh nhưng nếu không được giải tỏa sớm sẽ dần dần hình thành ra nhiều bệnh lý nguy hiểm và để lại cho cuộc sống con người những hệ lụy đáng tiếc. Cụ thể, những mối nguy hiểm mà stress có thể gây ra như:
Gây teo não, suy giảm trí tuệ, trí nhớ
Theo chuyên gia Bùi Thị Hải Yến (Master Coach, Master NLP, Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị Liệu NHC Việt Nam), khi con người rơi vào tình trạng stress, cơ thể sẽ sản sinh ra rất nhiều các gốc tự do và tấn công thẳng đến não bộ. Từ đó, sinh ra các triệu chứng giảm trí nhớ, mất tập trung, mệt mỏi, lo âu, … nếu tình trạng này càng kéo dài thì cơ thể càng suy nhược và hệ thần kinh não bộ cũng chịu thêm nhiều ảnh hưởng.
Cùng với đó, tình trạng stress sẽ khiến cho não bộ bị thiếu oxy và hoạt động kém hiệu quả hơn rất nhiều. Ở một số trường hợp có nhiều diễn biến xấu về mặt tâm lý sẽ còn có nguy cơ gây ra chứng chết não.
Theo tài liệu chuyên khoa, stress kéo dài sẽ khiến cho chất xám của con người bị suy giảm. Cũng vì thế mà người mắc phải hội chứng này thường sẽ có xu hướng bị teo não, mất khả năng tư duy, phán đoán và khả năng làm việc.
Gây rối loạn giấc ngủ
Hầu hết người mắc chứng stress đều rơi vào tình trạng mất ngủ và thậm chí là ngược lại; người mắc phải các hội chứng rối loạn giấc ngủ cũng đều dẫn đến stress.
Thật vậy, chứng stress sẽ khiến con người bị thay đổi rất nhiều về mặt cảm xúc, Những mối lo lắng, trăn trở, buồn phiền vì các thất bại trong công việc; xung đột trong đời sống gia đình, xã hội,… sẽ khiến người ta rơi vào tình trạng mất ngủ.
Trong khi đó, rất nhiều người lựa chọn cách sử dụng chất kích thích như: bia, rượu, caffein hay thậm chí là ma túy để kích thích tâm lý. Tuy nhiên, đây là sự lựa chọn cực kỳ nguy hiểm và chỉ khiến tình trạng stress, mất ngủ càng diễn biến nghiêm trọng hơn.
Giấc ngủ là hoạt động vô cùng quan trọng với tất cả mọi người, đây là khoảng thời gian để các bộ phận của con người được thư giãn, nghỉ ngơi và tái tạo lại năng lượng. Nếu giấc việc đi ngủ bỗng trở nên khó khăn và kéo dài trong một khoảng thời gian dài sẽ dẫn tới rất nhiều hệ lụy nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim; rối loạn tâm thần; suy giảm sức đề kháng;…
Biến chứng thành bệnh rối loạn tâm thần
Hội chứng stress sẽ bao trùm tâm lý người bệnh bởi những suy nghĩ tiêu cực, cảm giác lo âu, sợ hãi. Cùng với những triệu chứng như: mất ngủ, suy giảm trí nhớ; vận động kém, sinh hoạt bất thường,… sẽ khiến cuộc sống của con người trở nên đảo lộn và gặp nhiều tình huống trớ trêu.
Đây là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc phải chứng rối loạn tâm thần và khiến người bệnh không thể tự thoát ra được. Một số bệnh rối loạn tâm thần mà người mắc chứng stress có thể rơi vào như: trầm cảm, rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu,…

Stress không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng lại là nguyên nhân lớn dẫn tới các chứng bệnh nặng, nguy cơ tử vong cao (Ảnh minh họa - nguồn internet)
Stress không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng lại là nguyên nhân lớn dẫn tới các chứng bệnh nặng, nguy cơ tử vong cao (Ảnh minh họa – nguồn internet)

Khi mắc phải bệnh rối loạn tâm thần, người bệnh sẽ dần bị mất kiểm soát và chìm trong các luồng suy nghĩ tiêu cực. Cùng với đó, diễn biến từ stress chuyển sang các bệnh tâm thần cũng không có nhiều dấu hiệu rõ rệt, những thay đổi về hành vi, cảm xúc, tâm lý sẽ thay đổi khá âm ỉ. Đại đa số người bệnh chỉ có thể phát hiện ra biến chứng khi đã gây ra sự việc đáng tiếc hoặc đã để lại di chứng nào đó trên cơ thể hoặc thể chất.
Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn chúng ta không nên quá chủ quan và cần can thiệp điều trị thật sớm.
Biến chứng thành nhiều bệnh lý về hệ tiêu hóa
Hệ đường ruột rải rác tới 200 – 600 triệu tế bào kinh và được kết nối thẳng với đường ruột thông qua một trục não ruột. Giữa não bộ và đường ruột sẽ tồn tại một mối liên quan chặt chẽ. Bất cứ phản ứng bất thường nào của não bộ hoặc hệ tiêu hóa cũng sẽ gây tác động mạnh mẽ đến bộ phận còn lại và thậm chí là gây ra biến chứng nguy hiểm.
Mặc dù, chứng stress chỉ tác động trực tiếp đến hệ thần kinh não bộ nhưng cũng vì vậy mà hệ đường ruột cũng phải chịu nhiều tác động xấu. Một số bệnh lý về hệ đường ruột có liên quan đến stress như: Viêm loét dạ dày; viêm ruột kích thích; tiêu chảy; mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột;…
Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch
Hội chứng stress gây ảnh hưởng trực tiếp đến lượng hormone trong cơ thể. Một số các hormone như cortisol và adrenaline sẽ liên tục bị tăng cao và tác động rất xấu đến hệ tim mạch. Cùng với đó, chứng stress cũng khiến cho cơ thể con người dần hình thành ra nhiều huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu và gây ra nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Một số vấn đề tim mạch có nguyên nhân do stress như:
Rối loạn nhịp tim
Tăng huyết áp
Đột quỵ và cách bệnh mạch máu não
Đau thắt ngực và bệnh hẹp mạch vành
Còn với những ai vốn đã mắc bệnh về tim mạch, khi rơi vào tình trạng stress sẽ làm tăng biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
Gây đau nhức cơ thể, đau đầu, chóng mặt
Như đã nêu, chứng stress sẽ tác động tiêu cực đến khả năng vận động, thói quen sinh hoạt và nhiều cảm xúc tiêu cực. Chính vì vậy, tâm lý chúng ta sẽ rơi vào một vòng luẩn quẩn, áp lực đè nén,… vậy nên, đa số những người bị stress đều thường xuyên đau đầu, chóng mặt và đau nhức cơ thể.
Tuy không đem đến nhiều nguy hiểm như các biến chứng bệnh lý trên, nhưng nếu tình trạng đau đầu, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi kéo dài quá lâu sẽ dẫn tới suy nhược cơ thể; mất khả năng vận động, tư duy,… và ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt; nhu cầu tình dục và cả khả năng học tập, làm việc.
Trị liệu stress không dùng thuốc – Giải pháp an toàn và triệt để 
Tâm lý trị liệu là một giải pháp điều chỉnh suy nghĩ, hành vi, lời nói, cảm xúc của con người theo hướng tích cực bằng phương pháp trò chuyện. Hiện nay, các nước tiên tiến như Anh, Mỹ, Hàn, Nhật, Singapore đang sử dụng phương pháp này để cải thiện các chứng rối loạn tâm lý như trầm cảm, stress – căng thẳng mệt mỏi, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, mất ngủ…
trị liệu stress không dùng thuốc
Phương pháp này được thực hiện bởi các chuyên gia tâm lý trị liệu. Bằng các quy trình, kỹ thuật trị liệu chuyên sâu, các chuyên gia sẽ giúp bạn xua tan mệt mỏi, stress căng thẳng một cách tự nhiên. Hướng dẫn, đồng hành cùng bạn kiểm soát cảm xúc, cân bằng cuộc sống và có kỹ năng ứng phó với những tình huống gây căng thẳng, áp lực trong cuộc sống.
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp trị liệu tâm lý là không sử dụng thuốc, không can thiệp vào cơ thể, không có tác dụng phụ và không để lại biến chứng về sau. Do đó, giải pháp này phù hợp với mọi độ tuổi và tình trạng sức khỏe hiện tại của khách hàng.
Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực trị liệu tâm lý tại Việt Nam đang cung cấp dịch vụ trị liệu chữa lành tâm bệnh và chăm sóc sức khỏe tâm trí một cách bài bản, chuyên nghiệp và khoa học. Năm 2020, Trung tâm NHC Việt Nam đã vinh dự nhận giải thưởng “Top 20 thương hiệu nổi tiếng năm 2020”.

Trước khi bước vào quy trình trị liệu stress, căng thẳng lo âu, các chuyên gia sẽ cùng bạn trải qua buổi tham vấn để đánh giá tình trạng thực tế và lên phác đồ trị liệu.
Quy trình trị liệu tâm lý tại Trung tâm NHC Việt Nam được thiết kế riêng cho từng vấn đề, tình trạng của khách hàng. Phương pháp đem lại hiệu quả rõ ràng sau 3-4 buổi trị liệu. Hiệu quả sau quy trình trị liệu được cam kết cụ thể và rõ ràng.
Để biết thêm thông tin chi tiết về tâm lý trị liệu giải tỏa stress, bạn có thể liên hệ hotline: 096 589 8008 để được giải đáp trực tiếp hoặc để lại thông tin tại đây, bạn sẽ được hỗ trợ nhanh chóng.
TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM
Đơn vị tiên phong tại Việt Nam áp dụng phương pháp trị liệu tâm trí, chữa lành tâm bệnh
Uy tín – Tận tâm – Trách nhiệm – Chuyên nghiệp

Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở 2: Số 05 Lô 13A, Trung Yên 6, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Hotline: 096 589 8008
Website: tamlytrilieunhc.com/ 
Email: tamlytrilieunhc@gmail.com
Fanpage: fb.com/tamlytrilieunhc
Đặt lịch tham vấn: https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen 

Bình luận (20)

  1. Hien Dang says: Trả lời


    Dạo gần đây tôi bị khó ngủ vào buổi tối, sáng ra không muốn tỉnh dậy, dậy rồi thì người mệt mỏi, uể oải, ko có năng lượng để đi làm, đêm thỉnh thoảng còn mơ về công việc, ban ngày hay bị đau đầu, kiểu như bị tụt huyết áp vậy, có lẽ là bị stress vì công việc mất rồi

    1. Tran Loc says: Trả lời


      ám ảnh vì công việc rồi ấy chứ, đêm cũng mơ việc mà

  2. Đức Quang says: Trả lời


    Tôi tưởng stress thì uống thuốc là xong, sao phải trị liệu tâm lý nhỉ

    1. Nguyen Nga says: Trả lời


      Stress là vấn đề tâm lý mà bạn, thuốc thường chữa các bệnh thân thể hiệu quả hơn

    2. Minh Moon says: Trả lời


      Đúng rồi, trị liệu tâm lý sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng, biết cách nhận biết vấn đề của mình và tự giải quyết được. phương pháp này ở mỹ khá phổ biến, doanh nhân họ cũng hay sử dụng lắm, nó còn giúp mình giải quyết nhiều vấn đề khác nữa, vấn đề gì thì còn tùy thuộc ở mỗi người

    3. Chi Chi says: Trả lời


      Bạn tham khảo bài viết này nhé https://www.nhipsongdothi.vn/giai-toa-stress-cong-viec-hieu-qua-tai-trung-tam-tam-ly-tri-lieu-nhc-viet-nam-69100.html

  3. Van Cao says: Trả lời


    Đợt nào bị stress công việc thì tôi nghỉ việc một vài ngày, đi xem phim, du lịch ở đâu, cafe với bạn bè, vài hôm là hết ý mà

    1. Kiều My says: Trả lời


      Việc đang căng, đang chạy deadline mà nghỉ thì ai làm giờ?

    2. Hien Nguyen says: Trả lời


      Những pp này cũng có ích nhưng nó dùng cho tình trạng nhẹ thôi, stress nặng ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống, công việc và các mối quan hệ thì cần phải trị liệu tâm lý

  4. Nguyễn Huy Hoàng says: Trả lời


    Cháu là một học sinh lớp 10, hiện tại cháu đang ổn tập để tham gia vào cuộc thi toán cấp tỉnh, lúc đầu cháu khi được chọn tham gia, cháu cũng chỉ nghĩ đây là một cơ hội để minh thử thách thôi, nhưng ba mẹ lại đặt quá nhiều niềm tin và hy vọng vào cháu, khiến cháu càng ngày càng cảm thấy mệt mỏi, áp lực, ko muốn ôn tập và tham gia nữa. thời gian gần đây cháu ăn ngủ không ngon, hay bị khó thở, có cách nào để cháu vượt qua áp lực này được không ạ

    1. Đặng Hoàng Thiên says: Trả lời


      Cháu đã thử thẳng thắn chia sẻ với ba mẹ chưa? nếu cháu chia sẻ đúng cách, ba mẹ có thể nhìn thấy được vấn đề của cháu

  5. Thủy Laco says: Trả lời


    Bị điểm kém thì phải làm thế nào để vượt qua được ạ, suốt nhiều năm học, cháu luôn luôn là học sinh giỏi của lớp được thầy cô yêu mến, bạn bè ngưỡng mộ nhưng thời gian gần đây, gia đình cháu có nhiều chuyện không vui, bản thân vì thế mà phân tâm việc học hành, bị điểm kém, bố mẹ cháu mà biết được thì sẽ rất buồn ạ

    1. Nguyễn Ngọc Tuyết says: Trả lời


      con người ai chả có lúc sai, không nghiêm trọng vậy đâu à

  6. Long Nguyễn says: Trả lời


    Stress mức độ như thế nào thì nên trị liệu tâm lý vậy

    1. Huu Phong says: Trả lời


      Ở mức độ nào thì trị liệu tâm lý cũng đem lại tác dụng tốt bạn ạ. nếu ở stress ở mức độ nhẹ thì bạn có thể tự giải quyết được, nếu stress gây ảnh hưởng đến khả năng, hiệu quả làm việc, học tập, đến việc ăn ngủ, sinh hoạt hàng ngày của bạn thì bạn thử đặt lịch tham vấn xem. Tham vấn sẽ giúp bạn biết được vấn đề của mình đang như thế nào đấy

  7. Nguyễn Trần Hoàn says: Trả lời


    Có áp lực khủng khiếp với những người học giỏi luôn luôn đứng đầu lớp. Lúc nào cũng phải gồng mình lên để không bao giờ dớt hạng nhưng bố mẹ thì không bao giờ quan tâm, không bao giờ khen ngợi hay hỏi han một câu, mặc định coi đó là điều hiển nhiên. thực sự rất mệt mỏi

    1. Long Nguyen says: Trả lời


      Trước kia tôi cũng từng như bạn, nhưng giờ tôi nghĩ khác rồi. Việc học là của mình, cứ tự hào về bản thân mình, ghi nhận sự cố gắng của bản thân, còn người khác muốn nói gì thì nói thôi

    2. Lê Quang Hưng says: Trả lời


      Tôi không phải top đứng đầu nhưng ba mẹ luôn tạo áp lực cho tôi, dù tôi đã cố gắng hết sức nhưng không bao giờ được ba mẹ ghi nhận. Họ không hiểu rằng tôi đã rất cố gắng rồi. .HỌ chỉ hiểu rằng kết quả đó không vừa ý với ba mẹ nên ba mẹ buông lời nói khiến tôi rất đau. Tôi đang rơi vào tình trạng sợ nơi đông người. Tôi đau khổ, mệt mỏi nhưng vẫn cố gắng phải cười để không ai thấy sự đau khổ của tôi. tôi chỉ ước có thể ngủ một giấc thật sâu mà ko cần tỉnh lại nữa

      1. Hiền Trang says:


        có lẽ cháu bị stress nặng rồi, cháu nên tìm cách chia sẻ với ba mẹ để ba mẹ hiểu và đưa cháu đi trị liệu tâm lý nhé

      2. Nguyen Chi says:


        Trước mình cũng bị trầm cảm nặng do áp lực học hành, sau nhờ chia sẻ với bạn thân mà bạn ấy đã tìm cách để nói chuyện với mẹ mình. Lúc đầu mẹ mình biết cũng không tin, sau lặng lẹ quan sát thấy mình có biểu hiện lạ mới đưa mình đi tham vấn tâm lý và trị liệu ở NHC. Trị liệu hơn tháng là sức khỏe của mình đã hồi phục khá nhiều, tinh thần tốt hơn, sự tập trung học tập cũng tốt hơn. Sau đợt đó mình và bố mẹ cũng hiểu nhau hơn, gỡ được nhều khúc mắc trong lòng, vẫn còn có những mâu thuẫn nhưng không còn gay gắt như trước kia nữa. Điều quan trọng là mình học tập tốt hơn trước khá nhiều mặc dù mình không dành nhiều thời gian cho việc học như trước kia nữa. Thế mới hiểu stress làm ảnh hưởng đến việc học như thế nào. Mình chia sẻ mong bạn có thể tìm được cách chia sẻ với ba mẹ và đi tham vấn tâm lý nhé. xử lý khi còn nhẹ sẽ tốt hơn khi đã nặng rồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *