Viêm Họng Cấp Ở Trẻ Nhỏ Và Cách Điều Trị Mang Lại Hiệu Quả Cao

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Viêm họng cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ về bệnh để phòng và chăm sóc đúng cách cho trẻ. 

Viêm họng cấp ở trẻ và dấu hiệu nhận biết

Viêm họng cấp ở trẻ dưới 1 tuổi thường được nhận biết khi trẻ có dấu hiệu quấy khóc bất thường. Trẻ không chịu bú hoặc chán ăn do cổ họng đau rát. Đi kèm với đó còn có các triệu chứng như hay nôn trớ, mệt mỏi, ho, chảy mũi… Khi bị bệnh trẻ còn có thể sốt cao lên đến 39-40 độ C.

Bệnh viêm họng cấp ở trẻ 1 tuổi, 2 tuổi hoặc lớn hơn có thể có thêm một số triệu chứng khác bao gồm:

  • Trẻ bị viêm họng cấp ho nhiều, ho khan gây khàn tiếng, mất tiếng
  • Cổ nổi hạch, sưng tấy và có cảm giác đau
  • Amidan sưng to
  • Trẻ bị đau rát ở cổ họng, đặc biệt là khi nuốt hoặc nói. Cơn đau có thể lan lên tai…
viem hong cap o tre
Viêm họng cấp khiến amidan của trẻ sưng to

Xác định nguyên nhân gây bệnh viêm họng cấp ở trẻ

Thủ phạm chính gây nên 70-80% trường hợp trẻ bị viêm họng cấp chính là các virus, vi khuẩn. Các loại virus như cúm, sởi, adeno… gây ra viêm họng cấp. Khi này bệnh thuyên giảm dần sau 2-5 ngày nếu trẻ được chăm sóc cẩn thận.Viêm họng cấp do vi khuẩn gây ra sẽ có triệu chứng nặng hơn như nôn mửa, đau rát và sưng đỏ họng… Các vi khuẩn khi này thường thuộc nhóm vi khuẩn liên cầu tán huyết beta nhóm A (Streptococcus).Bên cạnh nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn, virus, nhiều trường hợp trẻ bị viêm họng cấp do các yếu tố tác động sau:

  • Thời tiết trong giai đoạn chuyển mùa, thay đổi thất thường tác động đến sức khỏe trẻ nhỏ
  • Môi trường sống của trẻ bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc lá
  • Trẻ uống nước đá lạnh, ăn đồ lạnh
  • Trẻ nhỏ không được vệ sinh răng miệng, vòm họng đúng cách
  • Trẻ tiếp xúc với người mắc các bệnh về hô hấp, tai-mũi-họng
  • Trẻ có tiền sử mắc các bệnh tai – mũi – họng như viêm amidan, bệnh viêm xoang hay viêm phế quản,…
viem hong cap o tre
Trẻ mắc các bệnh viêm xoang, viêm mũi thường có nguy cơ cao bị viêm họng cấp

Viêm họng cấp ở trẻ có nguy hiểm không? Biến chứng gì?

Bệnh viêm họng cấp thường có thể tự thuyên giảm sau 3-4 ngày nếu người bệnh được chăm sóc kỹ lưỡng. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, sức đề kháng còn yếu ớt khiến cho bệnh có nguy cơ chuyển biến bất thường.Viêm họng cấp ở trẻ có thể biến chứng thành mãn tính. Khi này các triệu chứng thường xuyên tái phát, đeo bám dai dẳng khiến trẻ mệt mỏi, suy nhược cơ thể…Về lâu dài, viêm họng cấp có thể kéo theo các biến chứng gồm viêm tai, viêm mũi, viêm phế quản… Đặc biệt, trường hợp trẻ mắc viêm họng do vi khuẩn liên cầu nhóm A gây ra, bệnh có thể biến chứng lên tim gây ra chứng thấp tim.Có thể nói viêm họng cấp ở trẻ là bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Cha mẹ không nên chủ quan với bệnh mà cần có biện pháp phòng ngừa, chăm sóc và điều trị hợp lý cho con.

viem hong cap o tre
Bệnh khiến trẻ mệt mỏi, cơ thể suy nhược

Điều trị bệnh cho trẻ nhỏ an toàn, hiệu quả

Viêm họng cấp ở trẻ em uống thuốc gì, bé bị viêm họng cấp phải làm sao là mối bận tâm của nhiều phụ huynh. Có nhiều cách chữa bệnh cho trẻ nhỏ, trong đó phổ biến gồm có:

Làm dịu các triệu chứng bệnh viêm họng cấp ở trẻ tại nhà

Trường hợp bệnh viêm họng ở trẻ có mức độ nhẹ, cha mẹ có thể thực hiện các cách sau để cải thiện triệu chứng:

  • Khi trẻ có dấu hiệu sốt, cha mẹ nên dùng khăn ấm để lau khô người cho bé, nhất là vùng nách, bẹn
  • Bổ sung nước điện giải cho bé hoặc nước hoa quả, nước muối loãng để bù lượng nước đã mất của cơ thể
  • Cho trẻ ngậm quất hấp mật ong để giảm cơn đau rát cổ họng
  • Cho trẻ uống trà gừng hoặc ngậm mật ong để giảm ho, dịu họng (Lưu ý: không dùng mật ong cho trẻ dưới 2 tuổi bởi có thể gây tử vong)
  • Cho trẻ súc miệng thường xuyên bằng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý

Dùng thuốc Tây y chữa viêm họng

Trường hợp trẻ bị viêm họng cấp có các triệu chứng nặng như sốt quá cao, đau họng kéo dài, cha mẹ có thể cho con đi khám và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc Tây thường được kê cho trẻ nhỏ để chữa bệnh như:

  • Thuốc hạ sốt và giảm đau: Paracetamol, acetaminophen… (Thuốc aspirin không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi)
  • Kháng sinh nhóm beta-lactam như amoxicillin, kháng sinh nhóm macrolid gồm erythromycin…
  • Siro ho dùng cho trẻ dưới 5 tuổi để làm dịu cơn đau, giảm ho, tiêu đờm…

Thuốc Tây y chữa bệnh cho trẻ cần được dùng dưới sự cho phép của bác sĩ chuyên môn. Khi bệnh chuyển biến nặng có các triệu chứng như trẻ không hạ sốt, đi ngoài phân lỏng, nôn nhiều trong ngày, co rút lồng ngực… Trẻ cần được đưa đến ngay cơ sở y tế uy tín để theo dõi.

viem hong cap o tre
Thuốc Tây y chữa bệnh cho trẻ cần được dùng dưới sự cho phép của bác sĩ chuyên môn

Những điều cha mẹ cần lưu ý trong việc chăm sóc trẻ

Bên cạnh việc điều trị theo đúng phương pháp, trẻ cũng cần được chăm sóc hợp lý. Để phòng ngừa và đẩy lùi bệnh hiệu quả, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Trẻ sơ sinh cần được cha mẹ vệ sinh nướu sạch sẽ. Với trẻ lớn, bé cần đánh răng 2 lần mỗi ngày, súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
  • Hạn chế việc tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc. Trẻ nên đeo khẩu trang, che chắn cẩn thận khi ra đường.
  • Sát khuẩn tay, chân bằng xà phòng hoặc nước rửa tay mỗi khi về nhà và trước khi ăn.
viem hong cap o tre
Sát khuẩn tay cho bé sau khi ra đường và trước khi ăn
  • Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng cổ, ngực vào mùa lạnh, giao mùa.
  • Nên để điều hòa trong phòng trên mức 25 độ, không nên bật quạt thẳng mặt có thể khiến trẻ ho, đau họng…
  • Chế độ ăn uống của bé cần có đủ vitamin, khoáng chất… Phụ huynh nên cho bé ăn nhiều rau, củ, quả, trái cây,..; hạn chế đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ uống lạnh…
  • Không nên cho cho trẻ tiếp xúc trực tiếp hay dùng chung đồ đạc với người mắc bệnh truyền nhiễm đường hô hấp, tai – mũi – họng…
  • Cho trẻ vận động, chơi thể thao để tăng cường thể lực

Viêm họng ở trẻ nhỏ là căn bệnh phổ biến, tuy nhiên cha mẹ không nên chủ quan với bệnh. Trẻ nhỏ nếu sớm được thăm khám và được điều trị, sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng do bệnh gây nên. Hy vọng qua bài viết, cha mẹ đã có cho mình kiến thức để chăm sóc trẻ tốt hơn.

THÔNG TIN QUAN TRỌNG:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *