Ngưng thở khi ngủ: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Đúng như tên gọi, ngưng thở khi ngủ là một hội chứng đặc biệt nguy hiểm, có nguy cơ gây tử vong cao. Đáng chú ý, trong xã hội hiện đại tình trạng này ngày càng phổ biến ở mọi đối tượng. Chính vì vậy, nắm rõ được những thông tin liên quan tới hội chứng ngưng thở khi ngủ sẽ giúp bạn chủ động hơn trong mọi tình huống nếu không may gặp phải.

Ngưng thở khi ngủ là hiện tượng gì?

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một bệnh lý về hô hấp có tên khoa học là Obstructive Sleep Apnea. Đây là sự rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, trong đó có biểu hiện ngưng thở hơn 10 giây hay tình trạng giảm thở (Giảm trên 50% kéo dài trên 10 giây) lặp lại nhiều lần từ khi ngủ tới khi thức giấc.

Chính như vậy sẽ làm không khí không thể lưu thông vào phổi và đem oxy tới não. Thông thường, hiện tượng này có tần suất xuất hiện trung bình 5 lần 1 giờ. Bên cạnh đó người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng ngủ ngáy và ngủ ngày nhiều quá mức so với bình thường.

Khi ngủ bị nhưng thở là bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hô hấp
Khi ngủ bị nhưng thở là bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hô hấp

Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ nếu không được được điều trị sẽ sẽ ngừng thở liên tục trong toàn bộ thời gian ngủ, có khi lên tới hàng trăm lần trong một đêm. Tình trạng này khiến nồng độ oxy trong máu bị giảm thiểu đáng kể ảnh hưởng nhiều tới não bộ.

Vậy ai có thể bị ngưng thở khi ngủ? Theo các chuyên gia hội chứng này gặp ở cả mọi đối tượng. Tuy nhiên một số trường hợp thường dễ gặp tình trạng này hơn đó là người thừa cân, béo phì hay người mắc các bệnh lý về tim mạch (tim bẩm sinh, hở van 2 lá,…) hoặc tiểu đường gây khó kiểm soát lượng đường huyết trong máu.

Vậy ngưng thở khi ngủ có nguy hiểm không? Về vấn đề này, các chuyên gia cho biết, tình trạng này khiến không khí không được vận chuyển được tới phổi để trao đổi oxy. Chính vì vậy lượng oxy toàn thân cũng bị giảm thiểu, ảnh hưởng không nhỏ tới các mạch máu ở tim, não, phổi, thận và cả tuyến tụy,…

Tình trạng này đã gây nên hàng loạt các rối loạn trong cơ thể, phổ biến nhất là: Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tức ngực khó thở,…Trong ngắn hạn, ngừng thở khi ngủ có thể khiến người bệnh giảm trí nhớ, đầu óc kém linh hoạt, mất tập trung,… Chính vì vậy, chứng bệnh này nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời sẽ gây có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí là đột tử.

Nguyên nhân, triệu chứng ngưng thở khi ngủ

Nhận biết sớm nguyên nhân và triệu chứng khi ngủ sẽ góp phần quan trọng vào hiệu quả của việc điều trị hội chứng này.

Có rất nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ
Có rất nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ

Nguyên nhân

Hiện chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây ngưng thở khi ngủ. Tuy nhiên các chuyên gia, bác sĩ đã tìm ra các yếu tố nguy cơ dẫn tới hiện tượng này bao gồm:

  • Yếu tố nguy cơ về mặt giải phẫu (thường thấy ở những bệnh nhân béo phì)
  • Hầu họng bị tắc nghẽn ít hay nhiều do hàm dưới ngắn hoặc bị tụt xuống.
  • Người bị amidan đáy lưỡi quá phát.
  • Người có cổ ngắn và hình dáng đầu tròn.
  • Chu vi cổ trên 43cm.
  • Thành sau họng dày.
  • Vùng mỡ dưới yết hầu họng tương đối dày.

Các yếu tố nguy cơ tăng khả năng gây bệnh khác phải kể đến như:

  • Người sau mãn kinh, lão hóa.
  • Người sử dụng rượu/ chất an thần thường xuyên.
  • Gia đình có tiền sử mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ (chiếm tỉ lệ 25 % đến 40% các trường hợp).
  • Người bị acromegaly (Chứng to đầu chi).
  • Người bị chứng suy giáp, bệnh cường giáp.
  • Người bị đột quỵ.

Triệu chứng

Nếu bị hội chứng ngưng thở, đối với mọi bệnh nhân sẽ đều có biểu hiện chung là ngủ không ngon, không sâu giấc, luôn trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng mỗi sáng thức dậy do lượng oxy bị thiết trong lúc ngủ. Ngoài ra trong tùy trường hợp, một trong những triệu chứng sau đây cũng có thể xuất hiện:

  • Người bệnh có triệu chứng ngáy lớn theo từng cơn chứ không liên tục. Sau đó tình trạng thở hổn hển sẽ xuất hiện.
  • Đầu óc mệt mỏi, không thư giãn, sảng khoái khi thức dậy vào sáng hôm sau.
  • Thường xuất hiện triệu chứng nhức đầu vào buổi sáng.
  • Thường xuyên buồn ngủ cả ban ngày lẫn ban đêm.
  • Cơ thể thường mất tập trung, không linh hoạt
  • Tâm trạng lo lắng, dễ cáu gắt, lâu dần có thể dẫn tới chứng trầm cảm.
  • Buồn tiểu nhiều lần trong đêm.
  • Béo phì, bất thường tại vị trí hàm mặt.
Ngủ ngáy là một trong những dấu hiệu điển hình của hội chứng ngưng thở khi ngủ
Ngủ ngáy là một trong những dấu hiệu điển hình của hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hầu hết những người đều không thể tự nhận thức được những triệu chứng trên bởi vì chúng chỉ xảy ra trong lúc ngủ. Tuy nhiên, nếu có người ngủ cùng bạn mỗi ngày thì họ cũng có thể chỉ ra những dấu hiệu bất thường này. Ngoài ra, một số bệnh nhân cũng có thể bị tỉnh do đau họng hoặc cảm thấy khô miệng.

Đọc thêm

Chẩn đoán và cách điều trị

Tới bệnh viện gặp bác sĩ là cách tốt nhất giúp bệnh nhân được chẩn đoán chính xác bệnh đồng thời đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.

Chẩn đoán

Khi bạn có những triệu chứng nghi ngờ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ, tốt nhất hãy thăm khám bác sĩ ngay. Tại đây, người bệnh sẽ được áp dụng các phương pháp chẩn đoán bệnh như sau:

  • Hỏi về tiền sử bệnh lý của gia đình bạn, đã có người chung huyết thống mắc chứng ngưng thở khi ngủ hay chưa.
  • Khảo sát nguy cơ rối loạn giấc ngủ của người bệnh bằng các thí nghiệm về giấc ngủ.
  • Người bệnh được đeo máy chẩn đoán rối loạn giấc ngủ để nắm rõ được tình hình nhịp tim, sóng não, cũng như nồng độ oxy trong máu. Kết quả của khảo sát này sẽ giúp các bác sĩ xác định được sự di chuyển của không khí ngưng và hoạt động lúc nào. Đồng thời nó cũng cho thấy tần suất xuất hiện sự ngưng thở khi ngủ.
  • Bác sĩ thực hiện khám lâm sàng, nhất là vị trí họng và lỗ mũi.
  • Tiến hành xét nghiệm máu, hay kiểm tra hoạt động của tuyến giáp.
Một số loại máy móc chuyên dụng sẽ được bác sĩ áp dụng để chẩn đoán bệnh khi bạn ngủ
Một số loại máy móc chuyên dụng sẽ được bác sĩ áp dụng để chẩn đoán bệnh khi bạn ngủ

Cách điều trị ngưng thở khi ngủ

Sớm áp dụng phương pháp điều trị ngưng thở khi ngủ đóng vai trò quan trọng. nếu người bệnh chủ quan, để bệnh kéo dài thì tình trạng này sẽ tác động xấu tới sức khỏe. Các phương pháp điều trị ngưng thở khi ngủ đa số đều giúp loại bỏ tình trạng cao huyết áp, tăng cân và cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Sau đây là một số cách chữa hội chứng này thông dụng nhất hiện nay:

  • Oxy cao áp liên tục:

Đây là phương pháp điều trị ngưng thở khi ngủ phổ biến nhất bằng việc sử dụng máy bơm áp lực không khí vào vị trí khoang mũi và họng của người bệnh. Thao tác này sẽ được thực hiện vào ban đêm, trong lúc bạn ngủ.

Bác sĩ sẽ quan sát tỉ mỉ trong suốt thời gian người bệnh sử dụng loại máy này. Bởi những điều chỉnh kịp thời dù là nhỏ nhất cũng rất cần thiết để máy bơm áp lực hoạt động đúng hướng.

  • Giảm cân:

Nếu bị hội chứng ngưng thở do áp lực do mô mỡ thừa trong vùng họng thì lúc này bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh phải giảm cân ngay lập tức. Mặc dù phương pháp điều trị này khá khó khăn với nhiều người bởi cơ thể họ đang bị mệt mỏi, mất năng lượng để vận động nhưng lại rất cần thiết.

  • Dùng máy thở:

Bên cạnh việc tập thể dục và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, thì việc sử dụng máy thở sẽ vừa giúp người bệnh được thư giãn vừa ngăn ngừa nguy cơ đột tử do thiếu oxy lên não.

Nhiều người bệnh thường dùng máy thở để hạn chế tối đa những biến chứng gây ra
Nhiều người bệnh thường dùng máy thở để hạn chế tối đa những biến chứng gây ra
  • Phẫu thuật:

Đây cũng là một trong những phương pháp điều trị hợp lý nếu bạn không thể dùng máy thở đều đặn. Một ca phẫu thuật chữa ngưng thở khi ngủ có thể bao gồm việc thay đổi vị trí của đường không khí di chuyển trong mũi hoặc loại bỏ amidan.

Biện pháp phòng tránh ngưng thở khi ngủ

Để tránh mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ, tốt nhất ngay từ bây giờ bạn cần áp dụng các biện pháp phòng tránh hiệu quả sau:

  • Giảm cân nặng với người thừa cân, béo phì: Người đang bị thừa cân béo phì cần giảm cân ngay lập tức. Điều này không chỉ cải thiện vóc dáng của bạn mà còn ngăn ngừa hiệu quả chứng ngưng thở khi ngủ, rối loạn chuyển hóa, cao huyết áp hay mỡ máu,..
  • Can thiệp chuyên khoa: Đối tượng có những bất thường về hàm mặt hay lưỡi gà dài và rủ xuống quá thấp thì tốt nhấn cần có sự can thiệp chuyên khoa.
  • Thay đổi lối sống lành mạnh, khoa học: Việc ăn uống đủ chất, ngủ nghỉ đúng giờ cùng với thường xuyên luyện tập thể dục thể thao không chỉ hạn chế tối đa nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ mà còn giúp thuyên giảm triệu chứng cho người đã mắc bệnh.
  • Tránh uống rượu bia, hút thuốc lá hay các chất kích thích khác: Điều này giúp người bệnh không rơi vào tình trạng bất thường về tâm lý, cảm xúc.
  • Thay đổi tư thế ngủ: Các bác sĩ khuyên rằng, để hạn chế tình trạng ngưng thở khi ngủ, chúng ta nên thay đổi tư thế ngủ sao cho thoải mái (nên nằm nghiêng và tránh nằm sấp), chú ý gối đầu không quá cao.
  • Phòng ngủ sắp xếp thoáng mát, tránh bí khí: Nhằm tạo không gian ngủ thoải mái nhất cho chúng ta trong khi ngủ.

Bài viết vừa rồi là những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề: Ngưng thở khi ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị. Mặc dù đây là chứng bệnh khá phổ biến ở mọi đối tượng và có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên mỗi chúng ta cũng không nên chủ quan. Tốt nhất hãy trang bị những kiến thức bổ ích về phòng tránh bệnh cũng như cách điều trị hiệu quả nếu như không may mắc phải.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *