Vén màn bí mật quy trình khám chữa bệnh cho vua chúa qua cuốn Ngự dược nhật kí

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Ngự dược nhật kí là tài liệu ghi chép về những bài thuốc, vị thuốc và cách dùng thuốc và quy trình khám chữa bệnh cho vua chúa triều Nguyễn. Ngự dược nhật kí được xem là di sản văn hóa phi vật thể quý hiếm và là báu vật của quốc gia góp phần quan trọng trong quá trình phát triển nền YHCT nói riêng và Y học nước nhà nói chung. 

Ngự dược nhật ký là gì? 

bi-mat-kham-chua-benh-cho-vua
Bút phê của vua Khải Định trong cuốn Ngự dược nhật kí – Châu bản triều Nguyễn

Việt Nam có hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước thì y học cổ truyền cũng gắn liền với sự hình thành và phát triển của đất nước. Mặc dù y học cổ truyền có từ thời khai thiên lập quốc cho tới nay tuy nhiên có thể nói rằng giai đoạn hoàng kim của nền YHCT lại gắn liền với giai đoạn vua chúa triều Nguyễn trị vì. 

Trong 143 năm tồn tại, nhà Nguyễn đã cho xây dựng Thái Y Viện – Nơi hội tụ nhiều thế hệ danh y, nhiều thầy thuốc giỏi cũng như nơi cất giữ nhiều bài thuốc quý. Thái y viện triều Nguyễn là bộ phận y tế cấp trung ương có trách nhiệm bắt mạch kê đơn, bào chế các bài thuốc, phòng chống dịch bệnh cho vua chúa triều Nguyễn. Hiện nay các công thức khám chữa bệnh, các bài thuốc, các vị thuốc quý được tiến dâng lên vua chúa triều Nguyễn đều nằm trong cuốn Ngự dược nhật kí – Châu bản triều Nguyễn. 

Ngự dược nhật kí – Châu bản triều Nguyễn được xem là loại di sản văn hóa phi vật thể quý hiếm, là bảo vật quốc gia vô giá. Trong cuốn Ngự dược nhật kí các bệnh án ngự chẩn, ngự trị cho nhà vua gồm có: Biện chứng luận trị, lập phương và dâng tiến ngự dược của Thái Y Viện, đây là những tư liệu có giá về mặt pháp lý nhất hiện nay.

Bên cạnh việc ghi chép về việc dùng thuốc của các đời vua triều Nguyễn như vua Gia Long, vua Minh Mạng, vua Tự Đức, …. thì cuốn Ngự dược nhật kí – Châu bản triều Nguyễn còn ghi chép lại quy trình khám chữa bệnh cho các đời vua chúa triều Nguyễn mà ít ai biết được. 

Bí mật quy trình khám chữa bệnh nghiêm ngặt cho vua chúa triều Nguyễn

Trong cuốn Ngự dược nhật kí – Châu bản triều Nguyễn có ghi chép lại quy trình khám chữa bệnh và dâng thuốc lên vua chúa được thực hiện thường xuyên dưới hình thức dâng tấu. 

bi-mat-kham-chua-benh-cho-vua
Bản tấu của Thái y viện dưới triều đại nhà Nguyễn

Khi vua “long thể bất an” các Thái y trong Thái Y Viện sẽ được các quan nội giám truyền chỉ thông báo. Sau khi nhận chỉ các Thái y sẽ bàn họp và cử một ngự y giỏi về y thuật vào cung ngự chẩn cho vua. Các ngự y được bắt mạch và khám bệnh cho vua đều được chọn lựa trước. Như dưới thời Minh Mạng thứ 19, hai ngự y được vào bắt bệnh cho vua là Đặng Văn Giảng, Trần Duy Huân. Dưới thời thiệu trị thì tuyển chọn Thái y Hoàng Đức Hạ và y phó là Nguyễn Văn Đường. Còn thời vua Tự Đức thì các Thái y Nguyễn Tất Cát và Lê Quang là người được vua lựa chọn. 

Sau khi thái y ngự chẩn bệnh xong thì sẽ phải giải thích biện chứng để vua biết. Sau đó hội đồng Thái y viên lại hợp nghị bàn luận trị 1 lần nữa. Sau đó Thái y viện làm bản tấu để dâng lên vua có đầy đủ tên, chữ ký, dấu triện của quan kiểm thị cùng tên người làm tấu để tiến dâng lên vua. Sau khi bản tấu được dâng lên vua nếu vua phê Dĩ lãm nghĩa là đã xem, Tri đạo liễu nghĩa là đã biết rồi.  

Dưới thời Gia Long nhà vua thường phê “Đã thấy công hiệu thật sự”, “kính cẩn luận cho được y lý, cót thấy được công hiệu”. 

Quy trình khám bệnh cho vua thường rất nghiêm ngặt, các thái y khi khám bệnh cho vua đều lo sợ, kính cẩn, thế nhưng chỉ cần một sơ suất nhỏ có thể khiến thái y mất mạng. Trong trường hợp vua uống thuốc xong băng hà thì các ngự y chính và phó ngự y đều bị bắt giam. 

Dưới thời vua Gia Long, các ngự y như Nguyễn Tiến Hậu, phó ngự y Đoàn Đức Hoảng, cai bạ hầu thuốc Trần Văn Đại đều bị bắt giam vì sau một thời gian lâm bệnh và dùng thuốc thì vua đã băng hà ngày 19 tháng chạp năm Kỷ Mão 1819. Đến tháng 3 năm Canh Thìn 1820 thì ba người này mới được tha về làng nhờ các đại thần tâu xin. 

Các ngự y khi khám chữa bệnh cho vua đều cho thấy một tâm thế lo sợ, kính cẩn. Trong bản tấu thường mở đầu với các cụm từ: “Chúng thần ở Thái y viện cúi đầu sát đất, trăm lạy, cẩn tấu, dâng lên đấng bề trên…”.

Thông tin liên hệ

Hà Nội: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội

Hồ Chí Minh: Số 3, đường 34, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức

Hotline tư vấn và đặt lịch lịch khám: Tại Hà Nội (024) 8585 1102 hoặc Tại HCM: (028) 6279 1102

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *