Hướng Dẫn Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mổ Sỏi Mật Đúng Cách

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Mổ sỏi mật là một phương pháp hiện đại để điều trị bệnh sỏi mật giai đoạn nặng và xuất hiện biến chứng ở người bệnh. Vậy chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật như thế nào để họ nhanh khỏe mạnh và lành vết thương, sinh hoạt bình thường. Cùng tìm hiểu câu trả lời ở trong bài viết dưới đây.

Một số thông tin sau mổ sỏi mật bệnh nhân cần biết

Trước khi tìm hiểu về kế hoạch cụ thể để chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật, bạn cần biết một số thông tin về bệnh nhân sau mổ như những biển hiện, biến chứng có thể gặp,…

Để từ đó có các bước chăm sóc cụ thể và đúng hơn giúp bệnh nhân nhanh khỏe mạnh hơn. Cụ thể như sau:

Mổ sau bao lâu thì sinh hoạt bình thường

Sỏi mật sau khi mổ bao lâu thì hoạt động trở lại bình thường, đó là câu hỏi của nhiều người nhất trước khi tiến hành phẫu thuật. Mổ sỏi mật là một can thiệp ngoại khoa ít xâm lấn và hiện đại nhất hiện nay.

Để thực hiện được phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành đưa vào cơ thể những ống nội soi để lấy sỏi túi mật ra ngoài. Hình thức này này mang lại rất nhiều ưu điểm cho người bệnh hơn phương pháp mổ mở trước đó.

cham soc benh nhan sau mo soi mat
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật là điều đặc biệt quan trọng

Chính vì thế bệnh nhân sau khi thực hiện phẫu thuật tùy từng tình trạng sức khỏe, có người ra viện sau 1 – 3 ngày và chăm sóc tại nhà. Có người thì lâu hơn 1 – 2 tuần mới được ra viện để chắc chắn không xảy ra bất kỳ tình trạng nguy hiểm nào.

Còn việc để sinh hoạt bình thường trở lại thì cũng tùy vào tốc độ hồi phục, sức đề kháng và khả năng chăm sóc bệnh nhân của người nhà. Thông thường người mổ sỏi mật sẽ sinh hoạt bình thường sau 2 tuần.

Tuy nhiên có nhiều người cần thời gian rất lâu có thể lên đến 2 – 3 tháng cũng có. Đặc biệt là với những người cao tuổi, sức đề kháng kém lại mắc thêm nhiều bệnh lý nền khác thì thời gian hồi phục lại càng lâu hơn.

Họ cần thời gian dài để hồi phục, ăn uống đủ chất chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi túi mật thật cẩn thận thì các cơ quan trong cơ thể mới hoạt động trở lại bình thường. Đồng thời cơ thể mới thích ứng được việc mất đi túi mật và hoạt động theo một cơ chế mới.

Những biểu hiện bệnh nhân có thể gặp phải

Sau khi mổ túi sỏi mật, người bệnh phải mất từ 2 – 3 ngày để có thể cảm thấy đỡ đau hơn. Kèm với đó, bệnh nhân sẽ thấy những biểu hiện khác lạ của cơ thể. Đó là dó phản ứng tự nhiên hoặc sự thay đổi của cơ thể để thích nghi với việc mất đi túi mật, đặc biệt là gan và hệ tiêu hóa là hai bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Một số những biểu hiện được xem là bình thường mà người bệnh nào sau mổ cũng sẽ gặp phải. Bạn cần biết những điều này để phân biệt biểu hiện bình thường với các biến chứng. Cụ thể như sau:

Đau nhức mệt mỏi

Đây sẽ là biểu hiện thường gặp nhất mà sau mổ người bệnh sẽ cảm nhận một cách rõ ràng nhất. Cơn đau từ vết mổ và ở bên trong cơ thể.

cham soc benh nhan sau mo soi mat
Đau nhức sau mổ là chuyện thường xảy ra

Người mệt mỏi, không còn sức lực do tác động của cả thuốc gây mê và thuốc giảm đau trong quá trình phẫu thuật. Ở người lớn tuổi tình trạng này có thể lâu hơn từ 4 – 5 ngày thậm chí là cả tuần mới có thể cảm thấy khá hơn.

Đau bụng và vai

Vị trí tiếp theo trực tiếp bị ảnh hưởng chính là phần bụng và vai. Sở dĩ có tình trạng này là do khi phẫu thuật, bệnh nhân được bơm khí vào bụng để giảm áp lực, tạo khoảng trống để đưa thiết bị vào cắt túi mật. Cơn đau và khó chịu ở bụng sẽ lan lên bên trên và thấy nhức mỏi hai vai.

Tiêu chảy

Một biểu hiện được xem là bình thường nhất của bệnh nhân sau mổ chính là tiêu chảy. Đó là do khi cơ thể bình thường, mật và gan tiết ra sẽ được đựng trong túi và đi theo đường ống về dạ dày để tiêu hóa và co bóp thức ăn.

Tuy nhiên khi cắt bỏ bộ phận này, phần mật dịch tiết ra sẽ đổ trực tiếp vào hệ thống tiêu hóa. Cơ thể chưa kịp thích ứng với cơ chế mới này nên xuất hiện tình trạng tiêu chảy và phân lỏng. Đó là một biểu hiện hết sức bình thường.

Biến chứng sau mổ sỏi mật

Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật thì việc quan sát và kiểm tra để không xuất hiện biến chứng là vô cùng quan trọng. Có rất nhiều người bị biến chứng sau khi đã xuất viện về nhà do trong quá trình chăm sóc đã sai cách hoặc do cơ thể tự phát sinh ra kháng thể để ức chế.

Và dù vì bất kỳ một nguyên nhân gì thì điều đó cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh nhân. Bạn cần biết một số những biến chứng nhất định kịp thời có phương pháp điều trị tránh những hệ quả nguy hiểm về sau:

Dấu hiệu nhiễm trùng

Sau khi mổ vết mổ là đặc biệt quan trọng nhất. Bạn cần theo dõi nhiều ngày liên tục để kịp thời phát hiện những bất thường xảy ra. Ngay sau đó có biện pháp đưa đến bệnh viện để kịp thời điều trị. Những dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ phải kể đến như:

  • Vết mổ sưng tấy, đỏ hơn.
  • Mủ xuất hiện ở quanh vết mổ.
  • Cảm giác nóng và đau rát từ vết thương gây ra.
  • Sốt cao trên 38 độ C, người ớn lạnh, bụng luôn cảm thấy đầy và chướng.

Chảy máu sau mổ

Chảy máu ở vết mổ là do những lớp niêm mạc bị bong ra, do vận động mạnh hoặc một hoặc một hoạt động bất thường nào gây ra. Việc thay băng hằng ngày sẽ giúp người bệnh sớm phát hiện và ngăn chặn được tình trạng trên. Trong trường hợp máu rỉ ra sau mổ và da thâm tím tái xanh cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.

Rò rỉ mật

Rò rỉ mật là biến chứng có thể gặp phải sau mổ sỏi mật. Nếu bệnh nhân gặp tình trạng này sẽ được chỉ định mổ lại để hút hết mật dịch ra ngoài để tránh nhiễm trùng niêm mạc và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm chỉ chiếm khoảng 1 – 2 % trong 100 bệnh nhân mổ sỏi mật.

cham soc benh nhan sau mo soi mat
Rò rỉ mật có thể xảy ra là biến chứng sau mổ

Viêm phúc mạc mật

Biến chứng rò rỉ mật ở bệnh nhân sau mổ chính là viêm phúc mạc. Các triệu chứng của tình trạng này tương đối rõ ràng, bệnh nhân bị sốt cao, bụng gồng cứng, xuất hiện cơn đau,….

Sót sỏi

Tình trạng sót sỏi là do sỏi ở túi mật quá nhiều, chúng bị chèn ép và các mạch máu che lấp đi vào ống mật,…Do đó khi phẫu thuật cắt túi mật bị sót. Tuy nhiên trong trường hợp này bệnh nhân sẽ được chỉ định tiêm Heparin hoặc sử dụng thuốc tự tan sỏi trị sỏi mật để tự đào thải ra ngoài.

Tổn thương đường ruột và mạch máu

Trường hợp này ít xảy ra hơn những không phải là không có. Đó là do trong quá trình phẫu thuật một số những dụng cụ y khoa được đưa vào cơ thể.

Chúng vô tình làm tổn thương những cơ quan xung quanh và trực tiếp nhất chính là đường ruột và các mạch máu. Thường thì biến chứng này sẽ được giải quyết ngay trong quá trình mổ, nên bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm.

Hội chứng sau cắt túi mật

Theo nghiên cứu thống kê 15% bệnh nhân sẽ gặp hội chứng sau cắt túi mật bao gồm tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu, vàng da, đau bụng,… Tình trạng này xảy ra là do cơ thể chưa kịp thích nghi với cơ chế hoạt động mới của gan và hệ tiêu hóa.

Nhiều người biến chứng này sẽ không rõ ràng, nhưng những người sức khỏe yếu thì tương đối nghiêm trọng. Lúc này cần chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật thật cẩn thận và thường xuyên quan sát những biểu hiện bất thường của cơ thể để kịp thời xử lý.

Xem thêm

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật nhanh lành

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật cần có một kế hoạch cụ thể từ việc ăn uống, nghỉ ngơi đến vận động sau mổ để cơ thể nhanh lành vết thương. Đồng thời giúp các cơ quan bên trong hồi phục và hoạt động trở lại bình thường. Những vấn đề sau bắt buộc bạn phải nhớ như sau:

Chăm sóc vết mổ

Vết mổ chính là yếu tố quan trọng nhất mà người nhà bệnh cần đặc biệt quan tâm và chăm sóc.

Chăm sóc vết mổ khi còn nằm viện

Khi còn nằm viện từ 1 – 3 ngày, bệnh nhân sẽ được y tá thay bằng và sự thăm khám thường xuyên của bác sĩ. Trong quá trình thay, y tá sẽ phát hiện và xác định chính xác tình trạng hiện tại có xuất hiện biến chứng hay không, có sưng đỏ hay tấy không để kịp thời khắc phục.

Sau khi mổ, trong 12 – 24 giường đầu tiên không nên vận động quá mạnh tránh bị tác động lên vết mổ, bạn có thể ăn uống trở lại bình thường. Bệnh nhân cũng được khuyên nên điều chỉnh giường để tạo tư thế ngồi nằm, nghiêng 45 – 60 độ để giảm áp lực cho cơ thể và giảm đau từ vết mổ hơn.

Bệnh nhân cũng tránh để gối ôm, hoặc bất cứ điều gì tác động và đè lên vết mổ, chúng sẽ khiến vết mổ bị rách và nứt ra. Không đặt tay lên bụng hoặc vết mổ để đỡ đau hơn, thư giãn và nghỉ ngơi thoải mái nhất.

Chăm sóc vết mổ khi về nhà

Bệnh nhân sau khi đã hồi phục sức khỏe, vết mổ đã khô miệng hơn, bạn có thể được chỉ định xuất viện và điều trị chăm sóc tại nhà. Về nhà, bạn đặc biệt cần chú ý đến vết mổ, không vận động mạnh hay tác động vào vết thương.

Vậy khi về nhà rồi thì có được tắm sau mổ hay không? Câu trả lời là CÓ. Các bác sĩ đã khẳng định bệnh nhân có thể tắm ngay sau 48 giờ. Việc vệ sinh vùng vết mổ là rất cần thiết tránh để bẩn mà tăng nguy cơ nhiễm trùng do sự xâm nhập của vi khuẩn.

Tuy nhiên khi tắm đặc biệt chú ý đến vết mổ, không sử dụng xà bông, hóa chất ở vị trí này. Bạn cũng nên tắm nướng nóng thay ví nước lạnh. Đặc biệt bạn nên tắm bằng vòi hoa sen, chứ không nên ngâm mình để tránh nước vào vết thương quá nhiều mà gây nhiễm trùng, mủ.

Tắm xong bạn cần lấy khăn bông thấm vào lau đều lên cơ thể, khi lau đến vết mổ cần thật sự nhẹ nhàng. Tránh lực quá mạnh mà làm rách vết mổ.

Ngoài thời gian tắm, bạn không để nước tiếp xúc với vết mổ, không hoạt động mạnh để cơ thể ra mồ hôi ẩm ướt ở khu vực này. Khi được xuất viện về nhà bạn cũng cần thường xuyên thay băng mỗi ngày từ 1 – 2 lần để giữ vệ sinh ở khu vực này cũng như giúp vết mổ thông thoáng và nhanh lành hơn.

Ngay khi có dấu hiệu bất thường ở những vết mổ này cần đến ngay cơ sở y tế để sớm khắc phục. Hiện nay hầu hết các bệnh viện sẽ sử dụng chỉ tự tiêu để bệnh nhân có thể yên tĩnh ở nhà tĩnh dưỡng. Còn trong trường hợp bệnh nhân không dùng chỉ tự tiêu sẽ cần đến bệnh viện sau 7 – 10 ngày để cắt chỉ.

Chế độ dinh dưỡng và ăn uống

Chế độ dinh dưỡng trong việc chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật nội soi đặc biệt quan trọng. Những thực phẩm được khuyến cáo nên sử dụng nhiều để giúp vết mổ nhanh lành cũng như giúp các cơ quan trong cơ thể hồi phục nhanh hơn.

Bổ sung chất béo không no

Chất béo không no rất tốt cho sức khỏe, đồng thời giúp giảm áp lực chuyển hóa cho gan khi không còn sự hỗ trợ của túi mật. Những thực phẩm giàu chất béo không no nhất phải kể đến như: Dầu ô liu, bơ, dầu cá, một số loại cá biển,…

Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống của người bệnh

Chất xơ có rất nhiều trong rau xanh, các loại củ quả, trái cây,… chúng giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn mà vẫn cung cấp đủ các chất dinh dưỡng.

Đồng thời còn giúp hạn chế tiêu chảy – một biểu hiện bình thường sau khi phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Bạn chỉ cần dùng nhiều hơn những loại như đậu bắp, rau xanh, trái cây họ cam, quýt, ngũ cốc, yến mạch,….

Bổ sung nhiều Vitamin

Vitamin là một dưỡng chất rất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt khi cắt túi mật thì lại càng cần bổ sung nhiều hơn để hỗ trợ gan trong quá trình tiết dịch mật và đi xuống hệ tiêu hóa.

Vitamin A, E, C, K,.. trong các các loại cám rau củ quả trái cây màu xanh, đỏ, giúp tăng sức đề kháng, giảm đau hiệu quả và nhanh lành vết thương hơn.

Ăn nhạt hơn

Lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người sau mổ sỏi mật chính là nên ăn nhạt hơn bình thường, đặc biệt là khoảng 2 tuần đầu. Ăn nhạt sẽ giúp giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, để tình trạng tiêu chảy nhẹ hơn là bạn vẫn duy trì chế độ ăn uống bình thường như trước đây.

Tránh những thực phẩm giàu Cholesterol và chất béo no

Người bệnh sau mổ nên hạn chế hoặc không sử dụng khoảng 2 – 3 tuần đầu những thực phẩm như trứng, thịt mỡ thịt gia cầm, thịt bò, các loại hải sản,…

Vì trong những loại này rất nhiều Cholesterol và chất béo no. Vô hình chung sẽ tạo áp lực rất lớn cho gan để chuyển hóa các chất này đi nuôi cơ thể. Đồng thời lại còn tăng nguy cơ tái phát bệnh sỏi mật hơn.

Ngoài ra bạn cũng nên tránh không sử dụng một số loại thực phẩm giàu tinh bột chế, đồ ăn vặt, đồ ăn ngọt, thức ăn nhanh, các loại sữa và chế phẩm từ sữa,… Những loại này đều không tốt cho sự bình phục và hoạt động bình thường trở lại của bệnh nhân sau mổ.

Kế hoạch nghỉ ngơi, tập luyện

Xây dựng kế hoạch nghỉ ngơi tập luyện cũng đặc biệt quan trọng. Hoạt động sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn và cũng có thể giúp bệnh nhân nhanh trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên hoạt động quá mạnh lại nguyên nhân gây rách, nứt vết mổ. Vậy người bệnh cần làm gì?

Từ 1 – 3 ngày đầu tiên, bạn nên nghỉ ngơi và nằm trên giường để vết mổ, khép miệng cũng như để ổn định cơ thể sau phẫu thuật. Từ những ngày tiếp theo đến khoảng 2 tuần đầu sau đó bạn có thể đi lại nhiều hơn, bạn đi bộ quanh nhà tự vệ sinh, tắm rửa và vận động nhẹ nhàng để lành vết mổ hơn.

cham soc benh nhan sau mo soi mat
Bạn cũng có thể vận động nhẹ nhàng

Sau hai tuần, với những người trẻ sức đề kháng tốt thì có thể vận động trở lại, những bài tập nhẹ nhàng đơn giản là sự lựa chọn tốt nhất. Mỗi ngày bạn có thể dành ra một khoảng thời gian nhất định để tập luyện nhanh hồi phục cơ thể hơn. Sau một tháng thì mọi hoạt động có thể trở lại bình thường.

Bệnh nhân sỏi mật cũng cần quay trở lại thăm khám. Thời gian là khoảng sau 3 tuần hoặc 1 tháng sau khi mổ. Việc tái khám sẽ giúp bạn kiểm tra chính xác tình trạng có còn sót sỏi hay gặp biến chứng gì sau phẫu thuật hay không.

Trên đây là toàn bộ kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi mật mà bạn cần biết khi có người thân làm phẫu thuật. Hy vọng với những điều này giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này cũng như biết nên làm như thế nào để chăm sóc và phục hồi người bệnh một cách tốt nhất.

Liên hệ Phòng khám Nhất Nam Y Viện :

  • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
  • Website: nhatnamyvien.com 
  • Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần

Nên tìm hiểu

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *