Bà Bầu Ăn Bún Đậu Mắm Tôm Được Không? Giải Đáp

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Việc chăm sóc sức khỏe và bổ sung dinh dưỡng là một phần rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe thai kỳ. Trong bữa ăn hàng ngày, có rất nhiều loại thực phẩm mà bà bầu cần phải cân nhắc trước khi tiêu thụ. Một trong những câu hỏi phổ biến mà nhiều mẹ bầu quan tâm trong giai đoạn này đó là bầu ăn bún đậu mắm tôm được không? Hãy cùng Nhất Nam Y Viện tìm hiểu về vấn đề này trong bài để có cái nhìn tổng quan.

Thành phần dinh dưỡng có trong một suất bún đậu mắm tôm

Bún đậu mắm tôm là món ăn dân dã được rất nhiều người Việt Nam ưa chuộng. Bún đậu mắm tôm có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau, phụ thuộc vào khẩu vị của mỗi người. Tuy nhiên, thông thường, trong một suất bún đậu thường có những thành phần như bún tươi, đậu hũ chiên giòn, rau thơm,…. Theo nghiên cứu, trong bún đậu mắm tôm có những thành phần dinh dưỡng như:

Tham khảo: Bầu Ăn Mì Cay Được Không? Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Ăn

bau an bun dau mam tom duoc khong
Bún đậu mắm tôm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cho mẹ và bé
  • Bún tươi: Bún tươi được làm từ bột gạo tẻ, chứa calories cung cấp năng lượng cho cơ thể và carbohydrate phát triển não bộ của thai nhi. Ngoài ra, bún cũng chứa một số lượng nhỏ protein và không chứa cholesterol, chất béo bão hòa.
  • Đậu phụ chiên: Đậu phụ là nguồn protein thực vật quan trọng cho bà bầu, giúp cung cấp canxi và sắt cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, đậu phụ còn chứa omega-3 giúp phát triển não bộ của thai nhi và hỗ trợ hệ thống miễn dịch của mẹ.
  • Mắm tôm: Mắm tôm nếu được làm theo đúng phương pháp truyền thống sẽ chứa nguồn đạm cao, chứa axit béo DHA quan trọng cho sự phát triển của não bộ và võng mạc thai nhi. Đồng thời cũng cung cấp các loại vitamin B và chất béo bão hòa khác tốt cho sức khỏe mẹ và bé.
  • Rau sống: Trong rau sống có các loại vitamin A, vitamin C, Kali, Folate,… giúp mẹ tăng cường khả năng miễn dịch để đối phó với các bệnh lây nhiễm, nhiễm trùng.

Khi mang bầu ăn bún đậu mắm tôm được không?

Trên lý thuyết, những thành phần có trong bún đậu mắm tôm hoàn toàn an toàn cho bà bầu khi sử dụng. Chính vì thế, bà bầu có thể ăn bún đậu mắm tôm, nhưng điều quan trọng là phải cân nhắc kỹ lưỡng về nguồn gốc và chất lượng của các nguyên liệu trong món ăn này.

Các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu có thể ăn bún đậu mắm tôm, tuy nhiên cũng không nên ăn trong suốt cả thai kỳ. Bởi thông thường, mắm tôm sống rất dễ bị lên men, nhiễm khuẩn và quy trình làm không đảm bảo vệ sinh cũng ảnh hưởng rất lớn sức khỏe mẹ – bé, đặc biệt là những mẹ bầu có sức đề kháng kém. Nếu không đảm bảo được chất lượng của mắm tôm, mẹ rất dễ gặp phải tình trạng đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, mắm tôm còn có vị mặn đặc trưng. Bà bầu ăn nhiều mắm tôm có thể bị phù nề, tăng huyết áp, cơ thể mệt mỏi, mất nước, buồn bực. 

Xem thêm: Đang Bầu Ăn Rau Dền Được Không, Ăn Bao Nhiêu Là Đủ?

bau an bun dau mam tom duoc khong
Hạn chế ăn nhiều mắm tôm bởi vị mặn đặc trưng sẽ khiến mẹ bầu khó chịu

Bên cạnh mắm tôm, mẹ cũng nên đặc biệt chú ý tới bún tươi. Bún tươi nếu được làm không an toàn hay bún hết hạn đã sử dụng các loại thuốc hóa học để tẩy trắng cũng rất nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé. Thậm chí, các chất hóa học nếu đi vào cơ thể rất dễ làm sảy thai hoặc sinh dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vì vậy, nếu muốn ăn bún đậu mắm tôm, tốt nhất mẹ bầu nên ăn mắm tôm được nấu chín hoàn toàn, các loại nguyên liệu đều có nguồn gốc rõ ràng và chỉ nên ăn với số lượng ít.

Bà bầu ăn bún đậu mắm tôm như nào mới tốt?

Bà bầu nên ăn bún đậu mắm tôm với lượng vừa phải và nên tự chế biến ở nhà để đảm bảo vệ sinh. Có một số nguyên tắc sau đây mẹ bầu nên thực hiện để đảm bảo sức khỏe của mình và thai nhi:

  • Hạn chế ăn mắm tôm trong 3 tháng đầu thai kỳ. Trong giai đoạn này, cơ thể của thai phụ chưa ổn định và việc tiếp nhận gia vị mạnh như mắm tôm có thể gây hại. Đặc biệt, theo nghiên cứu đã có trường hợp ăn mắm tôm làm từ dứa gai gây sảy thai.
  • Sau 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu có thể ăn bún đậu mắm tôm, nhưng cần chú ý đến việc chế biến và bảo quản thực phẩm. Không nên ăn mắm tôm sống. Nên mua mắm tôm từ các nguồn uy tín hoặc tự chế biến tại nhà để đảm bảo an toàn.
  • Chọn lựa bún tươi và đậu phụ sạch, không sử dụng các loại đậu phụ chiên sẵn, bởi có thể dầu ăn sử dụng không đảm bảo. Rau sống ăn cùng cũng phải được rửa sạch và ngâm nước muối để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Bà bầu nên ưu tiên các loại thực phẩm luộc như thịt ba chỉ luộc, giò luộc, chả hấp, hạn chế ăn nhiều đồ chiên rán để tránh tình trạng khó tiêu và tăng cân.
  • Nếu bà bầu có bệnh tuyến giáp, nên hạn chế ăn đậu phụ. Đặc biệt, có các yêu cầu cụ thể từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu cần tuân thủ nghiêm ngặt.

Lưu ý cho bà bầu khi ăn bún đậu mắm tôm

Một số lưu ý cho bà bầu khi ăn bún đậu mắm tôm:

bau an bun dau mam tom duoc khong
Mẹ bầu nên tự chế biến món ăn tại nhà để vừa đảm bảo vệ sinh và vừa hợp khẩu vị
  • Nấu chín và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Mắm tôm cần phải được nấu chín kỹ và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. 
  • Rửa sạch rau thơm và chọn nguồn nước an toàn: Rau ăn sống nên cần đặ biệt chú ý đến chất lượng. Chắc chắn rằng rau đã được rửa sạch và sử dụng nguồn nước rửa an toàn để tránh vi khuẩn gây hại.
  • Hạn chế ăn quá nhiều: Bún đậu mắm tôm chứa nhiều natri và đường. Vì vậy mẹ bầu nên hạn chế ăn món này thường xuyên để tránh tăng cân và duy trì cân đối dinh dưỡng trong thai kỳ.
  • Tránh ăn ở vỉa hè: Không nên ăn bún đậu mắm tôm ở vỉa hè. Bởi đây là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ thực phẩm bị nhiễm bụi bẩn và vi khuẩn gây hại.

Trong bài viết trên, Nhất Nam Y Viện đã giúp độc giả trả lời câu hỏi bà bầu ăn bún đậu mắm tôm được không. Như vậy, bà bầu hoàn toàn có thể thưởng thức bún đậu mắm tôm. Nhưng mẹ cũng cần tuân thủ các nguyên tắc về an toàn thực phẩm và cân nhắc kỹ lưỡng trong việc chọn lựa nguồn nguyên liệu. 

Tìm hiểu ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *