Mất ngủ buồn nôn là dấu hiệu bệnh gì, điều trị như thế nào?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Mất ngủ buồn nôn là tình trạng phổ biến thường gặp nhiều nhất ở người cao tuổi. Bệnh lý này thậm chí có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, mắc bệnh tim mạch nếu người bệnh chủ quan. Cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao mất ngủ lại buồn và cách điều trị hiệu quả qua bài viết.

Buồn nôn mất ngủ là bệnh gì?

Mất ngủ, buồn nôn và chán ăn thường xuất hiện theo từng đợt ngắn hoặc kéo dài. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này phải kể đến do:

  • Tuần hoàn máu não kém: Não bị thiếu dưỡng chất và oxy gây đau đầu, buồn nôn, khó ngủ… Tình trạng này phổ biến ở dân văn phòng, ít vận động.
  • Hạ đường huyết: Việc ăn uống thất thường khiến cơ thể  mất cân bằng dưỡng chất. Khi lượng đường trong máu xuống thấp sẽ khiến bệnh nhân đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ngủ không ngon giấc.
  • Đau nửa đầu: Bệnh đau nửa đầu gây ra các cơn đau kéo dài từ 4h đến 3 ngày kèm triệu chứng khó ngủ, sợ ánh sáng, chán ăn và buồn nôn.
  • Rối loạn nội tiết tố: Đây là nguyên nhân thường gặp ở nữ giới trong kỳ kinh nguyệt hoặc phụ nữ mang thai. Rối loạn nội tiết tố gây ngủ không sâu giấc, trằn trọc, bụng khó chịu gây nôn nao, ăn không ngon.
mat ngu buon non
Não bị thiếu dưỡng chất và oxy gây đau đầu, buồn nôn, khó ngủ…
  • Yếu tố thần kinh: Mất ngủ kèm hoa mắt, nôn  nao có thể là dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình, căng thẳng…
  • Lo âu: Căng thẳng quá mức gây ra những kích thích ở hệ thần kinh, kéo theo cảm giác buồn nôn, ngủ khó, giật mình, tỉnh giấc giữa đêm.

Nhận biết triệu chứng mất ngủ và buồn nôn

Khó ngủ buồn nôn có các dấu hiệu rất dễ để nhận biết. Thông thường, triệu chứng mất ngủ và buồn nôn sẽ xuất hiện đột ngột rồi hết. Một vài trường hợp kéo dài trong một thời gian kèm những biểu hiện khác như:

  • Người bệnh ngủ trằn trọc, không sâu giấc, giật mình tỉnh dậy nhiều lần trong đêm.
  • Sáng thức giấc, cơ thể uể oải, mệt mỏi, làm việc khó tập trung, lờ đờ, có thể đi kèm tình trạng đau nhức đầu.
  • Người bệnh còn thường thấy chán ăn, không có cảm giác thèm ăn, có cảm giác nôn nao sau ăn…
  • Bệnh gây ra tình trạng chóng mặt khi ngủ dậy, hay khi thay đổi tư thế.
  • Người bệnh thường chỉ có thể ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi ngày. Khó ngủ lại khi đã thức giấc.

Nếu thấy các dấu hiệu của bệnh kéo dài không dứt hay có dấu hiệu trầm trọng hơn, bạn cần đi khám ở bệnh viện uy tín. Mất ngủ buồn nôn, chóng mặt có thể đang cảnh báo tình trạng sức khỏe nghiêm trọng của bạn.

mat ngu buon non
Người bệnh ngủ trằn trọc, không sâu giấc, giật mình tỉnh dậy nhiều lần trong đêm

Tham khảo

Khó ngủ buồn nôn có gây nguy hiểm không?

Khó ngủ, buồn nôn tưởng chừng như là trình trạng dễ gặp và không mấy nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu thường xuyên gặp cảm giác buồn nôn, khó ngủ thì cơ thể bạn đang đối mặt với những mối nguy hiểm như:

  • Cơ thể bị suy nhược, không đủ năng lượng để hoạt động, dễ dẫn đến kiệt sức, ngất xỉu.
  • Tình trạng sụt cân nhanh chóng, sức đề kháng suy yếu kéo theo nhiều nguy cơ mắc bệnh.
  • Làn da nhanh lão hóa hơn, rụng tóc, nám da ảnh hưởng vẻ ngoài khiến người bệnh trông thiếu sức sống.
  • Trí nhớ suy giảm, công việc, học tập của người bệnh bị ảnh hưởng do khả năng tập trung không tốt.
  • Tâm trạng dễ bị tác động, trở nên dễ kích động, trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực…
  • Người bệnh có nguy cơ đột quỵ, mắc các bệnh tim mạch, huyết áp…

Với mức độ nguy hiểm trên, mất ngủ buồn nôn cần sớm điều trị dứt điểm, ngăn tái phát. Không nên chủ quan với triệu chứng của bệnh nếu không muốn sức khỏe cơ thể và thần kinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

mat ngu buon non
Người bệnh có nguy cơ đột quỵ, mắc các bệnh tim mạch, huyết áp…

Điều trị mất ngủ buồn nôn

Có nhiều phương pháp giúp bạn điều trị khó ngủ ban đêm, buồn nôn. Theo đó, phổ biến nhất là dùng thuốc Đông, Tây y hoặc các mẹo dân gian tại nhà.

Mẹo dân gian

Mẹo dân gian dùng các loại thảo dược quen thuộc giúp an thần, mang lại giấc ngủ ngon như:

  • Lạc tiên: Củ lạc tiên được phơi khô sau đó đem hãm lấy nước uống. Mỗi ngày người bệnh uống lạc tiên 2 lần để ngủ ngon hơn.
  • Đinh lăng: Đinh lăng có thể dùng phần lá để ăn như rau hàng ngày. Hoặc lá đinh lăng sao vàng, dùng nhét ruột gối giúp ngủ ngon hơn.
  • Hoa hòe: Hoa hòe có thể mua được ở những hiệu bán thuốc, thảo dược Đông y. Bạn dùng hoa hòe để hãm nước trà uống mỗi ngày nhằm cải thiện chứng buồn nôn, khó ngủ.

Phương pháp dân gian không đem lại hiệu quả chữa mất ngủ dứt điểm. Theo đó, bạn chỉ nên dùng cách này khi bệnh còn nhẹ, chưa chuyển biến nặng.

Thuốc Tây y

Thuốc Tây y cần được dùng dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua hay dùng thuốc dẫn đến hậu quả ảnh hưởng sức khỏe. Những loại thuốc thường dùng như thuốc an thần, chống trầm cảm, dị ứng. Cụ thể gồm:

  • Zolpidem,
  • Promethazine,
  • Phenobarbital,
  • Quetiapine,
  • Mirtazapine,
  • Olanzapine…

Dùng sai liều lượng thuốc có thể khiến bệnh trầm trong hơn, kèm tác dụng phụ như rối loạn cảm xúc, ảo giác, đau đầu…

mat ngu buon non
Thuốc Tây y cần được dùng dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Thuốc Đông y

Nhiều loại thảo dược Đông y được sử dụng phổ biến để chữa mất ngủ, buồn nôn. Thuốc thường được sắc theo toa, đơn, gia giảm liều lượng theo từng trường hợp. Nhờ vậy, thuốc Đông y an toàn, hạn chế tác dụng phụ và phát huy công dụng tối ưu nhất.

Bài thuốc 1:

  • Thành phần: 14gr mỗi loại phòng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, hắc táo nhân, 12gr mỗi loại ngũ vị , viễn chí, phục thần, cam thảo, trần bì, 10gr mỗi loại bán hạ, hậu phác, thần phúc, 8gr nhục quế, 6gr sinh khương.
  • Công dụng: bồi bổ tâm tỳ, an thần, giảm căng thẳng.

Bài thuốc 2:

  • Thành phần: Táo nhân, mạch môn, đương quy mỗi loại 14gr, cam thảo, phòng sâm, thạch hộc, ngưu tất, viễn chí mỗi loại 12gr, trinh nữ hoàng cung, tang diệp mỗi loại, hạt sen 6gr, đại táo 7 quả, bạch thược 10gr.
  • Công dụng: Dưỡng tâm, an thần, điều trị rối loạn lo gây mất ngủ.

Bài thuốc 3 – Nhất Nam Định Tâm Khang:

  • Bài thuốc của Nhất Nam Y Viện sử dụng các vị thuốc như: Trám đen, bá tử nhân, kiện chí, hoàng kỳ, phục thần, long nhãn,… Cùng rất nhiều vị dược liệu khác. Các vị thuốc đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và đảm bảo an toàn cho người dùng.
  • Công dụng: Bài thuốc giúp người bệnh cải thiện chứng mất ngủ do thiếu máu, ăn ngủ kém, mất ngủ do nóng trong người, tiểu đêm. Hoặc người ngủ không sâu giấc, ngủ thường mộng mị,…
mat ngu buon non
Đông y an toàn, hạn chế tác dụng phụ và phát huy công dụng tối ưu nhất

Top những địa chỉ khám chữa mất ngủ ở Hà Nội và Hồ Chí Minh

Để đạt hiệu quả tốt trong quá trình chữa trị mất ngủ, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị với đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực.

Tại Hà Nội:

  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – số điện thoại 19006422 – địa chỉ số 1 Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa.
  • Bệnh viện Bạch Mai – số điện thoại 02438693731 – địa chỉ số 78 Giải Phóng, quận Đống Đa.
  • Bệnh viện Quân dân 102 – số điện thoại 0888598102 – địa chỉ ngách 8/11 Lê Quan Đạo, quận Nam Từ Liêm.
  • Nhất Nam Y Viện – số điện thoại 02485851102 – địa chỉ ngõ 168 đường Nguyễn Khánh Toàn, quận Cầu Giấy.
  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc – số điện thoại 02471096699 – địa chỉ biệt thự B31, ngõ 70 đường Nguyễn Thị Định, quận Thanh Xuân.

Tại Hồ Chí Minh:

  • Bệnh viện Đại học Y dược HCM – số điện thoại 19007178 – địa chỉ số 215 đường Hồng Bàng, phường 11, quận 5.
  • Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – số điện thoại 02839234332 – địa chỉ số 468 đường Nguyễn Trãi, phường 8, quận 5.
  • Bệnh viện Chợ Rẫy – số điện thoại 02838554137 – địa chỉ số 201B đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5.

Chăm sóc người bệnh mất ngủ buồn nôn

Để điều trị hiệu quả và dứt điểm bệnh, cần kết hợp giữa việc tuân thủ phác đồ chữa mất ngủ cùng chế độ sinh hoạt khoa học. Một số lưu ý dành cho người bị mất ngủ buồn nôn gồm:

  • Bạn nên tập thói quen ngủ sớm, ngủ đúng giờ, hạn chế thức khuya làm cơ thể mệt mỏi, quá giấc dẫn đến khó ngủ.
  • Người bệnh nên dùng 20-30 phút chợp mắt vào buổi trưa để cơ thể thư giãn, nạp thêm năng lượng cho buổi làm việc tiếp theo.
  • Massage, ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ giúp giấc ngủ được cải thiện, giảm căng thẳng thần kinh.
  • Bạn không nên ăn tối quá no hay uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Nên đi ngủ sau bữa ăn ít nhất 1-2 giờ để tránh tình trạng đau dạ dày, trào ngược, khó ngủ…
  • Vận động, tập thể thao điều độ vào ban ngày có tác dụng tăng cường sức đề kháng, nâng cao sự dẻo dai của cơ bắp. Giảm căng thẳng hệ thần kinh mang lại cho bạn giấc ngủ chất lượng hơn.
  • Người bệnh hạn chế mang thiết bị điện tử lên giường và không nên xem phim, làm việc quá khuya.
  • Chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân cần có đủ chất, ăn nhiều thực phẩm tốt cho hệ thần kinh như rau củ, protein…
  • Cafe, rượu bia là những món người bệnh phải tránh xa nếu không muốn mất ngủ buồn nôn trầm trọng hơn.
  • Bạn không nên làm việc quá sức, để tinh thần căng thẳng hay lo diễn ra trong thời gian dài.

Mất ngủ buồn nôn có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh suy nhược cơ thể, thiếu máu hay các bệnh lý nghiêm trọng khác. Tìm hiểu để sớm có cách ngăn ngừa điều trị là điều bạn đọc nên làm. Hy vọng qua bài viết, các thông tin về bệnh đã giúp bạn đọc có cho mình các bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Phòng khám Nhất Nam Y Viện :

  • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
  • Website: nhatnamyvien.com 
  • Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *