Nguyên tắc dinh dưỡng trong điều trị bệnh bằng y học cổ truyền

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Nguyên tắc dinh dưỡng trong điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền là một trong những chủ đề quan trọng cần được phổ cập để nâng cao nhận thức của người bệnh trong việc chủ động tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị, gia tăng sức đề kháng bảo vệ cơ thể để bệnh không tái phát. Trong bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về chủ đề này.

Vai trò của dinh dưỡng đối với sức khỏe và điều trị bệnh

Dinh dưỡng là việc cung cấp đồ ăn thức uống vào trong cơ thể với mục đích nuôi dưỡng cơ thể để duy trì sự sống. Nó bao gồm các hoạt động ăn uống, hấp thu, vận chuyển và sử dụng các chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể con người, bài tiết các chất thải. Do đó, dinh dưỡng có mối liên hệ mật thiết đến sức khỏe của con người.

  • Dinh dưỡng đối với sức khoẻ: Một chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh sẽ giúp con người phát triển về thể chất, cải thiện sức khỏe toàn diện, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như xương khớp, sỏi thận, tim mạch, tiêu hóa,…và kéo dài tuổi thọ. Ngược lại, một chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ khiến cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng, lâu dần khiến lục phủ ngũ tạng suy yếu, gây ra nhiều bệnh tật như cao huyết áp, tiểu đường,…
  • Dinh dưỡng trong điều trị bệnh: Trong quá trình điều trị bệnh, bên cạnh sử dụng thuốc, dinh dưỡng cũng được các y bác sĩ đặc biệt lưu ý cho người bệnh. Bởi việc ăn uống có dinh dưỡng sẽ tác động một phần không nhỏ đến căn nguyên gây bệnh, điều hòa bình ổn cơ thể, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch đẩy lùi bệnh tật.

Trên thực tế, nhiều công trình nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh vai trò của dinh dưỡng trong điều trị các bệnh như: suy dinh dưỡng, thừa cân, tiểu đường, suy nhược cơ thể, xương khớp,… Vì vậy, việc sử dụng chế độ dinh dưỡng điều trị hợp lý sẽ giúp người bệnh không những tăng cường miễn dịch cho cơ thể, rút ngăn thời gian điều trị, phục hồi sức khỏe nhanh chóng mà còn làm giảm biến chứng, giảm nguy cơ bệnh tái phát.

Nguyên tắc dinh dưỡng trong điều trị bệnh bằng y học cổ truyền

Hiểu được nguyên tắc dinh dưỡng trong điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền không chỉ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc tuân thủ và thực thi lộ trình dinh dưỡng phù hợp với sức khỏe, thể trạng, bệnh lý của mình.

Bác sĩ Vân Anh chia sẻ nguyên tắc dinh dưỡng trong điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền
Bác sĩ Vân Anh chia sẻ nguyên tắc dinh dưỡng trong điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc chuyên môn Nhất nam Y Viện, Cố vấn Trung tâm Dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện cho biết:

Trong Đông y, nguyên tắc dinh dưỡng dựa vào việc ăn uống đưa ngũ vị (chua – cay – mặn – ngọt – đắng) vào ngũ tạng để nuôi dưỡng cơ thể. Trong đó 5 bộ phận nội tạng của cơ thể sẽ dựa trên nền tảng tương ứng với 5 vị của thực phẩm, khi tuân thủ đúng theo nguyên tắc này sẽ giúp cơ thể được bù đắp dinh dưỡng phù hợp, từ đó mà bệnh tật được đẩy lùi, cơ thể khỏe mạnh.

Y học cổ truyền cũng từng nói rằng “ngũ vị nhập ngũ tạng”, trong đó ngũ tạng gồm 5 cơ quan nội tạng: tim, gan, lá lách, phổi và thận. Ngũ vị vị tương ứng với 5 cơ quan nội tạng này là cay, ngọt, chua, đắng và mặn. Thông qua đó có thể hiểu rằng vị của thực phẩm là môi trường để nuôi dưỡng nội tạng.

Theo đó, y học cổ truyền tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc dinh dưỡng trong ăn uống như sau: Ăn uống phải “bình hành thiện thực” tức là phải ăn những đồ ăn thức ăn tốt, vừa đủ, không quá nhiều cũng không quá ít, cân bằng về số lượng lẫn chất lượng. Mà dinh dưỡng sẽ xoay quanh ẩm thực như ngũ cốc (lương thực), ngũ súc (thịt cá), ngũ thái (các loại rau củ) và ngũ quả (các loại hoa quả).

Cân bằng dinh dưỡng về số lượng lẫn chất lượng
Cân bằng dinh dưỡng về số lượng lẫn chất lượng

Phân tích ẩm thực trong dinh dưỡng theo nguyên tắc chỉnh thể “nhân nhân, nhân địa, nhân thời chế nghi” nghĩa là ăn uống phải dựa trên đặc điểm sinh lý, bệnh lý của từng người, điều kiện môi trường sống và tùy theo mùa, theo thời gian. Vì vậy nguyên tắc dinh dưỡng trong điều trị bệnh sẽ căn cứ vào tính chất bệnh lý, chứng trạng cụ thể mà lựa chọn chế độ ăn uống sao cho hợp lý.

Vì vậy mà chế độ ăn uống sẽ có những “ẩm thực cấm kỵ” cần tránh mà người bệnh nên lưu ý, hạn chế gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh theo chiều hướng xấu. 

Bên cạnh ẩm thực, y học cổ truyền sẽ xét màu sắc và tính vị của thuốc đề điều hướng quy nạp chúng vào từng tạng phủ. Ví dụ với vị thuốc màu đỏ vị đắng được quy nạp vào tạng tâm và tiểu tràng; Với vị thuốc có màu vàng vị ngọt phần lớn quy nạp vào tạng tỳ, phủ vị; Với vị thuốc có màu trắng vị cay quy vào tạng phế, đại tràng; Với vị thuốc màu đen vị mặn quy vào tạng thận, bàng quang; Với vị thuốc có màu xanh vị chua có tác dụng vào can đởm.

Nguyên tắc dinh dưỡng khi chọn thực phẩm

Dựa vào nguyên tắc chọn các vị thuốc tương ứng với từng tạng phủ, người bệnh cũng có thể căn cứ vào ngũ vị để lựa chọn đồ ăn thức uống phù hợp. Cụ thể:

  • Thực phẩm có vị chua ví dụ như Chanh, Cam, Quýt, Bưởi, Ô mai, Sơn trà, Khế, Me… có tác dụng thu liễm, làm giảm bớt tiểu tiện, giữ mồ hôi, ngăn tiêu chảy, ngoài ra còn giúp làm phân rã lượng thức ăn được ăn vào, biến thức ăn từ dạng khối lớn phân hủy sang dạng phân tử nhỏ hơn để cơ thể dễ dàng hấp thu.
  • Thực phẩm có vị ngọt ví dụ như các loại Đường, Mật ong, Mứt, các loại trái cây như Dưa hấu, Dứa,…. có tác dụng bồi bổ làm phòng chống co giật, nuôi dưỡng tỳ vị, dạ dày, dẫn năng lượng nuôi não. Nếu ngọt đủ thì não hoạt động hiệu quả, hấp dẫn khí.
  • Thực phẩm có vị cay như Hành, Gừng, Tỏi, Ớt, Hạt tiêu, Quế, Hồi,…. có tác dụng phát tán, hành khí, hoạt huyết, nuôi dưỡng phổi, ruột già. Có tác dụng đưa năng lượng vào tủy xương, giúp tái tạo máu, duy trì sự sống,….tăng cường sản sinh tế bào mới; Tái tạo, phục hồi tổn thương cơ thể.
  • Thực phẩm có vị đắng như Khổ qua, Rau cải, Lá bồ công anh, Cà phê … có tác dụng nuôi dưỡng mật, tiêu hóa chất đạm, béo, Vị đắng dẫn năng lượng từ trong ra ngoài, tác dụng hấp thụ oxy mạnh nên giúp cơ thể tỉnh táo, nuôi dưỡng hệ tuần hoàn và thần kinh, thúc, thúc đẩy mạnh mẽ hệ tuần hoàn máu, sự vận chuyển oxy trong máu.
  • Thực phẩm có vị mặn như Rau dền, Hải sâm, Sứa, Rau tảo,… có tác dụng bổ ích âm huyết, đào thải tán kết, làm mạnh tạng thận.
Nguyên tắc dinh dưỡng khi chọn thực phẩm
Nguyên tắc dinh dưỡng khi chọn thực phẩm

Có thể thấy mỗi vị đều mang trong mình những nhiệm vụ, vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng cơ thể, chăm sóc sức khỏe toàn diện. Tuy nhiên để sử dụng nguyên tắc ngũ vị một cách hiệu quả, người bệnh nên dùng đủ không thừa không thiếu.

Ví như vị cay nếu sử dụng nhiều sẽ khiến phổi bị thừa, bởi vậy với nhóm đối tượng người bệnh bị trĩ, nứt hậu môn, loét dạ dày, táo bón hay suy nhược thần kinh nên ăn ít cay hơn. Hay vị ngọt nếu sử dụng nhiều có thể gây ra béo phì, mỡ máu hoặc lượng đường trong máu tăng cao, làm cho sức khỏe tổng thể bị suy giảm,…

Trong sách Tố Vấn có viết: “Vị quá làm hại can khí, tiết ra nhiều nước, tỳ khí sẽ tuyệt. Vị quá mặn sẽ hại đến xương cốt, khí lao, tổn đoản khiến xương to ra làm cho cơ nhục yếu đi, ức chế tâm khí. Vị quá ngọt khiến tâm khí bị đầy, suyễn, sắc mặt đen, thận khí mất thăng bằng. Vị quá đắng, tỳ khí không nhu nhuận, vị khí sẽ trệ. Còn vị quá cay, gân mạch sẽ buông lỏng, tinh thần sút kém”.

Nguyên tắc dinh dưỡng dựa vào thể trạng, triệu chứng bệnh

Ngoài ra, căn cứ vào mối quan hệ mật thiết giữa các tạng phủ kết hợp với thể trạng mà lựa chọn dùng đồ ăn thức uống mát hoặc ấm để điều hòa bình ổn chúng. Trong Đông Y, các bác sĩ sẽ dựa trên thể trạng, triệu chứng của người bệnh mà gợi ý các thực phẩm dinh dưỡng như:

  • Người dương thịnh, âm hư: Triệu chứng rõ nhất là người gầy, họng lưỡi khô, ù tai hay quên, mất ngủ… Vì vậy cần sử dụng nhóm thực phẩm dưỡng âm, có tính mát như: Đậu đũa, Hoàng tinh, Thịt ba ba, Canh ngân nhĩ, Củ mài, Cháo đậu,… Và đặc biệt tránh nhóm thực phẩm có tính ôn, nhiệt, bổ dương. 
  • Người dương hư âm thịnh: Triệu chứng dễ nhận biết là chân tay lạnh, tiểu tiện nhiều lần, đau lưng mỏi gối. Vì vậy cần sử dụng nhóm thực phẩm bổ dương, tính ấm: Thịt dê, Canh thịt dê,… đồng thời hạn chế thực phẩm hàn, lương và thương dương.
  • Người khí hư (suy nhược): Triệu chứng dễ nhận thấy sắc mặt trắng nhợt, thở yếu, ngại nói, cần sử dụng nhóm thực phẩm bổ khí như Củ mài, Sữa đậu nành, Sữa bò, Trứng gà, Cháo Nhân sâm,…. 
  • Người huyết hư (thiếu máu): Triệu chứng môi nhạt, chóng mặt, phụ nữ rối loạn kinh nguyệt cần sử dụng nhóm thực phẩm bổ huyết như: Quả dâu, Cà rốt, Gan động vật, Cao ngọc linh,…

Và mỗi một đầu bệnh sẽ cần một lộ trình dinh dưỡng chuyên sâu, bám sát vào thể trạng cơ địa, bệnh lý của từng người nhằm giúp nâng cao hiệu quả điều trị, cũng như phòng bệnh tái phát. 

Chế độ dinh dưỡng trong điều trị bệnh bằng y học cổ truyền đã và đang ngày càng được đội ngũ chuyên gia bác sĩ Nhất Nam y Viện quan tâm hơn cả, nhằm hướng đến các hoạt động nghiên cứu xây dựng giải pháp và lộ trình dinh dưỡng cụ thể cho từng mặt bệnh, gia tăng kết quả điều trị trong y học cổ truyền.

Các chuyên gia, bác sĩ của trung tâm Dinh dưỡng cũng khuyến cáo người Việt nâng cao nhận thức dinh dưỡng trong ăn uống, khắc phục các thói quen chỉ thích ăn một loại thức ăn, như chỉ ăn thực phẩm thiên về âm hoặc thiên về dương, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến quân bình tạng phủ, làm cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác, suy giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch, phát sinh ra nhiều bệnh tật.

Như vậy, khi hiểu rõ bản chất về nguyên tắc dinh dưỡng trong điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền, người bệnh sẽ chủ động hơn trong việc thiết lập thói quen dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường sức khỏe, tối ưu thời gian trị bệnh ngắn lại. Để được tư vấn và khám chữa chuyên sâu bằng y học cổ truyền gắn liền với lộ trình dinh dưỡng phù hợp, bạn liên hệ ngay với Nhất Nam Y Viện qua thông tin sau: 

Trung tâm Dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *