Tắc Vòi Trứng Có Chữa Được Không? Điều Trị Bằng Cách Nào?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Tắc vòi trứng có chữa được không là băn khoăn của rất nhiều phụ nữ hiện nay. Bởi đa phần người bệnh đều lo ngại về việc tắc hẹp vòi trứng sẽ gây vô sinh, hiếm muộn, khó thụ thai. Trong nội dung dưới đây, Nhất Nam Y Viện sẽ cùng người bệnh tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.

Tắc vòi trứng có chữa được không?

Tắc vòi trứng là bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới việc mang thai và sinh con của nữ giới. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị vô sinh, hiếm muộn. Vậy phụ nữ bị tắc vòi trứng có chữa được không?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh tắc vòi trứng có thể chữa được nhưng còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Mục đích của việc điều trị bệnh tắc vòi trứng đó là giúp làm thông vị trí vòi trứng bị tắc. Từ đó giúp tăng khả năng mang thai và sinh con cho nữ giới.

Người bị tắc vòi trứng vẫn có thể chữa trị được
Người bị tắc vòi trứng vẫn có thể chữa trị được

Các biện pháp khắc phục tình trạng tắc vòi trứng

Hiện nay có 2 phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị tắc vòi trứng đó là phương pháp nội khoa và ngoại khoa. Dựa vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho nữ giới phương hướng xử lý phù hợp.

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa là sử dụng thuốc bằng đường uống hoặc đường tiêm. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho những trường hợp bị bệnh ở thể nhẹ và chưa cần thiết phải phẫu thuật. Những loại thuốc được dùng là thuốc cân bằng hormone, thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau nhằm đẩy dịch mủ ra ngoài và ngăn ngừa sự hình thành các sợi xơ làm tắc vòi trứng. 

Tuy nhiên, phương pháp điều trị nội khoa chỉ có thể giải quyết được từ 8-10% trường hợp bị tắc vòi trứng. Bởi đa số các bệnh nhân tìm đến bác sĩ đều bị tắc hẹp vòi trứng ở giai đoạn nghiêm trọng và cần được phẫu thuật.

Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp người bệnh điều trị bằng thuốc nhưng không mang lại hiệu quả, các bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp can thiệp ngoại khoa như:

  • Phương pháp bơm hơi: Phương pháp bơm hơi được áp dụng cho những trường hợp bị tắc vòi trứng ở mức độ nhẹ. Bác sĩ sẽ dùng thiết bị bơm hơi để bơm một lượng thuốc cản quang vào vòi trứng. Sau đó dùng tia X – quang để xác định vị trí vòi trứng bị tắc và dùng ống thông để tái thông vị trí bị tắc. 
  • Nội soi vòi trứng: Với những trường hợp bị tắc vòi trứng ở đoạn gần thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện nội soi vòi trứng. Bác sĩ sẽ đặt thiết bị nội soi vào bên trong buồng tử cung. Sau đó đưa dụng cụ chuyên khoa vào để làm thông tắc vòi trứng.
  • Cắt nối ống dẫn trứng: Trường hợp ống dẫn trứng bị viêm tắc nghiêm trọng mà không thể điều trị bằng các biện pháp trên, các sĩ tiến hành cắt bỏ một phần ống dẫn trứng. Sau đó nối 2 đầu ống dẫn trứng lại với nhau. Nếu thành công thì người bệnh vẫn có thể thụ thai một cách tự nhiên.
  • Cắt ống dẫn trứng: Nếu ống dẫn trứng bị tắc nghẽn do mô sẹo quá lớn, xơ dính nhiều, ứ dịch nặng, không thể tái tạo thì bác sĩ có thể cắt bỏ ống dẫn trứng. Mặc dù không thể mang thai tự nhiên nhưng người bệnh vẫn có thể thực hiện ivf và sinh con như bình thường.
Có rất nhiều phương pháp chữa tắc hẹp vòi trứng hiện nay
Có rất nhiều phương pháp chữa tắc hẹp vòi trứng hiện nay

Phòng ngừa hiện tượng tắc vòi trứng ở nữ giới

Để phòng ngừa nguy cơ bị tắc hẹp vòi trứng, làm ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sinh con, nữ giới cần thực hiện các biện pháp như sau:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, không được thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo, đặc biệt là khi đến chu kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ. 
  • Quan hệ lành mạnh, an toàn, chung thủy với bạn tình. Nếu chưa muốn mang thai thì nên sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp tránh thai an toàn khác. Hạn chế việc nạo hút thai sẽ khiến tử cung và vòi trứng bị ảnh hưởng.
  • Ăn uống khoa học lành mạnh bằng cách sử dụng nhiều rau xanh, trái cây tươi. Đồng thời nên ăn nhiều thực phẩm có tính kháng khuẩn như mật ong, nghệ, tỏi, gừng, sữa chua,… để phòng ngừa các bệnh gây viêm nhiễm phụ khoa.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao với các bộ môn như yoga, gym, bơi lội, đi bộ, chạy bộ, aerobic,… Việc tập luyện sẽ giúp tăng cường lưu thông máu đến cơ quan sinh sản, làm giảm căng thẳng stress, mất ngủ.
  • Nên đi khám phụ khoa khoảng 3-6 tháng một lần để kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường của sức khỏe. Đồng thời lựa chọn những địa chỉ thăm khám uy tín giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra an toàn và hiệu quả hơn.

Trên đây là những thông tin giúp người bệnh giải đáp thắc mắc bị tắc vòi trứng có chữa được không? Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp nữ giới có thêm nhiều kiến thức hữu ích để có thể chăm sóc sức khỏe sinh sản của mình được tốt hơn.

Tìm Hiểu Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *