Trẻ bị tiểu nhiều lần là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị thế nào?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Trẻ bị tiểu nhiều lần khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng không biết trẻ có bị mắc chứng bệnh gì không. Thực tế, đi tiểu nhiều có thể do yếu tố bệnh lý gây ra, cũng có thể là yếu tố sinh hoạt. Để có phương pháp chữa trị chuẩn xác và hiệu quả, phụ huynh cần cho bé đến các cơ sở y tế để kiểm tra.

tre bi tieu nhieu lan
Tìm hiểu các cách điều trị khi trẻ bị tiểu nhiều lần

Biểu hiện của trẻ bị tiểu nhiều lần

Thông thường, trẻ ở độ tuổi dưới 12 tháng tuổi sẽ đi tiểu khá nhiều. Đặc biệt trong độ tuổi từ 5 – 6 tháng tuổi, trẻ sẽ đi tiểu khoảng 10 – 15 lần mỗi ngày. Khi trẻ bước sang độ tuổi 1 – 2 tuổi, số lần đi tiểu sẽ dưới 10 lần và từ 4 – 5 tuổi, trẻ thường đi tiểu khoảng 6 – 7 lần mỗi ngày.

Như vậy, ngoại trừ nhóm tuổi sơ sinh, trung bình mỗi ngày trẻ sẽ đi tiểu khoảng 7 hoặc 8 lần. Khi trẻ có biểu hiện đi tiểu nhiều hơn 10 lần mỗi ngày trong thời gian dài, phụ huynh cần có các phương pháp để theo dõi tình trạng của trẻ. 

Phụ huynh có thể xác định bệnh tiểu nhiều ở trẻ thông qua việc đi tiểu nhiều lần mỗi ngày bằng tần suất đi tiểu. Trẻ đi tiểu nhiều nhưng lượng nước tiểu không nhiều. Bé có thể kèm theo một số biểu hiện sau đây:

  • Khi đi tiểu bị đau buốt, nước tiểu có màu khác thường, đục hơn và có thể xuất hiện mủ hoặc máu.
  • Nước tiểu của trẻ có mùi khó chịu một cách bất thường.
  • Trẻ có thể bị ốm, sụt cân, phát sốt và thường kêu mệt mỏi.

Nguyên nhân của chứng tiểu nhiều lần ở trẻ

Tiểu ngày hay tiểu đêm nhiều lần ở trẻ có rất nhiều yếu tố tác động. Các yếu tố này tác động tới tần suất đi tiểu cũng như lượng nước tiểu trẻ thải ra mỗi lần nhiều hay ít. Các nguyên nhân thường gặp mà bậc phụ huynh cần chú ý gồm:

Do yếu tố sinh hoạt:

  • Khi phụ huynh cho trẻ uống quá nhiều nước và sữa, uống nước ngay cả trẻ không khát sẽ khiến trẻ đi tiểu nhiều lần. Đặc biệt vào những ngày trời lạnh, hiện tượng tiểu nhiều càng diễn ra với tần suất lớn hơn.
  • Trường hợp trẻ uống nhiều các loại nước ngọt, nước ga hoặc nước có chứa thành phần axit photphoric cũng làm thúc đẩy quá trình trao đổi chất và bài tiết của thận. Vì vậy, trẻ khó tránh khỏi hiện tượng tiểu nhiều.
  • Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm tới yếu tố tâm lý của trẻ. Trẻ khi có môi trường sống hoặc học tập căng thẳng, thường xuyên bị lo lắng sợ hãi cũng gây ảnh hưởng tới bàng quang. Bàng quang của trẻ bị co thắt nhiều, chức năng hoạt động vượt mức bình thường làm trẻ dễ bị tiểu liên tục trong ngày.
tre bi tieu nhieu lan
Cha mẹ cần chú ý các nguyên nhân gây bệnh ở trẻ

Do các yếu tố bệnh lý:

  • Ở các bé trai, chứng tiểu nhiều có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt, tinh hoàn hoặc bao quy đầu. Các chứng bệnh này gây ra sự rối loạn của hệ thống bài tiết. Cũng là nguyên nhân chính gây ra tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu ra máu hoặc tiểu rắt
  • Với các bé gái, chứng tiểu nhiều lần có thể do cơ quan sinh dục bị viêm nhiễm. Do đường niệu đạo ở các bé gái ngắn và rộng hơn so với bé trai, nên nguy cơ bị nhiễm khuẩn cũng cao hơn.
  • Khi trẻ sơ sinh đi tiểu nhiều quá mức thông thường, có khả năng trẻ đã mắc một số bệnh bẩm sinh như: Khuẩn nấm, sùi mào gà hoặc bệnh lậu, nhiễm khuẩn Herpes trong quá trình người mẹ sinh thường. Trẻ mắc các chứng bệnh trên không chỉ bị tiểu nhiều mà còn làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Thậm chí tính mạng của trẻ cũng có thể bị đe dọa.

Trẻ em bị tiểu nhiều lần phải làm sao? Cách điều trị

Phụ huynh khi biết trẻ mắc chứng tiểu nhiều lần đều rất lo lắng không biết nên điều trị thế nào cho hiệu quả. Các bậc phụ huynh cần cho trẻ đến các bệnh viện để thăm khám và lựa chọn cách chữa trị phù hợp. 

Tây y chữa trị chứng tiểu nhiều lần ở trẻ

Khi trẻ bị chứng tiểu nhiều lần do các bệnh lý gây nên, các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị chứng tiểu nhiều cũng như loại bỏ nguyên do gây bệnh. Dựa vào tình trạng bệnh lý cụ thể, bác sĩ có thể kê đơn cho trẻ uống một số thuốc kháng sinh. Thuốc giúp kháng khuẩn, loại bỏ vi trùng gây bệnh cho bàng quang hay tiết niệu.

Một số loại thuốc có thể sử dụng cho trẻ gồm: Bactrim, Amoxicillin, Trimethoprim, Cephalosporin IG, Augmentin,…

Do trẻ nhỏ có thể trạng khác so với người lớn, vì vậy việc dùng thuốc trị tiểu nhiều lần cần hết sức cẩn trọng. Phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như sức khỏe của trẻ, các bác sẽ lựa chọn loại thuốc và liều lượng phù hợp. Phụ huynh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về cho trẻ uống khi chưa được bác sĩ tư vấn. Việc này có thể làm bệnh tình của trẻ chuyển biến nặng hơn.

tre bi tieu nhieu lan
Cải thiện chứng tiểu nhiều cho trẻ bằng thuốc Tây

Phòng ngừa chứng tiểu nhiều ở trẻ

Để phòng ngừa tình trạng trẻ bị tiểu nhiều lần, phụ huynh cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của trẻ. Tập cho trẻ các thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, hạn chế nhiều bệnh tật.

  • Cha mẹ hạn chế cho trẻ uống nhiều nước vào buổi tối. Giảm thiểu các loại nước ngọt, nước có ga vì đây đều là những loại nước chứa nhiều chất có hại cho sức khỏe.
  • Các thực phẩm có chứa nhiều axit cần hạn chế để trẻ sử dụng. Bởi axit làm kích thích bàng quang của trẻ làm trẻ muốn đi tiểu nhiều hơn.
  • Các thực phẩm có tính cay nóng, hay đồ ăn quá ngọt cũng cần tránh để trẻ sử dụng nhiều. Đây đều là các thực phẩm làm tăng hoạt động bài tiết của thận, thận phải lọc nhiều nước hơn để đẩy chất thải ra ngoài. Do đó trẻ rất dễ bị mắc chứng tiểu nhiều.
  • Phụ huynh cũng cần chú ý, tránh gây áp lực tâm lý cho trẻ, không nên để trẻ thường xuyên trong tâm trạng sợ hãi, lo lắng. Hãy thường xuyên trò chuyện với trẻ và thăm hỏi tình trạng sức khỏe của trẻ.
  • Các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các bệnh lý và có cách chữa trị phù hợp.

Trẻ bị tiểu nhiều lần có thể do bệnh lý hoặc các thói quen sinh hoạt hàng ngày hình thành. Các bậc phụ huynh cần chú ý, quan tâm theo dõi sức khỏe của trẻ đều đặn. Tiểu nhiều lần sẽ làm trẻ xảy ra tâm lý sợ sệt, e dè, ảnh hưởng tới sự phát triển của như quá trình học tập, sinh hoạt của trẻ. Vì vậy, ngay khi phát hiện trẻ nhỏ bị tiểu nhiều lần trong ngày, phụ huynh cần sớm có phương pháp điều trị an toàn cho trẻ.

Bạn đọc cũng quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *