Viêm cầu thận nên ăn gì? Chuyên gia dinh dưỡng giải đáp

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

“Viêm cầu thận nên ăn gì?” Mối quan tâm của nhiều người bệnh không may mắc bệnh lý này. Viêm cầu thận muốn điều trị hiệu quả cần đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt trong việc kiêng khem ăn uống. Để thiết lập được một chế độ dinh dưỡng đúng đắn, khoa học cho người bị viêm cầu thận, hãy cùng bài viết đi tìm hiểu các kiến thức hữu ích trả lời cho thắc mắc trong bài viết sau đây.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh viêm cầu thận – Viêm cầu thận nên ăn gì?

Xây dựng thực đơn cho người bệnh viêm cầu thận cần dựa trên những hiểu biết khoa học cơ bản về cơ chế bệnh sinh cùng các biến chứng để hạn chế tối đa các yếu tố bất lợi. Viêm cầu thận nên ăn gì? – Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh mà bạn cần biết sẽ được trình bày như dưới đây.

viem cau than nen an gi
Viêm cầu thận nên ăn gì?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết một số nguyên tắc trong chế độ ăn uống cho người bệnh như sau:

  • Hạn chế các nhóm thực phẩm gây kích ứng làm nặng thêm tình trạng viêm nhiễm tại cầu thận.
  • Giảm áp lực lên cơ quan thận khi đã có tình trạng suy yếu. Màng lọc cầu thận bị giảm khả năng đào thải, đặc biệt là các sản phẩm chuyển hóa từ protein (phần lớn là ure và acid uric). Nếu cung cấp quá nhiều protein sẽ buộc thận phải làm việc hết công suất khiến tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn. 
  • Hạn chế lượng kali đưa vào cơ thể. Viêm cầu thận cũng làm giảm đào thải kali đồng thời nếu Kali máu tăng cao gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho hoạt động tim mạch, hạ huyết áp, tim đập chậm, nghiêm trọng có thể ngừng đập.
  • Bổ sung nhóm thực phẩm có tác dụng lợi tiểu. Nếu phù trở nên nghiêm trọng sẽ gây nên tình trạng cổ trướng, tràn dịch màng phổi/màng tinh hoàn. Phù còn là nguy cơ gây tăng huyết áp ở người bệnh viêm cầu thận. 
  • Ngăn ngừa suy dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, cân đối các nhóm thực phẩm đưa vào cơ thể sao cho phù hợp.
  • Đặc biệt lưu ý bổ sung lượng protein thích hợp. Do các tế bào màng lọc cầu thận bị hủy hoại, không giữ lại được protein. Protein mất đi khiến cơ thể thiếu hụt thành phần cấu trúc quan trọng nên tế bào, giảm khả năng tự làm lành vết thương của cơ thể. Nó cũng làm giảm áp lực keo của máu, khiến tình trạng phù trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên cần cân nhắc dựa trên tình trạng bệnh, giữa lợi ích và nguy cơ để nạp thêm lượng protein phù hợp.
  • Tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu nguyên liệu tạo máu, bao gồm sắt, vitamin B9, vitamin B12. Bởi vì thận suy yếu cũng ảnh hưởng đến chức năng tạo máu của cơ thể, gây ra các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt,…

Bệnh viêm cầu thận cần kiêng gì?

Việc kiêng khem cần phải được tuân thủ nghiêm ngặt để đảm bảo người bệnh ở trạng thái ổn định. Người bệnh viêm cầu thận cần nên ăn gì và kiêng gì để tránh phù, kích ứng viêm cũng như hạn chế tạo áp lực quá lớn buộc màng lọc cầu thận phải làm việc quá công suất là những yêu cầu bạn phải hết sức lưu ý.

Kiêng ăn mặn, đồ ăn nhiều muối

Cầu thận suy yếu dẫn đến khả năng thanh lọc, đào thải độc tố của thận suy giảm. Do khi nạp một lượng muối lớn vào cơ thể sẽ đòi hỏi thu nạp nhiều nước hơn. Lượng nước thu nạp tăng đồng nghĩa với áp lực thanh lọc tại cầu thận tăng lên và bắt buộc phải làm việc nhiều hơn. Điều này đặc biệt không tốt cho người đã có chứng bệnh về thận từ trước.

XEM THÊM:

viem cau than nen an gi
Viêm cầu thận nên hạn chế ăn muối

Do đó, với người bệnh viêm cầu thận hoặc mắc các bệnh lý khác tại thận cần hạn chế tối đa lượng muối sử dụng mỗi ngày. Nên hạn chế bằng cách giảm lượng muối trong chế biến món ăn.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người bệnh chỉ nên dùng khoảng 2-3g muối/ngày. Đồng thời, hạn chế sử dụng các nhóm thực phẩm như cá hộp, thịt hộp, đồ muối chua, cá mắm,….

Hạn chế nhóm thực phẩm chứa phospho

Bệnh viêm cầu thận nên ăn gì, kiêng gì? Trong các khoáng chất cơ thể nên hạn chế, người bệnh cũng nên chú ý đến nhóm thực phẩm giàu phospho. Vi chất này có nhiều trong các chế phẩm từ sữa (ví dụ như phomai, sữa, kem, bơ đậu phộng, các loại hạt,…).

Với người bị bệnh thận, tiêu thụ nhiều phospho sẽ khiến lượng này trong máu tăng lên nhiều lần, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh tim và xương khớp. Đồng thời, phospho chứa nhiều trong các chất phụ gia có trong gia vị, chất bảo quản,…nên cần đặc biệt lưu ý khi lựa chọn và sử dụng.

Kiêng nhóm thực phẩm giàu protein

Protetin là chất dinh dưỡng cần thiết trong thực đơn của mỗi gia đình. Tuy nhiên, với người mắc bệnh thận nói chung, ăn nhiều protein sẽ tăng áp lực tại thận, khiến cơ quan này hoạt động nhiều hơn.

viem cau than nen an gi
Hạn chế protein trong thực đơn hàng ngày

Đồng thời, giảm lượng protein trong chế độ ăn cũng chính là biện pháp để duy trì chức năng thận, ngăn chặn chất thải ứ đọng dư thừa trong máu và ngăn ngừa lượng ure máu tăng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, lượng protein vừa đủ mà người mắc bệnh thận nên tiêu thụ mỗi ngày nhỏ hơn 0,6g/kg thể trọng/ngày. Nếu tình trạng người bệnh ổn định hơn thì có thể tăng lên 1g/kg thể trọng/ngày.

Kiêng dùng đồ ăn giàu hàm lượng kali

Nhóm thực phẩm chứa kali rất cần thiết trong chế độ ăn hàng ngày của mỗi người. Tuy nhiên, với người bệnh thận nói chung, tiêu thụ nhiều khoáng chất này sẽ làm tăng áp lực tại thận, tích tụ lượng chất thải trong máu nhiều hơn.
Khi thận đã suy yếu khả năng hoạt động, việc thanh lọc và đào thải cũng không được như trước khiến lượng độc tố tích tụ và bệnh tiến triển nặng hơn. Do đó, người bệnh cần hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm như chuối, cam, cà chua, khoai tây, bí,….

Hạn chế dùng rượu bia, thuốc lá

Đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích khác như thuốc lá cần hạn chế tuyệt đối nếu mắc các bệnh lý tại thận. Trong những thức uống này chứa một lượng lớn methanol, caffein, nicotin, cồn,…đều tăng nguy cơ sản sinh lượng acid lactic. Khi đó, thận phải hoạt động hết công suất để đào thải lượng acid này ra khỏi cơ thể, dẫn đến tích tụ acid uric trong ống thận, tăng nguy cơ gây bệnh thận.

Bên cạnh đó, rượu bia, thuốc lá cũng tiềm ẩn nguy cơ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe chung. Do đó, tốt nhất mọi người nên tránh xa những thức uống, đồ dùng độc hại này.

Người bị viêm cầu thận nên ăn gì?

Bên cạnh các nhóm thực phẩm cần kiêng, người bệnh cũng cần chủ động tìm hiểu và bổ sung vào thực đơn của mình những nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe. Cụ thể, thông tin dưới đây sẽ giải đáp cho bạn đọc về vấn đề “Viêm cầu thận nên ăn gì?”:

Viêm cầu thận nên ăn gì? Tăng cường bổ sung cá hồi

Cá hồi là thực phẩm luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên bổ sung vào thực đơn của người bệnh viêm cầu thận. Trong loại cá này chứa một lượng lớn omega 3 rất tốt cho sức khỏe. Chất này có vai trò chống oxy hóa tốt, hỗ trợ khắc phục ổ viêm nhiễm tại cầu thận, ngăn ngừa ổ viêm lan rộng.

viem cau than nen an gi
Viêm cầu thận nên ăn gì? Cá hồi

Tuy nhiên, khi sử dụng và chế biến món ăn từ cá hồi, cần chú ý giữ ở mức đơn giản, nêm nếm vừa miệng, hạn chế cho quá nhiều muối và gia vị. Sử dụng cá hồi với tần suất 2-3 lần/tuần để hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất.

Bổ sung rau xanh trong thực đơn

Người bị viêm cầu thận thường có biểu hiện bí tiểu, thậm chí vô niệu trong thời gian kéo dài. Điều này khiến lượng độc tố tích tụ ngày càng nhiều, gây tổn hại chức năng thận. Tăng cường lượng rau xanh sử dụng trong bữa ăn có tác dụng kiềm hóa nước tiểu, hỗ trợ cải thiện tiêu hóa giúp hoạt động bài tiết dễ dàng hơn.

Tương tự như nhiều món ăn khác, người bệnh nên giữ việc chế biến rau thật đơn giản, ví dụ như luộc, trộn salad hoặc xào xơ với dầu oliu và nêm nếm ít gia vị,…Nên ăn rau xanh hàng ngày rất tốt cho sức khỏe nói chung.

Ăn nhiều khoai lang

Trong khoai lang chứa một lượng chất xơ, tinh bột, khoáng chất, vitamin dồi dào. Do đó, đây là nguồn năng lượng rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những người mắc bệnh thận. Nhiều người e ngại rằng ăn khoai lang ngọt gây tăng áp lực đào thải tại thận.

viem cau than nen an gi
Ăn nhiều khoai lang hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả

Tuy nhiên, thực tế hàm lượng đường trong khoai thấp hơn nhiều các loại ngũ cốc khác. Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi dùng chúng trong bữa ăn hàng ngày. Đồng thời, lượng beta carotene (tiền chất vitamin A) trong khoai lang giúp nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa viêm nhiễm và các bệnh lý thông thường khác.

Thực phẩm giàu sắt

Viêm cầu thận nên ăn gì? Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, người bệnh nên tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm giàu sắt. Bởi vì khi cầu thận bị tổn thương, khả năng lọc máu không được như trước, thậm chí lượng máu sản sinh không đủ để cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Tình trạng này kéo dài gây thiếu máu, người bệnh thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt,….

Do đó, tăng cường nhóm thực phẩm giàu sắt như các loại rau xanh (cần tây, rau đay, rau dền,….); quả đu đủ chín; các loại đậu như đỗ đen, đỗ tương,…rất tốt cho người bệnh thận.

Tỏi – gia vị tốt cho bệnh thận

Trong các loại gia vị, bác sĩ khuyến khích người mắc bệnh thận nên ăn tỏi thường xuyên. Trong thành phần tỏi có chứa lượng hoạt chất allicin có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ kháng viêm tương đối tốt. Có thể ăn sống hoặc bổ sung làm gia vị trong món ăn mỗi ngày cũng rất tốt cho sức khỏe.

Các nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra hoạt chất này có tác dụng ổn định huyết áp và làm sạch mạch máu. Từ đó, giảm áp lực lên cầu thận và ổn định hoạt động của cơ quan này.

Hoa quả giúp ổn định chức năng thận

Người mắc bệnh lý tại thận nói chung cũng nên ăn nhiều hoa quả , đặc biệt là những loại sau đây:

  • Táo giàu chất chống oxy hóa, thúc đẩy hiệu quả sự phục hồi của màng lọc cầu thận. Đặc biệt, táo không chứa Natri, không có nguy cơ gây phù.
  • Dâu tây chứa lượng lớn các chất chống oxy hóa như: vitamin C, anthocyanin, ellagitannin, bảo vệ thận khỏi những hủy hoại do phản ứng viêm.
  • Cherry là loại trái cây vô cung tốt cho sức khỏe. Loại quả mọng này có tác dụng tích cực trong việc trung hòa các gốc oxy hóa trong cơ thể. Nó còn hỗ trợ người bệnh khỏi tình trạng cao huyết áp và tiểu đường do thận.
    viem cau than nen an gi
    Rau quả tươi rất tốt cho người bị viêm cầu thận
  • Bưởi giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế thận suy, ngăn chặn quá trình hình thành sỏi thận do hiện tượng tích lũy acid uric. Nước ép bưởi với một lượng vitamin C sẽ là lựa chọn không tồi cho người bị viêm cầu thận.
  • Nho đỏ: Theo một số nghiên cứu gần đây, nho đỏ có khả năng đảo ngược các tổn thương tại thận, làm giảm phù nề và tăng khả năng hồi phục. Đây là loại thực phẩm mang đầy hứa hẹn.
  • Mâm xôi giàu folate, chất xơ, vitamin C, B, các flavonoid… Do đó, nó có khả năng chống oxy hóa tuyệt vời. Không chỉ vậy, mâm xôi còn ức chế sự phát triển sự hình thành các khối u.

Uống nhiều nước

Cầu thận bị viêm, khả năng thanh lọc và đào thải chất độc bị ảnh hưởng dẫn đến tích tụ một lượng lớn trong cơ thể. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể (tối thiểu 2 lít mỗi ngày). Đồng thời, hình thành thói quen uống nước thường xuyên, hạn chế tình trạng chỉ uống khi cảm thấy khát.

Ngoài nước khoáng, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại nước khác như nước ép hoa quả, nước luộc rau củ, nước súp,….

Thực đơn cho người viêm cầu thận – viêm cầu thận nên ăn gì?

Dưới đây là một thực đơn tham khảo cho người viêm cầu thận mạn (chưa phải lọc máu):

  • Tổng năng lượng cung cấp: 1700-1800 kcal
  • Protein: khoảng 30g (trong đó protein động vật/ protein tổng = 40%)
  • Tổng lượng muối <6g/ ngày

Thực đơn cho bữa sáng

Món ăn: Miến dong xào thịt nạc (7h) + dâu tây (200g – 9h)

Thành phần nguyên liệu: miến dong (100g), thịt nạc (50g), bột ngọt (2g), dầu (20mL), hành hoa (15g), muối (1,5g).

Thực đơn cho bữa trưa

Món ăn: Cơm (11h30) + sữa tươi (200mL – 14h) + táo (200g – 16h30)

Thành phần nguyên liệu: gạo tẻ (100g),  rau cải xoong (200g) xào với tỏi và dầu (20mL), trứng gà luộc (2 quả), muối (2g).

Thực đơn cho bữa tối

Món ăn: Cơm (17h30) + sinh tố hồng xiêm (200g – 19h30h)

Thành phần nguyên liệu: gạo tẻ (100g), bí xanh (200g) xào với tôm (100g) và dầu (20mL), muối (2g).

viem cau than nen an gi
Thực đơn phù hợp với người mắc bệnh thận

Hy vọng với những kiến thức được đề cập đến trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc thiết lập chế độ ăn uống hợp lý cho người bị viêm cầu thận. Tin chắc rằng sau khi đọc và áp dụng tốt các thông tin trên, bạn sẽ không còn băn khoăn hay bối rối về câu hỏi “Viêm cầu thận nên ăn gì?”

TÌM HIỂU:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *