Huyệt Ấn Đường: Vị Trí, Tác Dụng Và Những Lưu Ý Liên Quan

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Huyệt Ấn đường được xem như “con mắt thứ ba” của con người nên có thể giúp nhận biết bệnh lý thông qua màu sắc cũng như hỗ trợ điều trị một số bệnh lý nhất định. Vậy cụ thể huyệt đạo Ấn đường nằm ở đâu, có tác dụng gì?… Theo dõi bài viết dưới đây của Nhất Nam Y Viện để có được những thông tin hữu ích về vấn đề này. 

Giới thiệu về huyệt Ấn đường

Ấn đường là một trong 12 cung tướng trên mặt người, có ảnh hưởng tới vận mệnh và sức khỏe. Vậy huyệt Ấn đường là gì, nằm ở đâu?

Huyệt Ấn đường là gì?

“Ấn đường” trên thực tế là một danh từ ghép dùng để chỉ vị trí giao giữa hai đường chân mày của con người. “Ấn” có nghĩa là con ấu, “đường” là nơi rực rỡ nhất, bởi từ xa xưa người ta thường đánh dấu bộ phận này bằng cách bôi đỏ bằng nhiều hình thù khác nhau. 

Ấn đường nằm trong 12 cung tướng và là một trong 36 huyệt vị có trên cơ thể người. Chúng nằm ở vị trí trung tâm trên khuôn mặt, không chỉ ảnh hưởng tới đường tài vận mà còn có khả năng phản ánh tình trạng sức khỏe, luận được bệnh tật. 

Tham khảo: Huyệt Bách Hội là gì, nằm ở đâu?

huyet an duong
Huyệt Ấn đường là huyệt đạo quan trọng và rất dễ xác định

Vị trí huyệt Ấn đường

Huyệt ấn đường ở đâu? Ấn đường không nằm trong 12 đường kinh dù chúng có mặt trong hệ thống kỳ huyệt. Để xác định vị trí huyệt, các bạn cần xác định điểm chính giữa 2 đầu lông mày theo chiều tương xứng với sống mũi đi lên. 

Phỏng theo dáng Ấn đường, chúng ta có thể xác định được nó tốt hay xấu. Ấn đường quá hẹp cho thấy đó là người hẹp hòi, tính toán, quá chi lú và lúc nào trông cũng có vẻ chán nản, buồn phiền. Còn Ấn đường đẹp được xác định bởi chiều rộng, dài hơn ngón tay rưỡi hoặc trong khoảng từ đốt rưỡi tới hai đốt. Người sở hữu Ấn đường đẹp thường được đánh giá là khá rộng rãi, phóng khoáng, xởi lởi nhưng không có lập trường vững vàng. 

Cách đoán bệnh thông qua màu sắc huyệt Ấn đường

Theo quan niệm của nhiều người, việc nhìn màu sắc của Ấn đường có thể luận ra được tình trạng sức khỏe. Cụ thể như sau:

  • Ấn đường chuyển qua màu đỏ: Có nghĩa bạn đang bị tăng huyết áp, trúng gió hoặc mỡ máu. 
  • Ấn đường chuyển màu đen, xanh: Sau khi day ấn huyệt mà vùng da này chuyển qua đen hoặc xanh có nghĩa là khí huyết đang lưu thông kém. Bệnh nhân lúc này có thể bị thiếu máu lên não hoặc đang gặp vấn đề về tim mạch. 
  • Ấn đường có màu trắng hoặc ngả vàng: Trường hợp này khả năng cao là do cơ thể bị suy nhược, khí huyết kém, tỳ vị thiếu tính ổn định. 

Tác dụng của huyệt Ấn đường

Huyệt Ấn đường nằm ở vị trí dễ xác định và quan trọng nên vừa có thể xem bệnh theo phương pháp Y học cổ truyền, vừa có thể luận tướng số. Chi tiết như sau:

Tác dụng trong luyện khí công dưỡng sinh

Có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy thắc mắc về tác dụng luyện khí công dưỡng sinh của huyệt Ấn đường. Theo đó, huyệt đạo này trong khí công dưỡng sinh được gọi là tứ huyệt – nhóm đại huyệt quan trọng nhưng cũng rất nguy hiểm nếu tác động không đúng cách. Chẳng hạn việc đấm, đá hoặc tác động một lực quá mạnh, quá nhanh đúng vị trí huyệt đạo này có thể đe dọa tới tính mạng của bạn. 

Công dụng trong Đông y

Trong Đông y, huyệt đạo này giúp trấn định tâm thần, làm dịu cơn đau nhức đầu hiệu quả. Theo đó, mọi người thường dùng tay day bấm huyệt, massage nhẹ nhàng với lực vừa đủ để cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ, căng thẳng đầu óc. Thậm chí, các tác động phù hợp lên huyệt còn giúp cải thiện bệnh viêm xoang, ngạt mũi, giúp mắt sáng và dễ chịu hơn. 

Xem thêm: Huyệt Nghinh Hương có tác dụng chữa bệnh gì?

huyet an duong
Huyệt đạo giúp cải thiện tình trạng đau đầu, stress, mất ngủ hiệu quả

Tác dụng trong nhân tướng học

Được coi là “con mắt thứ ba” – đường dẫn tới thế giới tâm linh với những sức mạnh huyền bí khó lý giải. Không ít người tin rằng, huyệt Ấn đường là điểm giúp não bộ, cơ thể giao tiếp với năng lượng vô hình từ bên ngoài và tạo ra những năng lực siêu nhiên. Xét theo nhân tướng học, huyệt đạo này cũng là vị trí để đánh giá sức khỏe, vận khí của một người. 

Cách bấm huyệt Ấn đường

Cách châm cứu, bấm huyệt Ấn đường được thực hiện như sau:

  • Hãy tập trung năng lượng vào giữa chân mày, vị trí của huyệt đạo, kết hợp cùng việc hít sâu và thở đều. 
  • Dùng 2 ngón tay cái day huyệt nhẹ nhàng trong vòng 1 – 3 phút. 
  • Ấn huyệt rồi từ từ vuốt qua 2 bên thái dương khoảng 30 lần. 
  • Sử dụng ngón trỏ, ngón cái nắm vào da trên huyệt Ấn đường rồi giật nhẹ vuông góc khoảng 50 – 100 cái 

Cách bấm huyệt Ấn đường sẽ cho hiệu quả cải thiện tinh thần, tăng cường sức khỏe tốt nhất khi bạn thực hiện đều đặn mỗi ngày vào sáng và tối. 

Phối huyệt

Để tăng hiệu quả cải thiện các bệnh lý, các bạn có thể phối huyệt Ấn đường với:

  • Huyệt bách hội với tần suất 100 cái.  
  • Huyệt phong trì khoảng 30 lần.
  • Huyệt nội quan trong vòng 1 phút ở mỗi bên. 
  • Huyệt thần môn khoảng 100 lần. 
  • Huyệt tam âm giao khoảng 30 lần mỗi bên. 
huyet an duong
Bạn có thể phối nhiều huyệt khác nhau để tăng hiệu quả điều trị bệnh lý

Lưu ý khi tác động vào huyệt Ấn đường

Huyệt ấn đường có sự tương thông với nhiều huyệt vị khác nên khi tác động cần thực hiện chính xác và đúng kỹ thuật. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, các bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Nếu không có kiến thức hoặc am hiểu về huyệt đạo, tốt nhất bạn nên tìm tới các trung tâm Đông y để được thầy thuốc – bác sĩ bấm huyệt, châm cứu. 
  • Điều trị bệnh bằng biện pháp bấm huyệt cần kiên trì trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả chuyển biến tích cực. 
  • Không tác động vào huyệt đạo nếu có vết thương hở và chỉ dùng một lựa vừa đủ, không ấn quá mạnh. 
  • Người mắc bệnh nền, phụ nữ có thai nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi bấm huyệt. 
  • Tránh làm việc quá sức, giữ tinh thần thoải mái, thảnh thơi trước khi ngủ. 
  • Nên ngâm chân bằng nước ấm, thảo dược hàng ngày để tăng khả năng lưu thông máu. Đồng thời nên tránh sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn, ngủ đủ 8 tiếng, ăn uống lành mạnh, khoa học và tập luyện thể dục mỗi ngày. 

Vừa rồi là những thông tin về huyệt ấn đường và những lưu ý liên quan. Mong rằng với những chia sẻ từ bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về huyệt đạo cũng như biết cách hỗ trợ điều trị bệnh và chăm sóc bản thân hiệu quả. 

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *