Kháng thể: Định nghĩa, cấu trúc, công dụng và cách bổ sung vào cơ thể

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Kháng thể là một thuật y học chỉ những chất do cơ thể tự sản sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại giúp bảo vệ cơ thể. Bài viết ngay sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin sâu hơn về thành phần này về cả định nghĩa, cấu trúc và công dụng của nó.

Kháng thể là gì?

Kháng thể có tên khoa học là antibody. Đây là những chất được tiết ra từ cơ thể người giúp cho hệ miễn dịch nhận biết cũng như vô hiệu hóa các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Kháng thể có tác dụng bảo vệ cơ thể người bằng cách tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus có hại. Như vậy, người nào có khả năng sản xuất càng nhiều thì khả năng miễn dịch, chống lại bệnh nhiễm khuẩn càng tốt.

Kháng thể tương tự như một màng chắn bảo vệ cơ thể khỏi nhưng tác nhân gây hại
Kháng thể tương tự như một màng chắn bảo vệ cơ thể khỏi nhưng tác nhân gây hại

Khoa học hiện đại đã chỉ ra các loại kháng thể tồn tại trong cơ thể người gồm:

  • IgG: Chúng được tìm thấy phổ biến trong máu, sữa non và các dịch mô của người. Với phụ nữ mang thai, IgG sẽ xuyên qua nhau thai để bảo vệ trẻ khi mà hệ miễn dịch của chúng chưa phát triển hoàn thiện. Nhất là trong tuần đầu tiên khi bé vừa được sinh ra.
  • IgA: Loại này chiếm tới 15 – 20% trong máu, nước bọt, nước mắt và cả sữa non. IgA được tiết ra ở bộ phận nào thì chúng có tác dụng chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh tại vị trí đó.
  • IgM: Ở trẻ sơ sinh, IgM là lớp miễn dịch đầu tiên được hình thành giúp tiêu diệt các loại kháng nguyên xấu, giúp bảo vệ sức khỏe của bé.
  • IgE: Chúng có hàm lượng khá lớn trong cơ thể người. Chúng có công dụng quan trọng trong các phản ứng quá mẫn cấp tính hay trong cơ chế miễn dịch chống lại các ký sinh trùng gây hại của cơ thể.
  • IgD: Hoạt chất này chỉ chiếm 1% trên màng của các tế bào. Đồng thời nó cũng ít chức năng nhất trong 5 loại kháng nguyên có trong cơ thể người. Đáng chú ý, IgD dị hóa rất nhanh và dễ bị thuỷ phân bởi một loại enzyme mang tên plasmin trong quá trình đông máu.

Cấu trúc kháng thể

Mỗi loại khác thể có thể có các đặc điểm cấu trúc khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung chúng đều được cấu tạo từ 4 chuỗi polypeptide, cầu nối disulfua, vùng bản lề, domain và oligosaccharid. Cụ thể:

  • 4 chuỗi polypeptide: Gồm 2 chuỗi nặng giống hệt nhau và 2 chuỗi nhẹ cũng giống nhau về cấu trúc. Với chuỗi nhẹ thì gồm 2 loại là kappa (ký hiệu là k) và lambda (ký hiệu là λ). Do vậy, trong 1 kháng nguyên, hai chuỗi nhẹ chỉ có thể cùng là λ hoặc cùng là k.
  • Cầu nối disulfua: Gồm cầu nối disulfua liên chuỗi và nội chuỗi. Các chuỗi nặng và chuỗi nhẹ của kháng thể sẽ được liên kết với nhau bởi loại cầu nối này và bởi các loại tương tác không cộng hóa trị. Số lượng cầu nối disulfua liên chuỗi sẽ phụ thuộc vào từng loại kháng thể.
  • Vùng bản lề: Đây là vị trí hình chữ Y mà các cánh tay của các phân tử hình thành nên. Nó có tên gọi là bản lề do các phân tử được điều chỉnh linh hoạt tại khu vực này.
  • Domain: Gồm Domain chuỗi nhẹ và domain chuỗi nặng. Chúng được cuộn lại với nhau như hình cầu. Mỗi hình cầu sẽ có một cầu nối disulfua nội chuỗi.
  • Oligosaccharid: Đây là loại carbohydrate được gắn vào domain CH2 của hầu hết các kháng thể.

Quy trình sản xuất kháng thể đơn dòng

Việc sản xuất kháng thể đơn dòng thường đòi hỏi tương tác giữa kháng nguyên – kháng thể chuyên biệt, yêu cầu kỹ thuật cao nhưng không giới hạn về số lượng.

Kháng thể đơn dòng cũng có thể được sản xuất trong phòng thí nghiệm
Kháng thể đơn dòng cũng có thể được sản xuất trong phòng thí nghiệm

Quy trình sản xuất kháng thể đơn dòng gồm 8 bước:

  • Chọn một động vật gây nhiễm: Thường là chuột nhắt, chuột lớn hoặc thỏ. Chúng đều phải đáp ứng điều kiện là đáp ứng miễn dịch mạnh và tổng hợp kháng thể nhanh. Công đoạn này quyết định tới sự thành công của quy trình sản xuất và hiệu quả của kháng thể.
  • Tạo ra đáp ứng miễn dịch: Được thực hiện theo 3 nguyên tắc. Thứ nhất, phải gây đáp ứng miễn dịch khác loài. Thứ 2 dòng tế bào myeloma yêu cầu có nguồn gốc từ cùng một loài với đối tượng gây đáp ứng miễn dịch. Cưới cùng là phải có chất bổ trợ đi kèm.
  • Thu tế bào lách và tế bào myeloma: Được thực hiện sau khi đã xác định hiệu giá của Globulin miễn dịch trong huyết thanh
  • Dung hợp tế bào lách với tế bào myeloma: Bằng các kỹ thuật kết dính tự nhiên, PEG, xung điện, sóng siêu âm hay virus, vi tiêm.
  • Sàng lọc, đồng hóa bằng công nghệ hybridoma: Là kỹ thuật sàng lọc, dòng hóa TB (hybridoma) và TB chuột myeloma – một dạng TB ung thư.
  • Nhân sinh khối đơn dòng bằng phương pháp in vitro hay in vivo: Nhằm mục đích nhân bản kháng thể để ứng dụng sản xuất với số lượng lớn.
  • Tinh chế đơn dòng: Thực hiện sau khi nhân bản kháng thể.
  • Thu nhận, kiểm tra kháng thể đơn dòng: Nhằm mục đích kiểm tra hiệu quả của kháng thể và không có vấn đề gì phải lo ngại.

Công dụng của kháng thể đối với sức khỏe người

Trong việc đáp ứng miễn dịch, 3 vai trò chính của kháng thể bao gồm: Liên kết với các kháng nguyên, huy động các tế bào miễn dịch và cuối cùng là kích hoạt hệ thống bổ thể.

Liên kết với các kháng nguyên

Các globulin miễn dịch mang chức năng nhận diện và gắn với 1 kháng nguyên tương ứng nhờ vào các vùng biến đổi. Trong phản ứng của cơ thể chống lại độc tố vi khuẩn, kháng thể sẽ gắn với 1 kháng nguyên phù hợp với nó.

Nhờ đó giúp trung hòa độc tố, ức chế, ngăn ngừa sự bám dính của các độc tố này lên mặt của tế bào thông qua các thụ thể. Chính vì vậy các tế bào của cơ thể sẽ tránh được một số rối loạn do các độc tố đó tạo ra.

Kháng thể có chức năng liên kết với kháng nguyên
Kháng thể có chức năng liên kết với kháng nguyên

Đáng chú ý, một số loại virus hay vi khuẩn chỉ có thể gây bệnh khi bám chặt được vào các tế bào cơ thể. Lúc này vi khuẩn sẽ sử dụng các phân tử bám dính là các adhesive. Còn virus lại dùng các protein nằm cố định tại lớp vỏ ngoài để đeo bám vào các tế bào của cơ thể. Các kháng thể sẽ giúp chúng ta chống lại các phân tử bám dính này, qua đó ngăn chặn chúng liên kết với các tế bào đích thành công.

Huy động các tế bào miễn dịch trong cơ thể

Sau khi được gắn vào kháng nguyên ở đầu biến đổi, lúc này, kháng thể sẽ được liên kết với các tế bào miễn dịch ở vị trí đầu hằng định. Quá trình này đóng vai trò quan trọng trong một đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

Bởi bằng cách này, những kháng thể sẽ có khả năng liên kết với một vi khuẩn cùng một đại thực bào để kích hoạt hiện tượng thực bào. Lúc này, các tế bào lympho (là nhóm các tế bào giết tự nhiên) có thể thực hiện chức năng đầu độc, tiêu diệt vi khuẩn hay tế bào ung thư nguy hiểm đã bị gắn kết do các kháng thể.

Giúp hoạt hóa bổ thể

Hoạt hóa bổ thể cũng là một trong những cơ chế giúp bảo vệ cơ thể người của các kháng nguyên. Bổ thể chính là một tập hợp các loại protein huyết tương. Khi chúng được hoạt hóa sẽ có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại xâm nhập theo cách sau:

  • Đục hàng loạt lỗ thủng trên tế bào của vi khuẩn.
  • Tạo điều kiện để xảy ra hiện tượng thực bào.
  • Xử lý và đào thải các phức hợp miễn dịch.
  • Phóng thích các chất hóa hướng động.
Con đường hoạt hóa bổ thể
Con đường hoạt hóa bổ thể

Biện pháp để bổ sung kháng thể cho cơ thể

Kháng thể do cơ thể người tự sản sinh ra trong suốt quá trình sống. Vì vậy, những thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của bạn sẽ tác động ít nhiều đến quá trình sinh ra hoạt chất này. Sau đây là một số biện pháp hiệu quả giúp bạn bổ sung tối đa cho cơ thể:

  • Chú ý ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ và tránh thức khuya.
  • Ăn nhiều chất xơ, các loại thực phẩm có hàm lượng chất oxy hóa cao.
  • Chỉ ăn chất béo tốt, lành mạnh cho cơ thể như dầu ô liu hay dầu cá hồi.
  • Ăn nhiều thực phẩm giúp cơ thể bổ sung các loại men vi sinh.
  • Hạn chế ăn nhiều đường.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, tránh tình trạng cơ thể bị mất nước.
  • Tập thể dục mỗi ngày, nên áp dụng các bài tập nhẹ nhàng hay yoga ít nhất 30 phút/ ngày.
  • Kiểm soát tốt tinh thần, tránh lo lắng, stress và áp lực.
  • Bổ sung một số loại thực phẩm chức năng giúp tăng cường sức đề kháng chất lượng và đúng cách.

Vừa rồi là những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề: Kháng thể, định nghĩa, cấu trúc và công dụng. Tuy nhiên bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, để hiểu rõ hơn về hoạt chất này tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến các bác sĩ hoặc tham khảo sách y học chuyên ngành.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *