Mẹ Bầu Ăn Bắp Cải Được Không? Cần Lưu Ý Gì Khi Ăn?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Bắp cải là một trong những loại rau xanh giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nên rất quen thuộc với nhiều gia đình Việt. Vậy bầu ăn bắp cải được không? Nếu muốn đưa vào thực đơn thai kỳ của mẹ bầu thì nên chế biến thành các món ăn nào? Để tìm lời giải đáp, bạn đọc hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây!

Giá trị dinh dưỡng của bắp cải 

Trước khi tìm hiểu bà bầu ăn bắp cải được không, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc các chất dinh dưỡng có trong loại rau xanh này. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, rau bắp cải không chỉ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ bầu mà góp phần trong việc hình thành, phát triển trí thông minh của thai nhi.
Trong bảng thành phần của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chỉ ra rằng, cứ 100g bắp cải sẽ chứa: 

  • 5.8g carbohydrate.
  • 1.28g protein.
  • 2.5g chất xơ.
  • 0.1g chất béo.
  • 170mg kali.
  • 40mg canxi. 
  • 25 kcal năng lượng.
  • 36.6mg canxi.
  • 0.124mg vitamin B5.
  • 76µg vitamin K.
  • 5µg vitamin A.

Ngoài ra, rau bắp cải còn giàu các dưỡng chất khác như axit folic, niacin, sắt, phốt pho, magie và kẽm. Đây đều là những chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu. 

Tham khảo: Bầu Ăn Đậu Bắp Được Không, Có Tác Dụng Gì Với Thai Phụ?

Rau bắp cải chứa nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ bầu và thai nhi
Rau bắp cải chứa nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ bầu và thai nhi

Đang mang bầu ăn bắp cải được không? 

Có bầu ăn bắp cải được không? Theo Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, bắp cải mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu trong thai kỳ. Điển hình phải kể đến: 

  • Giảm táo bón: Hàm lượng chất xơ cao trong bắp cải giúp điều hòa nhu động ruột, cải thiện hệ tiêu hóa. Từ đó, giảm tình trạng táo bón thường gặp trong thai kỳ. 
  • Ngăn ngừa phù nề: Lá bắp cải có công dụng loại bỏ chất lỏng dư thừa khỏi cơ thể nên bà bầu ăn bắp cải sẽ giảm nguy cơ phù nề khi mang thai. Bên cạnh đó, những thai phụ đã bị phù nề có thể dùng lá bắp cải đắp xung quanh khu vực đó 2 lần mỗi ngày để giảm đau. 
  • Cải thiện xương khớp: Chứa hàm lượng vitamin K và canxi dồi dào, bắp cải giúp tăng tăng sức khỏe và sự dẻo dai của xương khớp mẹ bầu. 
  • Ổn định huyết áp: Như đã nêu trên, bắp cải rất giàu chất điện giải và khoáng chất như canxi, kali, magie, photpho và sắt. Đây đều là những chất đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp và nhịp tim cho mẹ bầu. 
  • Ngăn ngừa thiếu máu: Thiếu sắt trong thai kỳ là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị thiếu máu. Trong khi đó, bắp cải rất giàu sắt nên mẹ bầu có thể yên tâm bổ sung vào thực đơn hàng ngày để phòng ngừa nguy cơ thiếu máu. 
  • Kiểm soát cân nặng: Là thực phẩm ít calo và chứa nhiều chất xơ nên bắp cải giúp kiểm soát cân nặng của mẹ bầu vô cùng hiệu quả. Loại rau này tạo cảm giác no nhưng không tích trữ chất béo gây tăng cân. 
  • Giảm nguy cơ dị tật thần kinh: Hàm lượng axit folic vừa đủ trong bắp cải góp phần xây dựng DNA của thai nhi. Hợp chất này còn giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Tìm hiểu ngay: Đang Bầu Ăn Rau Dền Được Không, Ăn Bao Nhiêu Là Đủ?

Bắp cải mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu trong thai kỳ
Bắp cải mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu trong thai kỳ

Các món ngon từ bắp cải cho mẹ bầu

Bên cạnh giải đáp vấn đề bầu ăn bắp cải được không, chúng tôi còn gợi ý cho bạn đọc một vài món ăn từ bắp cải vừa ngon, đơn giản vừa tốt cho mẹ bầu. Thay vì chỉ luộc và xào, mẹ bầu có thể chế biến bắp cải thành nhiều món ngon khác như: 

  • Bắp cải cuộn thịt: Nguyên liệu gồm bắp cải, thịt heo xay, nấm mèo, hành lá và gia vị. Lá bắp cải bỏ phần sống và phần lá hành rửa sạch, trụng với nước sôi khoảng 30 giây. Phần gốc hành mang đi xắt nhuyễn gốc hành lá, nấm mèo ngâm trong nước sôi cho nở rồi thái thật nhỏ. Cho gốc hành và nấm mèo vào tô trộn cùng thịt heo xay rồi nêm gia vị. Cho hỗn hợp vào lá bắp cải, cuốn lại rồi lấy hành lá buộc lại. 
  • Bắp cải xào thịt bò: Chuẩn bị nguyên liệu gồm thịt bò, bắp cải, tỏi, dầu ăn, gừng tươi và gia vị. Thịt bò sơ chế qua, khử sạch mùi hôi bằng gừng rồi thái miếng mỏng vừa ăn, ướp cùng gia vị và tỏi. Bắp cải rửa sạch, thái nhỏ. Sau đó, đặt chảo lên bếp làm nóng, cho dầu vào. Dầu nóng đổ thịt bò vào, xào lửa nhỏ cho chín tới rồi múc ra chén. Thêm dầu ăn vào chảo rồi xào bắp cải. Cuối cùng đổ thịt bò vào đảo đều, nêm nếm vừa ăn rồi tắt bếp. 
  • Salad bắp cải và thịt gà: Nguyên liệu gồm ức gà, bắp cải tím, cà rốt, mè trắng rang, đường, nước cốt chanh và ớt sừng. Rửa sạch ức gà, luộc chín rồi vớt ra để nguội và xé sợi. Bắp cải rửa sạch cắt sợi, cà rốt gọt bỏ vỏ, rửa sạch bào sợi và cắt lát ớt sừng. Cho tất cả nguyên liệu vào bát tô hoặc thau nhỏ cùng gia vị rồi trộn đều 15 phút rồi bày ra đĩa. 
Bắp cải cuộn thịt bò là món ăn đơn giản, giàu dinh dưỡng cho mẹ bầu
Bắp cải cuộn thịt bò là món ăn đơn giản, giàu dinh dưỡng cho mẹ bầu

Những lưu ý dành cho mẹ bầu khi ăn bắp cải

Để đảm bảo an toàn sức khỏe, mẹ bầu cần ghi nhớ một vài điều quan trọng sau trước khi sử dụng và chế biến bắp cải trong thai kỳ: 

  • Chọn mua bắp cải rõ nguồn gốc, xuất xứ và không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. 
  • Rửa sạch và ngâm bằng nước muối pha loãng trước khi mang đi chế biến. 
  • Bầu ăn bắp cải sống được không? Phụ nữ mang thai tuyệt đối không ăn bắp cải sống, với những món salad nên chần hoặc luộc rau qua nước sôi để đảm bảo an toàn. 
  • Không nên lạm dụng bắp cải trong thời gian dài, nên ăn 1-2 bữa/tuần là hợp lý để tránh đầy bụng. 
  • Nếu bị lạnh bụng hoặc tiêu chảy thì mẹ bầu nên hạn chế ăn bắp cải. 
  • Nếu mẹ bầu từng có tiền sử bị dị ứng rau bắp cải hoặc đang mắc những bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng,… Thai phụ phải tham khảo ý kiến bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng trước khi bổ sung vào thực đơn. 
  • Bắp cải nên chế biến vừa chín tới, không nên nấu quá lâu khiến các loại vitamin trong rau bị phân hủy, gây hại cho cơ thể mẹ bầu.

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc bầu ăn bắp cải được không. Mặc dù loại rau này chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng mẹ bầu cần bổ sung một cách hợp lý, kết hợp cùng rau củ quả khác để đảm bảo đủ dưỡng chất và an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. 

Tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *