Nghiên cứu lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh sỏi tiết niệu

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Nhất Nam Y Viện là đơn vị phục dựng mô hình khám chữa bệnh từ Thái Y Viện triều Nguyễn, giúp hàng nghìn người chữa khỏi nhiều bệnh lý, đặc biệt là bệnh sỏi tiết niệu. Tuy nhiên, trong quá trình khám chữa bệnh các bác sĩ Nhất Nam Y Viện nhận thấy hầu hết người bệnh chưa chú trọng, tuân thủ một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Điều này ảnh hưởng nhiều đến quá trình, kết quả điều trị bệnh sỏi tiết niệu của nhiều đối tượng bệnh nhân. Vì vậy, đội ngũ chuyên gia bác sĩ Trung tâm Dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện đã cùng nhau tiến hành nghiên cứu lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh sỏi tiết niệu.   

Giới thiệu đề tài

Trong quá trình thăm khám và chữa bệnh sỏi tiết niệu bằng y học cổ truyền, dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch đẩy lùi bệnh tật, giúp bài thuốc phát huy tối đa công dụng, phòng chống và ngăn ngừa quá trình sỏi mới hình thành. Vì vậy, các bác sĩ Trung tâm Dinh dưỡng Nhất nam y Viện đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, xây dựng lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh sỏi tiết niệu”.

Đứng đầu đề tài này có sự tham gia dẫn dắt bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Lê Phương, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện. Cùng với đó là đội ngũ ngũ chuyên gia bác sĩ của Nhất Nam Y Viện. Trong quá trình nghiên cứu và xây dựng lộ trình dinh dưỡng bám sát vào thể trạng, cơ địa người bệnh bị sỏi tiết niệu, các bác sĩ chuyên gia của đơn vị đã có nhiều lần họp bàn đưa ra định hướng và kế hoạch thực hiện sao chuẩn chỉnh.

Bác sĩ Lê Phương chia sẻ lộ trình dinh dưỡng điều trị bệnh sỏi tiết niệu
Bác sĩ Lê Phương chia sẻ lộ trình dinh dưỡng điều trị bệnh sỏi tiết niệu

Theo đó, mỗi người bệnh khi đến thăm khám chữa sỏi tiết niệu tại Nhất Nam Y Viện, đều được các bác sĩ chẩn đoán đánh giá tình hình bệnh cẩn trọng và chính xác. Cùng với đó, tùy từng thể trạng, cơ địa, mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà bệnh nhân sẽ ứng dụng lộ trình dinh dưỡng tương ứng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Quá trình nghiên cứu diễn ra trong 1 khoảng thời gian nhất định nhằm giúp các bác sĩ của Trung tâm Dinh dưỡng dễ dàng tổng hợp, phân tích, đánh giá và cải tiến lộ trình dinh dưỡng theo từng giai đoạn, hỗ trợ trong việc chữa bệnh dứt điểm.

Chia sẻ thêm về quá trình nghiên cứu xây dựng lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh sỏi tiết niệu, bác sĩ Lê Phương cho biết:

Nhằm tối ưu hiệu quả điều trị bệnh sỏi tiết niệu bằng y học cổ truyền cho mọi đối tượng bệnh nhân khi đến thăm khám chữa tại Nhất Nam Y Viện, chúng tôi tập trung nghiên cứu cơ địa thể trạng, mức độ bệnh của từng người từ đó xây dựng lộ trình dinh dưỡng tương ứng với các mục tiêu sau:

  • Mô tả chính xác đặc điểm cơ địa, tình trạng sức khỏe của người bệnh bị sỏi tiết niệu.
  • Mô tả tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân bị sỏi tiết niệu tại Nhất Nam Y Viện
  • Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân bị sỏi tiết niệu tại Nhất Nam Y Viện
  • Nghiên cứu, xây dựng lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh sỏi tiết niệu”. 

Bệnh sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền 

Để nghiên cứu xây dựng lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh sỏi tiết niệu, các bác sĩ Trung tâm Dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện bám sát vào căn nguyên gây bệnh trong y học cổ truyền, từ đó dựa trên quá trình chẩn đoán để phân tích, kết luận đặc điểm cơ địa, thể trạng thể bệnh của từng người. 

Nguyên nhân tình trạng bệnh trong y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, sỏi hay còn gọi là thạch lâm hình thành do hóa thấp nhiệt, uất kết lâu ngày dồn xuống bàng quang khiến khí hóa bị ứ trệ, tích tụ dẫn đến sỏi. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống quá mặn, hoặc quá cay nóng, cũng là nguyên nhân gây ra bệnh. Ngoài ra, phòng sự quá độ, thận âm hao tổn, âm hư hỏa động cũng khiến khí hóa ở bàng quang, tạp chất có trong nước tiểu bị tích tụ kết lại thành sỏi.

Vì vậy, mỗi nguyên nhân sẽ tương ứng với cách điều trị, xử lý riêng nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc tập trung vào tỳ vị, bổ thận, tăng cường chính khí, làm lành tổn thương do bệnh sỏi đường tiết niệu gây ra. 

Bệnh sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền
Bệnh sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền

Đặc điểm nhận biết

Để xác định đúng thể trạng cơ địa của người bệnh sỏi tiết niệu, các bác sĩ Nhất Nam Y Viện khi tiến hành thăm khám chẩn đoán tình trạng bệnh sẽ dựa vào các đặc điểm nhận biết sau đây:

  • Màu lưỡi:
    • Với thể khí trệ: Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng
    • Với thể thấp nhiệt: Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dính
    • Với thể thận hư: Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi vàng
  • Tay chân bình thường, riêng với thể thấp nhiệt thì lòng bàn tay chân có thể nóng, với thể thận hư bàn chân tay lạnh.
  • Màu nước tiểu:
    • Với thể khí trệ: nước tiểu hồng, có máu, tiểu khó
    • Với thể thấp nhiệt: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu
    • Với thể thận hư: tiểu nhạt màu
  • Khí sắc người bệnh: Với trường hợp ở mức độ nhẹ khí sắc bình thường. Với trường hợp ở mức độ nặng, khí sắc có dấu hiệu mệt mỏi, không tươi nhuận, có thể sắc đỏ đi kèm nếu có viêm sốt. Riêng với thể thận hư có thể đau đầu hoa mắt chóng mặt, sắc nhợt.
  • Đối tượng người bệnh có thể gầy hoặc béo, không liên quan đến huyết áp cao hay thấp. Riêng với thể thận hư thường xuất hiện ở người cao tuổi. 

Các đặc điểm nhận biết này được đúc rút từ quá trình thăm khám chẩn đoán bệnh bằng phương pháp tứ chẩn trong y học cổ truyền: Văn – Vọng – Vấn – Thiết cho hàng ngàn bệnh nhân bị sỏi thận tiết niệu khi đến với phòng khám Nhất Nam y Viện. 

Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị bệnh sỏi tiết niệu

Bên cạnh phác đồ điều trị và liệu trình đúng đắn để chữa bệnh tận gốc thì không thể thiếu chế độ dinh dưỡng chuẩn chỉnh. Bởi khi tuân thủ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp sức khỏe không những nâng cao mà còn hỗ trợ bài thuốc phát huy hiệu quả trong việc chữa bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Vai trò của dinh dưỡng với cơ thể, với bệnh sỏi tiết niệu

Đông y quan niệm dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ. Muốn được như vậy, mỗi người cần chú trọng lựa chọn các loại nhóm thức ăn phù hợp trước khi đưa vào cơ thể, dựa trên cách phân loại thức ăn theo tính âm dương, từ đó tạo sự quân bình giữa âm dương trong ăn uống đem lại sức khỏe toàn diện, phòng chống lại nhiều bệnh tật.  

Trong đó, nhóm thức ăn có màu tối, đen, đục, chua đắng, mặn, lạnh, mát,… thuộc tính âm. Nhóm thức ăn có màu đỏ, vàng, xanh, trắng, trong, cay, the, ngọt, nóng,… thuộc dương. Nhờ đó mà các món ăn của người Việt được chế biến rất đa dạng với nhiều loại gia vị đi kèm góp phần tạo nên sự quân bình âm dương khi cho thức ăn vào cơ thể. 

Các tính vị trong y học cổ truyền
Các tính vị trong y học cổ truyền

Riêng với bệnh sỏi thận, chế độ dinh dưỡng lại đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi sỏi thận hình thành cũng xuất phát từ việc dinh dưỡng bất cân bằng. Vì vậy, nếu không thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý, dù cho sử dụng các phương pháp điều trị bệnh nào thì bệnh cũng không được chữa khỏi hoàn toàn, chưa kể khả năng hình thành sỏi mới sẽ vẫn tiếp diễn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh về lâu về dài. 

Lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh sỏi tiết niệu

Bên cạnh lựa chọn phương pháp điều trị bệnh phù hợp, người bị sỏi tiết niệu cũng cần phải quan tâm đến một chế độ dinh dưỡng đúng cách nhằm làm chậm quá trình hình thành sỏi, cải thiện tình trạng bệnh và giảm nguy cơ tái phát về sau.

Hiểu được điều này đội ngũ chuyên gia bác sĩ Nhất Nam Y Viện khi thăm khám chữa bệnh sỏi tiết niệu cho hàng ngàn bệnh nhân đã hoàn thiện lộ trình dinh dưỡng cụ thể như sau:

  • Buổi sáng:

Đối với người bị sỏi tiết niệu, thức ăn sử dụng vào buổi sáng bao gồm: Đường, tinh bột, nhóm sinh tố gồm rau củ quả trên cao. Để đa dạng các món ăn, người bệnh có thể chủ động chế biến theo nhiều dạng như cháo, súp, xôi,chè với các loại tinh bột, riêng hoa quả có thể ăn tươi hoặc xay sinh tố, ép nước kèm với các loại rau quả.

Lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh sỏi tiết niệu bữa sáng
Lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh sỏi tiết niệu bữa sáng

Nhóm thức ăn này được các chuyên gia bác sĩ khuyên sử dụng vào buổi sáng vì sau một đêm dài, cơ thể đã tiêu hao nhiều năng lượng để tiêu hóa bữa ăn tối hôm trước nên cần nhiều nhiên liệu bù đắp cho sáng hôm sau. Chưa kể, khi thức dậy lượng đường trong máu giảm, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các cơ và não, thì việc tiếp nạp nhóm thức ăn này vào trong cơ thể sẽ bổ sung được lượng đường cần thiết.  

Ngược lại, nếu buổi sáng không tiếp nạp đủ nhóm thức ăn này sẽ khiến người bệnh dễ bị thiếu năng lượng, nhanh đói vào cuối ngày và thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó tập trung vào các hoạt động làm việc, vui chơi trong ngày.

Lưu ý: Buổi sáng bộ não của con người kiêng kỵ nhất là muối, do đó mà người bệnh chỉ nên ăn ngọt là tốt nhất.

  • Buổi trưa:

Nếu cơ thể lạnh (âm): Lưỡi nhợt, tay chân lạnh, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu trong, khí sắc kém,… thì bệnh nhân nên lựa chọn nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm và tinh bột. Song song với đó cần kết hợp thêm các loại củ, các loại hạt họ  đậu, các loại rau thơm,… cũng như bổ sung các vị cay từ gừng, tiêu,… hoặc vị chát như hoa chuối, chuối xanh, nõn ổi, lá mơ, sung,… Nhờ đó mà các món ăn khi chế biến sẽ trở nên đa dạng và hấp dẫn hơn về mặt khẩu vị, nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng dinh dưỡng khi nạp vào cơ thể.

Người bệnh hoàn toàn có thể chế biến thức ăn dưới dạng chiên xào.

Các bác sĩ chuyên gia của Trung tâm Dinh Dưỡng Nhất Nam Y Viện cũng chia sẻ thêm rằng với cơ thể lạnh nên ăn nhiều thực phẩm có tính ôn để ổn định thể trạng vốn có của mình. Việc bổ sung các gia vị có tính ấm trong quá trình chế biến các món ăn sẽ giúp cân bằng âm dương cho cơ thể. Và người bệnh cũng cần đặc biệt lưu ý không nên ăn hoặc hạn chế ăn các vị chua, đắng vì cơ thể đang thiên về lạnh (âm). Nếu không tình trạng bệnh sẽ diễn tiến theo chiều hướng xấu hơn, cũng như ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh sỏi tiết niệu bữa trưa
Lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh sỏi tiết niệu bữa trưa

Nếu cơ thể nóng (dương): Lưỡi đỏ, ít tiểu, nước tiểu vàng, người nóng thì người bệnh nên lựa chọn nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm và tinh bột, kết hợp thêm là rau quả non, nhiều hạt như bầu bí, mướp, dưa leo, khổ qua, rau xanh,…

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên sử dụng các vị chua, đắng (tuần 2 – 3 lần) nhằm cân bằng âm dương trong cơ thể. Đặc biệt người bệnh cũng nên lưu ý hạn chế ăn các vị cay, chát nếu không sẽ khiến thể âm ngày càng bị thiếu hụt trầm trọng.

Để cơ thể dễ dàng hấp thụ nhóm thức ăn này, người bệnh có thể chủ động chế biến các món ăn dưới dạng salad, luộc, canh rau, canh chua, hấp, hoặc kho nhạt. Đối với người bệnh có nước tiểu vàng thì nên chủ động uống nhiều nước trong ngày, ăn nhiều loại trái cây rau quả có tính ngọt để giải nước tiểu sao cho chuyển sang màu trong vàng là ổn.

  • Buổi tối:

Riêng về buổi tối, người bệnh nên lựa chọn nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm có trong động – thực vật (ưu tiên đạm thực vật), kết hợp với chất béo từ mỡ, các loại hạt đậu béo, đậu phộng, gia vị cay như gừng, sả, tiêu, nghệ, tỏi,…

Lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh sỏi tiết niệu bữa tối
Lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh sỏi tiết niệu bữa tối

Thêm vào đó là nhóm nguyên tố từ các loại củ mọc dưới mặt đất như họ khoai, củ sen, ấu, rong biển,…chứa nhiều loại axit amin cần thiết cho cơ thể phát huy nhiều tác dụng tăng cường sức khỏe của ruột, cải thiện mạch máu, ức chế cholesterol,…

Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung thêm vị chát (tuần 2 – 3 lần). Và món ăn nên chế biến dưới dạng chiên, xào để cơ thể dễ hấp thu các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. 

Chú ý: Lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh sỏi tiết niệu này sẽ có những điều chỉnh nhất định dựa trên kết quả thăm khám chẩn đoán cơ địa, thể trạng, diễn tiến của bệnh nhân. 

Một số lưu ý giúp người bệnh cân bằng dinh dưỡng trong điều trị

Để nhanh chóng cải thiện sức khỏe, hỗ trợ điều trị sỏi thận trong quá trình sử dụng liệu trình bài thuốc, bên cạnh tuân thủ lộ trình dinh dưỡng từ đội ngũ chuyên gia bác sĩ của Trung tâm Dinh dưỡng Nhất Nam Y Viện, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Hạn chế muối đường: Muối là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh sỏi tiết niệu, vì vậy người bệnh chỉ nên ăn tối đa 3gr muối/ ngày để giúp quá trình điều trị được tối ưu, cũng như tránh các biến chứng về sau.
  • Đường cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng gốc oxalate là thành phần gây sỏi, vì vậy người bệnh cũng hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt.
  • Tránh ăn nhiều protein: Theo các chuyên gia, protein và bệnh sỏi thận có mối liên quan mật thiết, cụ thể khi cơ thể hấp thụ quá nhiều đạm sẽ làm tăng lượng axit, canxi, phốt pho có trong nước tiểu. Vì vậy, người bệnh sỏi thận chỉ nên nạp các thực phẩm giàu đạm ở mức khoảng 200g protein mỗi ngày.
  • Hạn chế thực phẩm nhiều kali: Chất kali nếu có nhiều trong máu sẽ gây áp lực lên thận, gây cản trở quá trình thận đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, gia tăng nguy cơ hình thành sỏi. Vì vậy đối với người bị sỏi thận nên hạn chế ăn uống các loại thực phẩm giàu kali như quả dưa hấu, quả cà chua, đậu đen, củ cải,…
Hạn chế thực phẩm chứa nhiều kali
Hạn chế thực phẩm chứa nhiều kali
  • Hạn chế rượu bia, đồ uống có cồn, các chất kích thích: Việc dung nạp các loại đô uống này sẽ khiến gan thận phải hoạt động liên tục để thải độc, gián tiếp gây ra tình trạng kết tủa và hình thành sỏi thận.

Có thể thấy chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và kiểm soát bệnh sỏi thận. Vì vậy người bệnh bên cạnh lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cũng nên tuân thủ một chế độ dinh dưỡng khoa học để bệnh được đẩy lùi, tránh để sỏi tái lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Để biết thêm thông tin chi tiết lộ trình dinh dưỡng trong điều trị bệnh sỏi tiết niệu sao cho phù hợp với thể trạng cơ địa diễn tiến bệnh của bản thân, bạn chủ động liên với Trung tâm Dinh Dưỡng Nhất Nam Y Viện qua thông tin sau: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *