14 Nguyên Nhân Khiến Bạn Ngủ Dậy Bị Đau Đầu Và Cách Điều Trị

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Nhiều người ngủ dậy bị đau đầu thường xuyên đến mức coi đó là điều bình thường, không cần để ý. Tuy nhiên, nếu cứ kéo dài sẽ gây ra nhiều tác hại, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy tại sao ngủ dậy hay bị đau đầu? Làm cách nào để điều trị ngủ dậy đau đầu? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về nguyên nhân và lựa chọn được phương pháp chữa trị hiệu quả nhất!

Nguyên nhân ngủ dậy bị đau đầu buổi sáng 

Có rất nhiều nguyên nhân sáng ngủ dậy bị đau đầu, trong đó vài lý do khiến mọi người “giật mình” nhận ra những thói quen tưởng chừng như vô hại lại chính là “thủ phạm” khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi. Một trong số những tình trạng tồi tệ này chính là chứng đau đầu sau khi ngủ dậy. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng ngủ dậy bị đau đầu

Mất ngủ

Một trong số những nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ dậy hay đau đầu, nhất là vào buổi sáng. Bởi tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ và gây ra thiếu ngủ. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, những người bị rối loạn giấc ngủ có nguy cơ đau đầu buổi sáng cao gấp 2 – 8 lần so với người ngủ đủ giấc. Khi mất ngủ sẽ khó chìm vào giấc ngủ khiến tâm trạng bứt rứt, khó chịu hoặc hay thức giấc trong khi ngủ.

Nhiều người khi bị mất ngủ triền miên đã sử dụng thuốc ngủ để dễ chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn. Vì vậy, nếu không may gặp tình trạng này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được nghe tư vấn thay vì tự ý dùng thuốc ngủ.

Hiện nay, điều trị chứng mất ngủ có thể dùng thuốc, điều trị hoặc kết hợp cả trị liệu và thuốc. Chữa dứt điểm mất ngủ sẽ giúp bạn dễ dàng ngủ đủ giấc hơn và tình trạng sau khi ngủ dậy bị đau đầu cũng được cải thiện. 

ngu day bi dau dau
Ngủ dậy bị đau đầu là tình trạng thường gặp ở mọi người

Stress hoặc trầm cảm

Ngoài mất ngủ, lo lắng và trầm cảm cũng là các yếu tố khiến ngủ dậy hay bị nhức đầu. Bởi lẽ, khi tâm trạng căng thẳng, áp lực vì bất cứ lý do nào sẽ dẫn đến khó ngủ. Ngủ không đủ giấc hoặc gián đoạn giấc ngủ không tránh khỏi tình trạng đầu đau nhức, cơ thể uể oải, mệt mỏi vào ngày hôm sau. 

Trong trường hợp nghi ngờ bản thân có dấu hiệu về sức khỏe tâm thần, người bệnh nên đến gặp bác sĩ sớm để được bắt “đúng bệnh”. Nếu gặp phải tình huống này, người bệnh thông thường sẽ được chỉ định sử dụng thuốc hoặc kết hợp thuốc với các phương pháp trị liệu khác để cải thiện bệnh lý. 

Ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ 

Ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ cũng là nguyên nhân gây gián đoạn giấc ngủ, từ đó dẫn đến tình trạng sáng ngủ dậy bị đau đầu chóng mặt. Ngáy cũng được xem là một triệu chứng của ngưng thở khi ngủ. 

Điều này khiến khó ngủ sâu giấc, dễ gặp ác mộng, đầu và cơ thể bị đau nhức vào buổi sáng do thiếu oxy. Thông thường, cơn đau đầu liên quan đến ngưng thở khi ngủ dài nhất khoảng 30 phút. Triệu chứng ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ được điều trị bằng các thiết bị đặc biệt như máy áp lực dương liên tục.

Ngủ dậy bị đau đầu do nghiến răng 

Thói quen nghiến răng là một trong những vấn đề về rối loạn giấc ngủ gây ra tình trạng nhức đầu khi thức dậy. Bởi khớp thái dương kết nối hàm với hộp sọ nên khi tạo áp lực liên tục lên khớp bằng việc nghiến răng sẽ dễ gây đau đầu khi ngủ dậy. Trường hợp này, cơn đau thường xuất hiện ở 2 bên thái dương và đau âm ỉ. 

Phương pháp điều trị phổ biến nhất là dùng các dụng cụ bảo vệ răng. Bên cạnh đó, người gặp tình trạng này có thể áp dụng một vài kỹ thuật thư giãn trước khi ngủ hoặc thở sâu để khắc phục nghiến răng khi ngủ. 

ngu day bi dau dau
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau đầu khi ngủ dậy

Căng cơ cổ

Căng cơ cổ trong lúc ngủ cũng có thể là tác nhân dẫn đến tình trạng nhức đầu vào buổi sáng. Chính vì vậy, nên chọn mua gối giữ cho đầu và vị trí cổ ở vị trí tương tự như khi đang đứng. Gối mềm quá sẽ không giữ cổ và cột sống đúng cách. Gối cứng quá sẽ khiển cổ cao hơn bình thường, dễ tổn thương cơ cổ gây đau nhức.

Sử dụng chất kích thích 

Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,… là tác nhân gây ra tình trạng mất ngủ nếu bị lạm dụng quá nhiều. Chúng khiến bạn khó đi vào giấc ngủ vì cafein có trong những thức uống đó có tính lợi tiểu. Vì thế khi dùng nhiều sẽ dễ đi tiểu nhiều lần trong đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Từ đó, dẫn đến hiện tượng đau đầu khi thức dậy. 

Có nhiều người cho rằng uống rượu sẽ khiến cơ thể thấm mệt, dễ chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, điều này không đúng. Thực tế, nếu uống nhiều hơn 600ml rượu trước khi ngủ sẽ gây xáo trộn nửa giấc ngủ cuối. Người uống sẽ ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh dậy nửa đêm và khó ngủ lại. 

Mang thai

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ thường xuyên mệt mỏi, họ có xu hướng muốn ngủ trưa nhiều hơn và thấy đau nhức đầu mỗi khi thức dậy. Các yếu tố gây ra tình trạng này ở phụ nữ mang thai bao gồm: 

  • Mất nước.
  • Đường trong máu thấp.
  • Sung huyết.
  • Nội tiết tố.

Vì thế, để cải thiện tình trạng này, mẹ bầu nên cung cấp đủ nước cho cơ thể nhưng không nên uống nhiều loại nước có caffeine và nên ăn uống điều độ. Trường hợp cơn đau đầu mãi không khỏi, mẹ bầu nên tìm gặp bác sĩ sản khoa để được tư vấn kỹ hơn. 

ngu day bi dau dau
Sử dụng chất kích thích nhiều khiến ngủ dậy bị đau đầu

Ngủ sai tư thế

Việc ngủ sai tư thế như đầu không thẳng cổ, sử dụng gối ngủ cứng hoặc quá cao, hay nằm nghiêm hoặc nằm úp một chỗ dễ gây ra tình trạng ngủ dậy bị đau đầu, cơ thể uể oải, mệt mỏi. Với những người làm việc văn phòng, việc ngủ trưa gục trên bàn cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đầu khi ngủ dậy. Bởi khi ngồi ngủ, máu không lưu thông đến não dẫn đến thiếu máu lên não, gây đau đầu, ù tai,…

Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ

Thói quen làm việc trên máy tính, chơi game trên các thiết bị điện tử, nghe gọi, nhắn tin ở điện thoại quá lâu trước khi ngủ,… không chỉ khiến khó ngủ mà còn làm eo hẹp thời gian ngủ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ. Đây là nguyên nhân gây ra những cơn đau đầu khi thức dậy. Đặc biệt, thức khuya để sử dụng thiết bị điện tử, đi ngủ trễ chính là “thủ phạm” gây ra những cơn nhức đầu khi thức dậy.

Chế độ ăn uống chưa khoa học, không đủ dinh dưỡng

Thực đơn ăn uống nghèo nàn, thiếu dinh dưỡng đặc biệt là canxi, sắt,… sẽ khiến cơ thể bị suy yếu và đau nhức, gây ra hiện tượng thiếu máu và dễ mệt mỏi khi ngủ dậy. Ngoài ra, nếu sử dụng thuốc lá trong thời gian dài sẽ khiến phổi tổn thương, làm giảm oxy trong máu. Cơ thể không được cung cấp đủ oxy càng uể oải, mệt mỏi.  

Do bệnh lý đau nửa đầu

Hiện nay, nhiều chị em phụ nữ mắc căn bệnh đau nửa đầu khiến người bệnh khi ngủ dậy có cảm giác mệt mỏi, đầu đau nhức. Những cơn không xuất hiện ở vị trí cố định, có thể ở bên trái, bên phải đầu, thậm chí sau gáy. 

Nếu người bệnh xuất hiện tình trạng này kèm biểu hiện chói mắt, tai đau nhói khó chịu khi thấy ánh sáng và tiếng ồn thì phải đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám, điều trị.

ngu day bi dau dau
Chế độ ăn uống không hợp lý khiến cơ thể mệt mỏi, ngủ dậy đau đầu

Ăn uống không phù hợp trước khi ngủ

Sử dụng một số đồ uống như trà đặc, cà phê, bia rượu, socola,… trước khi ngủ dễ gây ra tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, hay bị giật mình tỉnh dậy lúc nửa đêm hoặc có thể làm giấc ngủ bị kéo dài hơn. Như thế, khi thức dậy vào sáng hôm sau, cơ thể sẽ bị mệt mỏi, uể oải, mất sức và đầu bị đau nhức. 

Ngoài ra, các đồ ăn vặt như bánh kẹo, đồ chiên rán, sữa bò,… ăn trước khi ngủ sẽ làm mất cân bằng lượng đường trong cơ thể, gây ra tình trạng mệt mỏi khi ngủ dậy.

Ngồi làm việc ngay sau khi vừa ngủ dậy

Nhân viên văn phòng thường ngồi làm việc ngay sau khi ngủ trưa dậy. Tuy nhiên đây là điều không nên, dù có bận đến mấy cũng nên hoạt động nhẹ nhàng khoảng 5-10 phút trước khi xử lý công việc. Bởi khi vừa thức dậy, dư âm giấc ngủ vẫn còn, đầu óc chưa đủ tỉnh táo hoàn toàn nên việc ngồi làm việc ngay sẽ khiến cơ thể uể oải. 

Buổi sáng, buổi trưa ngủ dậy bị đau đầu do ngủ quá nhiều

Giấc ngủ được cho là đảm bảo tiêu chuẩn sẽ dao động khoảng 7 – 8 tiếng ban đêm và 30 phút – 1 tiếng buổi trưa. Khi ngủ quá thời gian cho biết, cơ thể dần chuyển từ ngủ nông đi vào ngủ sâu. Điều này gây ức chế khu thần kinh trung ương khiến lượng máu lên não giảm và quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị chậm lại. Chính vì thế, khi thức dậy dù trưa hay sáng đều sẽ thấy cơ thể mệt mỏi, chóng mặt và đầu đau nhức. 

ngu day bi dau dau
Ngủ đủ giấc sẽ cải thiện tình trạng đau đầu khi ngủ dậy

Điều trị ngủ dậy bị đau đầu bằng cách nào? 

Dù do bất kỳ nguyên nhân nào, đau đầu khi ngủ dậy đều khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công việc. Để cải thiện tình trạng này có thể áp dụng một vài biện pháp dưới đây: 

  • Điều trị bằng thuốc Tây: Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol, Aspirin,… để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, các loại thuốc Tây dễ tiềm ẩn tác dụng phụ nên người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc điều trị tại nhà.
  • Sử dụng tinh dầu bưởi và cam: Người bệnh gọt vỏ bưởi và cam rồi nặn ra tinh dầu thoa lên vùng thái dương. Ngoài ra cũng có thể ngửi trực tiếp tinh dầu từ 2 loại vỏ này khi những cơn đau đầu xuất hiện. 
  • Áp dụng massage, châm cứu: Massage giúp giảm căng thẳng, kích thích hệ thần kinh, giảm đau nhức và cải thiện lưu thông máu. Còn châm cứu làm giảm cơn đau mãn tính, cải thiện tinh thần, giảm căng thẳng, stress, đặc biệt là tình trạng đau đầu. 
  • Xông lá: Đây là mẹo dân gian nhưng đến nay vẫn được nhiều người sử dụng vì hiệu quả cực tốt. Những loại lá cần để xông gồm lá bưởi, lá sả, lá chanh,…. Mang tất cả rửa sạch, cho vào nồi đun sôi khoảng 15 phút. Tiếp đó, mở hé vung nồi xông, trùm chăn kín người để giúp hơi không bị thoát ra ngoài, tiến hành xông cho đến khi hết hơi nóng. 

Bên cạnh những biện pháp này, người bệnh nên kết hợp với việc cân bằng thời gian sinh hoạt, ngủ đủ giấc, ăn uống đủ chất dinh dưỡng,… để đạt hiệu quả tối ưu nhất. 

ngu day bi dau dau
Có thể sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện đau đầu khi ngủ dậy

Làm sao để tránh ngủ dậy bị đau đầu?

Từ những nguyên nhân dẫn đến ngủ dậy hay bị đau đầu có thể thấy, để tránh tình trạng này xảy ra nên thực hiện các thói quen lành mạnh bao gồm: 

  • Ngủ đủ giấc: Cố gắng đi ngủ sớm, thức dậy đúng giờ mỗi sáng và ngủ đủ giấc. Đối với người trưởng thành nên ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày vào ban đêm và khoảng 30 phút-1 tiếng buổi trưa. 
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người hay gặp tình trạng đau đầu khi ngủ dậy tốt hơn. Nên bổ sung thêm trái cây, rau củ tươi, các thực phẩm từ sữa, các loại cá, ngũ cốc và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp lưu thông máu tốt, ngăn ngừa đau đầu.
  • Không sử dụng các chất độc hại:  Loại bỏ các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê và hạn chế ăn thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn. Đây không chỉ là những thực phẩm độc hại không có lợi cho sức khỏe mà chúng còn khiến bạn dễ bị mất ngủ. 
  • Tập thể dục: Duy trì thể dục, thể thao 30 phút mỗi ngày sẽ giúp cơ thể luôn được thư giãn, không căng thẳng dễ chìm vào giấc ngủ, ngăn chặn ngủ dậy bị đau đầu chóng mặt. Một số bài tập giúp giảm căng thẳng có thể áp dụng gồm yoga, aerobic hay thái cực quyền. 
  • Thăm khám y tế: Việc thăm khám y tế thường xuyên cũng là điều mà bạn nên thực hiện để sớm phát hiện bệnh lý nếu có. Đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để bệnh tiến triển, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng.

Nói chung đau đầu khi ngủ dậy không còn xa lạ với mọi người nhưng nên điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến đời sống, công việc hàng ngày. Trên đây là toàn bộ thông tin về căn bệnh này. Hi vọng sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, sớm cải thiện tình trạng ngủ dậy đau đầu, mệt mỏi, hạn chế biến chứng không đáng có trong tương lai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *