Tiểu rắt ra máu cảnh báo bệnh gì? Nhận biết và phương pháp điều trị

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Tiểu rắt ra máu là biểu hiện bất thường của hệ bài tiết gây ra không ít phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Đây còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm như: Viêm tiết niệu, viêm bàng quang,…Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho người bệnh.

Nguyên nhân gây tiểu rắt ra máu? Tiểu ra máu là bệnh gì?

Nước tiểu của người khỏe mạnh sẽ có màu vàng đậm hoặc nhạt tùy vào lượng nước bạn bổ sung hàng ngày. Dòng tiểu đều và không có cảm giác khó chịu khi đi tiểu. Tuy nhiên nếu thấy nước tiểu có màu khác lạ như : Nâu, đỏ tươi,…kèm theo thường xuyên buồn tiểu nhưng lượng nước tiểu bài tiết ra mỗi lần lại rất ít thì có thể bạn đang bị tiểu rắt ra máu.

Đi tiểu ra máu được chia thành 2 loại: Tiểu máu vi thể và tiểu máu đại thể.

  • Tiểu máu vi thể: Là khi mắt thường không thể phân biệt được và phải dùng các xét nghiệm mới cho ra kết quả.
  • Tiểu máu đại thể: Ngược lại với tiểu máu vi thể thì ở đây có thể nhìn rõ trong nước tiểu có lẫn máu. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà màu nước tiểu sẽ thay đổi khác nhau.

Tiểu rắt ra máu là bệnh gì? Có rất nhiều nguyên nhân gây tiểu rắt ra máu và được chia thành hai nhóm nguyên nhân chính: Do sinh lý và bệnh lý.

tieu rat ra mau
Các nguyên nhân gây bệnh có thể là do sinh lý hoặc bệnh lý

Các yếu tố sinh lý thường không gây hậu quả nghiêm trọng và có thể cải thiện bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt. Một vài nguyên nhân điển hình có thể kể đến như:

  • Viêm nhiễm bộ phận sinh dục do không vệ sinh sạch sẽ hoặc vệ sinh quá mức khiến vùng kín bị tổn thương dẫn đến tình trạng tiểu rắt ra máu
  • Quan hệ tình dục không đúng tư thế, thô bạo, bệnh hoạn khiến vùng kín bị nhiễm trùng và tổn thương
  • Rối loạn hoocmon, căng thẳng cũng khiến tình trạng này xảy ra
  • Do ăn thực phẩm có chất tạo màu hoặc màu tự nhiên có màu đỏ như: Củ dền, rau dền, dâu tằm
  • Sau khi hết kỳ kinh nguyệt đôi khi nước tiểu có lẫn máu do lượng máu kinh còn đọng lại ở âm đạo.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh: Thuốc chống đông máu, thuốc chống viêm,..

Ngoài ra, hầu hết các trường hợp tiểu rắt ra máu là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu, chủ yếu gồm:

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh không hiếm gặp ở cả nam và nữ. Các vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây tổn thương niệu đạo, cầu thận,  bàng quang,…

Bệnh thường có các biểu hiện:

  • Tiểu rắt tiểu ra máu (Ở phụ nữ còn ngứa rát vùng kín, đau đớn khi quan hệ)
  • Đi tiểu nhiều, đau vùng hạ vị, nước tiểu có lẫn máu
  • Sốt cao, buồn nôn, đau mỏi vùng lưng ở hai bên sườn

Sỏi đường tiết niệu

Đường tiết niệu có sỏi cũng gây ra tình trạng tiểu rắt, tiểu ra máu. Sỏi tiết niệu nằm ở các vị trí khác nhau: Sỏi kẹt trong niệu đạo, sỏi bàng quang, sỏi thận,… Khi sỏi thay đổi vị trí sẽ gây tổn thương cho các niêm mạc đường tiết niệu.

Bệnh thường có các biểu hiện:

  • Tiểu rắt ra máu có màu hồng nhạt đến đỏ tùy theo mức độ tổn thương
  • Có những cơn đau đột ngột, quặn thắt khi vận động
  • Xuất hiện những cơn đau từ hố thắt lưng lan về phía rốn và hố chậu
  • Nôn mửa, sốt cao, ăn uống kém ngon miệng

Viêm nhiễm cầu thận

Cầu thận bị tổn thương do vi khuẩn liên cầu, phế cầu gây nên bệnh viêm cầu thận và liên quan đến các bệnh như: Đái tháo đường, viêm mạch thận,…

Bệnh thường có các biểu hiện:

  • Trong nước tiểu có nhiều bọt do chứa protein, có màu hồng do lẫn máu hoặc có màu vàng đậm hơn bình thường
  • Người nhiễm bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, huyết áp cao và lượng cholesterol cao
  • Xuất hiện tình trạng phù nề trên cơ thể do bị tích nước

Xuất hiện các khối u ở hệ tiết niệu

Khi bị tiểu rắt, tiểu ra máu cũng không loại trừ có khối u ở hệ tiết niệu. Khi mới xuất hiện các khối u thì triệu chứng không rõ ràng nên đôi khi người bệnh cũng không biết mình đang có u. Nếu không sớm phát hiện thì các khối u sẽ phát triển, xâm lấn trên diện rộng gây nguy hiểm

Bệnh thường có các biểu hiện:

  • Tiểu rắt tiểu ra máu, cơ thể mệt mỏi
  • Ăn uống không ngon miệng, sụt cân, đau bụng dưới

Viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở đàn ông độ tuổi trung niên. Ngoài viêm tuyến tiền liệt thì đi tiểu rắt ra máu còn là dấu hiệu của u xơ hoặc ung thư tuyến tiền liệt.

Bệnh thường có các biểu hiện:

  • Đi tiểu rắt, tiểu ra máu hoặc mủ kèm sốt cao, rét run
  • Đau ở các bộ phận trực tràng, dương vật, cơn đau tăng lên khi quan hệ, tuyến tiền liệt sưng to.

Bệnh lý về máu

Tiểu rắt ra máu là bệnh gì? Đây cũng có thể là các dấu hiệu của bệnh máu khó đông, bạch cầu mãn và cấp tính. Nam giới thường dễ bị bệnh bạch cầu hơn nữ giới.

Các bệnh lý về máu như bệnh máu khó đông, bạch cầu cấp và mãn tính cũng có thể gây ra tình trạng tiểu rắt, tiểu ra máu. Theo thống kê thì tỷ lệ nam mắc bệnh này nhiều hơn nữ.

Bệnh thường có các biểu hiện:

  • Khó thở, mệt mỏi kèm tiểu rắt ra máu
  • Có đốm xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng

Viêm nhiễm âm đạo

Theo thống kê thì có gần 80% phụ nữ từng bị viêm âm đạo do nấm và thường gặp nhất ở phụ nữ đang độ tuổi sinh sản. Bệnh do vi khuẩn trong âm đạo phát triển quá mức gây kích ứng, sưng viêm.

Bệnh thường có các biểu hiện:

  • Ra nhiều khí hư, ngứa ngáy âm hộ
  • Cảm giác đau khi quan hệ, vùng da quanh âm hộ sưng đỏ
  • Khi bị viêm nặng có thể gây ra tiểu buốt, tiểu rắt ra máu

Bệnh tiểu rắt ra máu có nguy hiểm không?

tieu rat ra mau
Tiểu rắt kèm ra máu có nguy hiểm không

Tiểu rắt ra máu nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Nếu là nguyên nhân sinh lý thì sau một thời gian sẽ hết và không cần điều trị. Tuy nhiên nếu triệu chứng trên thuộc nguyên nhân bệnh lý thì cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không chữa trị dứt điểm sẽ gây ra một số tình trạng :

  • Chức năng tình dục bị suy giảm: Nam giới mắc các bệnh về tuyến tiền liệt nên sẽ ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng. Nữ giới thường sẽ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa gây cản trở quá trình thụ thai.
  • Biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe: Đi tiểu rắt kèm ra máu nếu để lâu không chữa trị có thể dẫn tới ung thư. Gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Người bị đái rắt ra máu kéo dài sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, không dám đi tiểu nhiều. Điều này vô tình làm cho bệnh ngày càng nặng thêm.
  • Nguy cơ mất máu, thiếu máu: Nếu tiểu ra nhiều máu sẽ dẫn tới mất máu. Da dẻ xanh xao, hoa mắt, mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.

Xem thêm

Phương pháp chẩn đoán bệnh tiểu rắt ra máu

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ thường tiến hành các thủ thuật xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm hồng cầu ở nước tiểu
  • Tìm các tế bào ác tính bằng các xét nghiệm tế bào niệu
  • Siêu âm tiết niệu– thận
  • Thực hiện xét nghiệm lượng protein niệu 24 giờ
  • Soi bàng quang
  • Định lượng các Ig
  • Chụp bể thận ngược dòng
  • Chụp cắt lớp
  • Sinh tiết thận
tieu rat ra mau
Các phương pháp chuẩn đoán giúp xác định nguyên nhân gây bệnh

Các cách điều trị bệnh đem lại hiệu quả cao

Sau khi xác định được nguyên nhân và mức độ, tình trạng của bệnh, việc cần làm là tìm ra phương án điều trị phù hợp nhất. Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với những đối tượng và thể trạng nhất định, cụ thể:

Điều trị bằng mẹo dân gian

Sử dụng các nguyên liệu dễ tìm có thể giúp người bệnh điều trị hiệu quả chứng đái rắt kèm ra máu thể nhẹ:

  • Sử dụng rau mồng tơi: Mồng tơi là loại rau quen thuộc trong bữa ăn gia đình. Theo y học cổ truyền thì mồng tơi có tính hàn, vị ngọt, lành tính. Người bị tiểu rắt ra máu có thể ăn mồng tơi hàng ngày hoặc đun lấy nước uống.
  • Sắn dây: Bột sắn dây có tính mát, thanh nhiệt giúp thông đường tiết niệu. Củ sắn dây bỏ vỏ, rửa sạch. Sau đó thái từng lát mỏng rồi mang phơi khô, cuối cùng nghiền ra thành bột mịn. Mỗi lần pha một thìa nhỏ với nước uống.
  • Bí xanh: Cũng giống như mồng tơi, bí xanh là loại thực phẩm có tính mát và dễ chế biến. Là món ăn để chữa tiểu rắt tiểu ra máu. Bạn chỉ cần giã rồi lọc lấy nước cốt hòa cùng một chút muối để uống mỗi ngày.

Điều trị theo Tây Y

Tây y điều trị bệnh mang lại tác dụng nhanh chóng và hiệu quả tuy nhiên có thể gây ra một vài phản ứng phụ đối với từng cơ địa.

Điều trị nội khoa bằng thuốc

  • Sử dụng thuốc có tác dụng cầm máu: các Transamin ( Uống hoặc truyền qua tĩnh mạch)
  • Điều trị kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng: Kháng sinh nhóm Quinolon, Sulfamid. Nếu bệnh nặng có thể kết hợp thêm các nhóm kháng sinh khác để tăng hiệu quả.
  • Chỉ định truyền thêm máu nếu bị mất nhiều máu.

Điều trị ngoại khoa phẫu thuật: Chỉ định can thiệp ngoại khoa nếu xảy ra tình trạng tắc nghẽn do máu cục ở đường tiết niệu. Khi này sẽ lấy hoặc dẫn lưu máu cục ra khỏi bàng quan trước, sau đó sẽ giải quyết đến bệnh lý.

tieu rat ra mau
Điều trị bệnh bằng Tây y có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn

Những lưu ý cần ghi nhớ khi mắc bệnh tiểu rắt ra máu

Điều trị bệnh có hiệu quả hay không không chỉ phụ thuộc vào việc dùng thuốc, các vấn đề liên quan đến sinh hoạt hằng ngày cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chữa bệnh. Tốt hơn hết, người bệnh tiểu rắt ra máu cần ghi nhớ:

  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: Rượu bia, thuốc lá, cafe khiến đường tiểu và bàng quang bị kích thích
  • Uống nhiều nước mỗi ngày (tối thiểu 1 đến 2 lít nước)
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Ăn nhiều chất xơ, vitamin và các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác.
  • Không nên ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc quá mặn vì lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và chức năng của thận.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, ăn ngủ điều độ để cơ thể không bị suy nhược, mệt mỏi.
tieu rat ra mau
Phòng tránh bệnh bằng cách uống đủ nước mỗi ngày

Qua bài viết chắc các bạn đã hiểu được tiểu rắt ra máu có nguy hiểm như thế nào? Mong rằng với những thông tin chúng tôi cung cấp bạn đọc sẽ có cách đề phòng và chữa bệnh tiểu rắt ra máu hiệu quả. Hãy luôn tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và giữ tinh thần lạc quan để quá trình điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Gợi ý cho bạn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *