Viêm đài bể thận là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Viêm đài bể thận là tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu khá phổ biến. Tình trạng này có những triệu chứng rất rõ rệt khi đi tiểu buốt và có lẫn máu hoặc mủ. Tuy là tình trạng nguy hiểm nhưng bệnh có thể được kiểm soát hoàn toàn sau khi điều trị.

Viêm đài bể thận là gì? Triệu chứng bệnh

Viêm đài bể thận hay còn gọi là tình trạng nhiễm trùng thận là một nhiễm trùng ở đường tiết niệu có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Bệnh có thể xuất hiện do vi khuẩn tấn công niệu đạo và di chuyển đến bàng quang sau đó tác động đến thận.

Viêm đài bể thận bao gồm hai dạng cấp tính và mãn tính. Trong đó viêm đài bể thận cấp là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính tại các đài thận hoặc bể thận, niệu quản gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu.

Viêm đài bể thận là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, virus gây ra và có thể để lại biến chứng nghiêm trọng
Viêm đài bể thận là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, virus gây ra và có thể để lại biến chứng nghiêm trọng

Viêm đài bể thận mãn tính là tình trạng nhu mô, các mô ở kẽ của thận bị tổn thương, viêm nhiễm tái phát nhiều lần dẫn tới tổn thương mãn tính gây hủy hoại, xơ hóa tổ chức thận.

Thông thường, tình trạng viêm đài bể thận thường có mức độ nặng nề và tiến triển nhanh chóng hơn so với các tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu khác. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể khiến nhiễm trùng lan rộng gây hư hại thận hoặc nhiễm trùng huyết. Một số trường hợp, bệnh nhân có thể tử vong.

Tìm hiểu

Giãn đài bể thận là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị

Các triệu chứng của viêm đài bể thận thường rất rõ ràng và người bệnh có thể quan sát một cách dễ dàng như sau:

  • Người bệnh có cảm giác đau tức và nóng rát khi đi tiểu tiện.
  • Người bệnh có thể đi tiểu nhiều hơn bình thường và đau vùng bụng dưới.
  • Nước tiểu có màu sắc bất thường hoặc có lẫn máu.
  • Nước tiểu không trong, bị đục và mùi hôi rất khó chịu.
  • Có thể tiểu tiện ra máu hoặc lẫn mủ.
  • Người bệnh bị đau ở vùng hông, sườn và lưng thận.
  • Có thể sốt cao và cảm giác ớn lạnh.
  • Một số triệu chứng có thể gặp phải là hiện tượng ăn không ngon, bụng chướng và cơ thể suy nhược, mệt mỏi nhanh chóng.

Các triệu chứng này thường xảy ra đột ngột và dễ nhận biết. Người bệnh cần lưu ý và đến ngay bệnh viện khi có các dấu hiệu trên.

Người bệnh có thể xuất hiện cơn đau lưng thận hoặc vùng bụng dưới
Người bệnh có thể xuất hiện cơn đau lưng thận hoặc vùng bụng dưới

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh

Nguyên nhân quan trọng nhất và trực tiếp gây ra tình trạng nhiễm trùng thận là do vi khuẩn tấn công. Các vi khuẩn có thể tấn công và gây nên tình trạng nhiễm trùng đài bể thận là E. coli, Klebsiella và Enterobacter, Proteus mirabilis.

Các vi khuẩn này có thể tấn công và gây nhiễm trùng đài bể thận thông qua những con đường sau:

  • Nhiễm trùng qua đường máu: Tình trạng nhiễm trùng qua đường máu có tỉ lệ thấp nhưng lại là con đường gây bệnh nguy hiểm nhất. Các vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng ở các cơ quan khác sau đó theo đường máu di chuyển đến thận. Lúc này người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn huyết gây biến chứng cho tim, gan hoặc thận.
  • Nhiễm trùng ngược dòng: Đây là đường nhiễm trùng thường gặp nhất. Vi khuẩn xâm nhập và tấn công các cơ quan tiết niệu bên dưới như bàng quang, niệu đạo… sau đó di chuyển ngược dòng lên thận và gây nhiễm trùng ở cơ quan này.
  • Nhiễm trùng qua đường bạch huyết: Các hạch bạch huyết là mạng lưới có tác dụng bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa nhiễm trùng. Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan này gây nhiễm khuẩn có thể sẽ di chuyển đến các cơ quan khác như đài bể thận.

Ngoài ra, viêm đài bể thận có thể bị lây lan từ các cơ quan lân cận khác khi người bệnh gặp phải nhiễm trùng bàng quang hoặc nhiễm khuẩn cơ quan sinh dục.

Bên cạnh nguyên nhân vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng, một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng thêm nguy cơ bị viêm đài bể thận:

  • Viêm đài bể thận thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới do cấu tạo cơ quan bài tiết, cụ thể là niệu đạo của nữ giới ngắn khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn.
  • Những người mắc bệnh tiểu đường, HIV có hệ miễn dịch bị suy giảm sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Một số bệnh lý như phì đại tuyến tiền liệt hoặc bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang có thể gây tắc nghẽn đường tiểu dẫn đến nhiễm trùng thận.
  • Người bệnh phải sử dụng ống thông tiểu có thể khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang hơn.
  • Hiện tượng trào ngược bàng quang – niệu quản khiến nước tiểu chảy ngược lên thận dẫn tới nhiễm trùng thận.
  • Ngoài ra, những người uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá hoặc phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài có nguy cơ bị viêm đài bể thận cao hơn.

Bệnh viêm đài bể thận có nguy hiểm không?

Thận là cơ quan rất quan trọng của hệ tiết niệu. Tình trạng nhiễm trùng thận nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Một số biến chứng có thể xảy ra khi bị viêm đài bể thận cấp hoặc mãn tính là:

  • Suy thận: Đây là biến chứng rất nguy hiểm khi hiện tượng nhiễm trùng có thể xâm nhập sâu vào mô tế bào dẫn tới thận bị hư hại gây suy giảm chức năng thận vĩnh viễn.
  • Nhiễm khuẩn huyết: Biến chứng nhiễm khuẩn huyết khi vi khuẩn dễ lây lan vào máu, khiến người bệnh phải lọc hoặc thay máu để điều trị.
  • Biến chứng trong thai kỳ: Sảy thai ở phụ nữ là biến chứng có thể gặp phải khi bị viêm đài bể thận. Ngoài ra, tình trạng này có thể gây sinh non hoặc dị tật thai nhi.
  • Tăng huyết áp: Biến chứng tăng huyết áp do nhiễm trùng gây suy giảm chức năng tuyến thượng thận, ảnh hưởng đến khả năng giữ ổn định huyết áp của cơ quan này.

Chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả

Việc chẩn đoán và điều trị viêm đài bể thận cần được thực hiện nhanh chóng khi người bệnh có các triệu chứng lâm sàng. Điều trị kịp thời có thể ngăn ngừa các biến chứng và kiểm soát bệnh hoàn toàn từ 7 đến 14 ngày.

Việc điều trị nhiễm trùng đài bể thận phải được thực hiện nhanh chóng
Việc điều trị nhiễm trùng đài bể thận phải được thực hiện nhanh chóng

Các kỹ thuật chẩn đoán

Bên cạnh việc thăm khám các triệu chứng lâm sàng, một số kỹ thuật dưới đây có thể giúp chẩn đoán viêm đài bể thận một cách chính xác nhất:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Là xét nghiệm quan trọng nhất để phát hiện những bất thường trong nước tiểu và phân tích tổng quan nước tiểu.
  • Xét nghiệm máu: Thực hiện xét nghiệm này nhằm xác định vi khuẩn gây bệnh và theo dõi sự tăng sinh bất thường của bạch cầu. Ngoài ra, các mẫu máu có thể dùng để xác định chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng thận.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Thông qua siêu âm, X quang hoặc chụp CT có thể phát hiện bất thường ở niệu đạo, phát hiện bệnh lý phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận…

Phương pháp điều trị

Sau khi đã chẩn đoán chính xác viêm đài bể thận, bệnh nhân được chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp. Hầu hết các trường hợp viêm đài bể thận cấp tính đều được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh nhằm ức chế hoạt động của vi khuẩn và tránh nhiễm trùng lây lan.

Ngoài ra, trong trường hợp nhiễm trùng mãn tính tái phát nhiều lần, người bệnh có thể được yêu cầu điều trị ngoại khoa bằng phương pháp phẫu thuật.

Điều trị bằng kháng sinh

Các bác sĩ sẽ dựa vào chủng vi khuẩn gây bệnh và mức độ nhiễm trùng để xác định loại kháng sinh và liệu trình sử dụng kháng sinh. Các nhóm kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị viêm đài bể thận là:

Nhóm kháng sinh beta-lactam

  • Cloxacillin: Dùng đường uống. Muỗi ngày dùng 1 đến 3gr thuốc và sử dụng liên tục từ 7 đến 14 ngày.
  • Penicillin: Dùng đường tiêm. Tiêm tại bắp thịt liều từ 2 đến 5 triệu đơn vị/ngày và tiêm liên tục từ 7 đến 14 ngày.
  • Ampicillin: Dùng đường uống từ 2 đến 6gr trong khoảng 7 đến 14 ngày.

Nhóm kháng sinh quinolon: Nhóm này bao gồm Ofloxacin dùng đường uống với liều từ 400 đến 600mg/ngày, dùng liên tục trong 7 ngày.

Nhóm kháng sinh cephalosporine: Cephalexin, Cephapirin hoặc Cephaloridin: Dùng đường uống với liều 2gr/ngày từ 7 đến 10 ngày.

Ngoài các nhóm thuốc kháng sinh điều trị viêm nhiễm, người bệnh có thể được sử dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng như thuốc chống tăng huyết áp, thuốc giảm đau…

Can thiệp ngoại khoa

Đối với trường hợp viêm đài bể thận mãn tính hoặc gây ra biến chứng nguy hiểm cho thận, các bác sĩ sẽ chỉ định những can thiệp ngoại khoa sau đây để điều trị bệnh:

  • Lọc máu nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống cho bệnh nhân khi bị biến chứng suy thận.
  • Nếu thận bị xơ hóa có thể cắt bỏ một bên.
  • Phẫu thuật loại bỏ sỏi thận hoặc điều chỉnh cấu trúc cơ quan tiết niệu.

Cách chăm sóc và phòng ngừa viêm đài bể thận

Bên cạnh các phương pháp điều trị, việc chăm sóc và phòng ngừa viêm đài bể thận rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Người bệnh viêm đài bể thận nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với người bị bệnh thận. Việc ăn gì, uống gì có thể quyết định đến tốc độ hồi phục và hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.

Cần bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin C tăng sức đề kháng cho người bệnh
Cần bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin C tăng sức đề kháng cho người bệnh

Bệnh nhân bị viêm đài bể thận nên bổ sung các thực phẩm tốt cho thận sau đây:

  • Sử dụng nhiều rau xanh và trái cây để cân bằng điện giải, lợi tiểu để giảm áp lực lên thận. Nhóm thực phẩm này bổ sung khoáng chất và vitamin cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Người bệnh cần ăn nhiều sữa chua và các sản phẩm làm từ sữa như phô mai, bơ… Đây là nhóm thực phẩm cung cấp nhiều đạm cho cơ thể, cải thiện tình trạng suy nhược.
  • Nên sử dụng nước ép từ việt quất có tác dụng ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng ở thận và bàng quang rất tốt.
  • Người bệnh cần bổ sung các thực phẩm giàu omega 3 như cá thu, cá hồi hoặc quả bơ.

Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế hoặc kiêng các thực phẩm sau:

  • Kiêng sử dụng những thực phẩm chứa nhiều muối, kali, canxi và đường.
  • Tuyệt đối không được uống rượu bia, trà đặc hoặc cà phê.
  • Nên hạn chế sử dụng các thực phẩm lên men là dưa chua, kim chi, cà muối, giấm…
  • Không nên ăn các thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn.

Các cách phòng tránh bệnh

Để phòng ngừa bệnh viêm đài bể thận và ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng tái phát, mỗi người cần chủ động thực hiện các biện pháp dưới đây giúp giảm nguy cơ mắc bệnh:

  • Cần cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày. Người trưởng thành nên uống từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ chức năng thận.
  • Không nên nhịn tiểu, cần đi tiểu ngay khi có nhu cầu để tránh hình thành sỏi và nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Khi quan hệ tình dục cần vệ sinh vùng kín cẩn thận để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập niệu đạo.
  • Phụ nữ nên thận trọng khi sử dụng dung dịch vệ sinh. Nên chọn các sản phẩm dịu nhẹ và an toàn.
  • Cần kiểm soát đường huyết và điều trị các bệnh sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, viêm bàng quang và giữ cân nặng ở mức hợp lý.

Viêm đài bể thận là tình trạng cấp tính nguy hiểm, người bệnh cần đến ngay bệnh viện khi có dấu hiệu mắc bệnh để điều trị kịp thời. Căn bệnh này có thể được kiểm soát nhanh chóng nếu được điều trị đúng cách. Vì vậy, mỗi người cần chủ động theo dõi sức khỏe của mình để phát hiện và điều trị sớm, giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Xem ngay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *