Ra Huyết Trắng Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Huyết trắng (khí hư) là vấn đề sinh lý quen thuộc đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, ra huyết trắng khi mang thai có phải hiện tượng bình thường hay không? Để mẹ bầu yên tâm hơn trong suốt thời kỳ thai nghén, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những kiến thức hữu ích về tình trạng này. 

Ra huyết trắng khi mang thai là gì?

Huyết trắng hay khí hư là dịch nhầy âm đạo có màu trắng hoặc hơi ngả vàng. Khí hư ra nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào các giai đoạn sinh lý cụ thể của chu kỳ kinh nguyệt cũng như hoạt động của hệ nội tiết. Chúng đảm nhận vai trò giữ ẩm, cân bằng độ pH cho âm đạo và tạo điều kiện cho tinh trùng có thể thuận lợi tiến vào tử cung gặp trứng. 

Xem thêm: Các bạn nữ ra huyết trắng ở tuổi dậy thì là hiện tượng gì?

Huyết trắng hay khí hư là dịch nhầy âm đạo có màu trắng hoặc hơi ngả vàng
Huyết trắng hay khí hư là dịch nhầy âm đạo có màu trắng hoặc hơi ngả vàng

Khí hư bắt đầu xuất hiện khi tới tuổi dậy thì và tiến triển ngay cả trong lúc mang thai. Thậm chí, vào những tháng đầu – giữa của thai kỳ, huyết trắng sẽ có xu hướng xuất hiện nhiều hơn. Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là do sự gia tăng của hormone estrogen cùng lưu lượng máu khiến cơ thể mẹ bầu tiết ra nhiều khí hư hơn. Từ đó giúp ngăn chặn vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào âm đạo của mẹ bầu. 

Ngoài ra, thai nhi sẽ dần lớn lên theo thời gian, tử cung, cổ tử cung và các bộ phận sinh sản khác sẽ có những thay đổi để thích nghi với sự có mặt của bào thai. Chính bởi điều đó mà vùng kín sẽ giãn nở đủ và khí hư sẽ tiết ra nhiều hơn. 

Dấu hiệu nhận biết bà bầu ra huyết trắng khi mang thai

Để biết ra huyết trắng khi có bầu có nguy hiểm không, điều trị thế nào thì trước hết mọi người cần nhận biết được dấu hiệu của chúng. Ở điều kiện bình thường, chị em vẫn ra huyết trắng nhưng hiện tượng này sẽ xuất hiện dày đặc hơn khi mang thai. Các dấu hiệu cụ thể như sau:

  • Đa phần chúng ta đều nghĩ rằng khí hư tiết ra có màu hồng là dấu hiệu cảnh báo chu kỳ kinh nguyệt nhưng đây cũng có thể là máu báo thai. 
  • Âm đạo xuất hiện dịch nhầy màu trắng trong hoặc màu trắng đục, không mùi hay màu sắc bất thường khác thì chị em không cần lo lắng. 
  • Trường hợp mang thai dưới 37 tuần, thai phụ sẽ thấy chất nhầy ra nhiều hơn. Tuy nhiên nếu khí hư không phải màu trắng mà là màu hồng hoặc xuất hiện vết đỏ lẫn hồng thì đây có thể là dấu hiệu bất thường, cần được kiểm tra. 

Huyết trắng khi mang thai như thế nào là bất thường?

Cơ thể thai phụ có thể tiết dịch âm đạo nhiều hơn bình thường khi mang thai. Tuy nhiên, đây có thể là một dấu hiệu của bệnh phụ khoa và cần được điều trị sớm. Vậy mang thai ra huyết trắng như nào là bất thường?

Được biết, huyết trắng bình thường khi mang thai sẽ hơi loãng, có màu trắng, mùi nhẹ hoặc không mùi. Còn huyết trắng bất thường sẽ có hiện tượng bị vón cục, mùi tanh nồng, màu sắc lạ (có thể là vàng, nâu) kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu,…

Thậm chí thai phụ có thể ghi lại những thay đổi về màu sắc, kết cấu, mùi và những hiện tượng khác lạ của của huyết trắng để tiện theo dõi. Trong trường hợp những bất thường kéo dài và bạn không chắc chắn đó có phải bệnh lý không thì nên tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra. 

Hình ảnh huyết trắng có hiện tượng bất thường
Hình ảnh huyết trắng có hiện tượng bất thường

Ra huyết trắng khi mang thai có nguy hiểm không?

Cơ thể của người phụ nữ khi mang thai sẽ có những thay đổi nhất định để thích nghi với sự phát triển của bào thai, đặc biệt là tử cung, cổ tử cung. Lượng khí hư lúc này cũng có thể tiết ra nhiều hơn để điều hòa sự giãn nở của vùng kín. Song tình trạng ra huyết trắng khi mang thai có thể rơi vào một trong hai trường hợp sau:

Huyết trắng bình thường khi mang thai

Trường hợp huyết trắng được cho là dấu hiệu sinh lý bình thường sẽ có màu sắc trong hoặc hơi trắng đục như nước mũi hay bột nhão. Đồng thời huyết trắng ở thai phụ cũng không có màu hay mùi khác lạ và lượng dịch nhầy tiết ra ít hay nhiều sẽ được quyết định bởi nồng độ hormone trong cơ thể người mẹ. 

Bên cạnh đó, ở những tháng cuối thai kỳ, khí hư ở cổ tử cung sẽ tập hợp thành nút nhầy nhằm bảo vệ thai nhi khỏi bị nhiễm khuẩn. Sau đó, khi dạ còn bắt đầu co lại, nút bảo vệ này sẽ bung ra và thoát ra thông qua đường âm đạo nên lúc này bạn sẽ thấy khí hư xuất hiện nhiều hơn. 

Tính nguy hiểm khi huyết trắng bất thường khi mang thai

Như đã đề cập, chất nhầy ở cổ tử cung sẽ thoát ra nhiều hơn bình thường và có lẫn chút vệt máu hồng khi thai nhi dưới 37 tuần. Nếu nhận thấy dấu hiệu này, thai phụ nên báo với bác sĩ vì đây có thể là hiện tượng cho thấy bạn có khả năng bạn bị viêm cổ tử cung hoặc có dấu hiệu sinh non. 

Mặt khác nếu nhận thấy huyết trắng – khí hư ra có mùi hôi, màu khác thường như, vàng, xanh, trắng đục, “cô bé” ngứa ngáy, khó chịu khi đi tiểu, quan hệ thì cũng cần hết sức lưu ý. Các triệu chứng vừa kể có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị nhiễm trùng âm đạo hoặc các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm khác. Vì thế, các mẹ bầu cần chú ý theo dõi và tới thăm khám phụ khoa để sớm điều trị, tránh gặp biến chứng gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé. 

Mặc dù việc điều trị bệnh lý phụ khoa do huyết trắng ra nhiều ở phụ nữ mang thai khá khó khăn. Tuy nhiên nếu không muốn thai nhi gặp nguy hiểm, chị em không nên chậm trễ trong việc chữa trị. 

Cách trị huyết trắng khi mang thai an toàn, hiệu quả nhất

Mẹo trị huyết trắng cho bà bầu sao cho hiệu quả, an toàn là vấn đề được rất nhiều người quan quan tâm. Do cơ địa nhạy cảm cũng như hạn chế các tác dụng phụ tới thai nhi, bà bầu thường hạn chế việc dùng thuốc điều trị. Vậy nên, họ thường tận dụng các loại thảo dược tự nhiên để cải thiện tình trạng này như sau:

Dùng lá trầu không

Lá trầu không là một trong những mẹo chữa khí hư ra nhiều được dân gian áp dụng phổ biến nhất. Với đặc tính kháng khuẩn, dịu nhẹ, lá trầu không sẽ giúp nhẹ nhàng loại bỏ những tác nhân gây bệnh, giúp ngừa viêm nhiễm và đảm bảo độ pH. 

Tham khảo: Làm gì khi ra huyết trắng kèm máu?

Lá trầu không có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn cực tốt
Lá trầu không có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn cực tốt

Để thực hiện, mọi người lấy 1 nắm lá trầu không, rửa sạch, vò nhẹ rồi cho vào nồi đun sôi trong khoảng vài phút. Khi nước sôi, bạn tắt bếp và cho nước ra chậu để xông hơi vùng kín. Các tinh chất có trong lá trầu không sẽ làm sạch huyết trắng và loại bỏ mùi hôi tốt nếu bạn tận dụng nước để rửa “cô bé”. 

Đun nước chè tươi xông hơi vùng kín

Như chúng ta đã biết, lá chè xanh có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không chỉ giúp da sáng mịn, chống lão hóa mà còn có tính sát khuẩn, kháng viêm và làm sạch vùng kín, giảm khí hư, huyết trắng hiệu quả. 

Theo đó, chị em chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh đun với nước rồi dùng chúng để xông hơi vùng kín. Chờ nước nguội đi, bạn dùng chính nước này để rửa lại vùng kín sẽ giúp tăng khả năng cải thiện huyết trắng ra nhiều khi mang thai. 

Mẹo dùng nha đam

Ngoài biết đến với công dụng làm đẹp, nha đam còn có tác dụng kháng khuẩn, an toàn và dịu nhẹ với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên việc dùng nha đam chữa huyết trắng cho bà bầu chưa được nhiều người biết đến. Nếu bạn cũng nằm trong số này thì có thể tham khảo cách làm sau đây:

  • Chuẩn bị 3 nhánh nha đam tươi, rửa sạch, gọt vỏ giữ lại phần ruột trắng. 
  • Cho phần ruột nha đam vào máy xay nhuyễn cùng 2 thìa mật ong và ít nước lọc. 
  • Chia phần nước nha đam thu được thành 3 phần và uống hết trong ngày. 

Lưu ý, nước nha đam sau khi chế biến xong nên bảo quản trong tủ lạnh có nắp đậy để tránh bị nhiễm khuẩn. Sau khoảng 1 tuần sử dụng, tình trạng huyết trắng sẽ được cải thiện rõ rệt. 

Trị huyết trắng khi mang thai bằng lá lốt

Đây là phương pháp dân gian an toàn khi tận dụng tính kháng khuẩn có trong lá lốt để giảm tình trạng huyết trắng ra nhiều gây bệnh lý cho phụ nữ có thai. Thông thường để gia tăng hiệu quả điều trị, mọi người thường kết hợp lá lốt cùng phèn chua và nghệ tươi. 

Phương pháp chữa trị này được thực hiện khá đơn giản, chị em chỉ cần rửa lá lốt, nghệ cạo vỏ rồi đập dập đun sôi với phèn chua. Sau đó chắt lấy phần nước, để cho nguội bớt thì dùng rửa âm đạo đều đặn ngày 1 lần trước khi đi ngủ. Lúc này, hỗn hợp sẽ giúp giảm mùi hôi, hạn chế huyết trắng, khí hư ra nhiều làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của thai phụ.  

Trị huyết trắng khi mang thai bằng lá lốt khá đơn giản
Trị huyết trắng khi mang thai bằng lá lốt khá đơn giản

Tận dụng lá ổi

Biện pháp điều trị cuối cùng mà chúng tôi muốn nhắc đến chính là sử dụng lá ổi. Bởi đây là nguyên liệu khá phổ biến, lành tính, được biết tới với khả năng làm sạch vùng kín, loại bỏ khí hư, khử khuẩn cũng như tạo cảm giác khô thoáng, thơm mát nhẹ nhàng cho “cô bé”. 

Cách sử dụng lá ổi cũng tương tự như những nguyên liệu trên, đầu tiên bạn cần rửa sạch và ngâm qua nước muối để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất khác. Sau đó đun sôi rồi dùng nước lá ổi xông hơi vùng kín, đừng quên dùng phần nước rửa “cô bé” một cách nhẹ nhàng. Cách làm này nếu được duy trì thực hiện mỗi ngày sẽ mang tới hiệu quả cải thiện huyết trắng ra nhiều ở phụ nữ mang thai khá tốt. 

Huyết trắng khi mang thai ra nhiều nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng với sức khỏe nói chung cũng như vấn đề sinh lý nói riêng, nhất là hiện tượng khí hư. Dưới đây là top những thực phẩm mà bà bầu nên ăn và nên kiêng để cải thiện tình trạng huyết trắng ra nhiều khi mang thai. 

Thực phẩm nên ăn

Mẹ bầu ra nhiều khí trắng nên ăn những thực phẩm sau đây:

  • Sữa chua: Muốn cải thiện tình trạng huyết trắng ra nhiều, có mùi hôi, ngứa ngáy thì hàng ngày nên ăn sữa chua không đường. Bởi trong sữa chua có chứa một lượng lợi khuẩn dồi dào nên có thể làm tăng sức đề kháng, cân bằng hệ vi sinh vùng kín, cân bằng nồng độ pH, hạn chế tình trạng bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Theo đó, mẹ bầu mỗi ngày nên ăn khoảng 1 – 2 hũ sữa chua không đường kết hợp cùng các loại trái cây như bạch quả, dứa, chuối, việt quất,… 
  • Ăn chuối: Loại quả này có chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa nên góp phần rất lớn vào việc ức chế hoạt động của vi khuẩn, vi nấm. Nhờ đó, khi ăn chuối có thể hạn chế được tình trạng ra huyết trắng một cách ồ ạt, có mùi hôi và màu khác lạ. 
  • Các loại rau xanh: Đây là nguồn cung cấp vitamin, chất xơ, axit hữu cơ, enzyme dồi dào. Chúng không chỉ giúp loại bỏ khí hư mà còn hạn chế nguy cơ mắc bệnh phụ khoa, tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho mẹ bầu. Các loại rau xanh tốt cho sức khỏe mà thai phụ không nên bỏ qua là rau ngót, cải xanh, súp lơ,…
  • Dứa, trái cây giàu vitamin C: Dứa và các loại trái cây giàu vitamin C có khả năng cải thiện viêm nhiễm, mùi hôi cực kỳ hiệu quả. Ngoài hàm lượng enzyme, dứa còn có chứa các axit hữu cơ nhằm thúc đẩy tiêu hóa, tăng cường hấp thụ sắt, protein, tránh tình trạng bị chướng bụng, đầy hơi, tiêu hóa kém,… 

Tìm hiểu thêm: Kiêng Gì, Ăn Gì Trị Huyết Trắng Hiệu Quả Nhanh Chóng, An Toàn?

Thai phụ nên ăn dứa và trái cây giàu vitamin C
Thai phụ nên ăn dứa và trái cây giàu vitamin C

Thực phẩm cần kiêng

Ngược lại, khi bị ra huyết trắng nhiều, mẹ bầu cần tránh những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm nhiều đường: Đồ ăn có chứa nhiều đường chính là nguồn thức ăn của vi khuẩn, vi nấm đường sinh dục. Nếu ăn quá nhiều đồ ngọt chúng sẽ khiến tình trạng khí hư trở nên nghiêm trọng, dễ mắc bệnh viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,… Ngoài ra còn có bệnh về tiểu đường, huyết áp, tim mạch và các vấn đề khác. 
  • Thực phẩm cay nóng: Mù tạt, sa tế, ớt là những thực phẩm có thể làm tăng kích ứng đường sinh dục, mất cân bằng độ pH trong âm đạo nên cần hạn chế dung nạp khi đang mang bầu. 
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều muối, được chế biến sẵn: Đây là những thực phẩm có nguy cơ làm tăng kích ứng, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, khó kiểm soát hơn khi khí hư ra nhiều. 
  • Rượu bia, chất kích thích: Phụ nữ mang thai không nên sử dụng rượu bia và các chất kích thích vì có thể ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Bên cạnh đó, chúng còn là tác nhân khiến lợi khuẩn bị tiêu diệt, mất cân bằng độ pH âm đạo, khiến vi khuẩn sinh sôi, hình thành bệnh phụ khoa và các bệnh lý khác. 
  • Đồ muối chua: Cà muối, dưa muối, kim chi mặc dù là những món ăn ngon, kích thích vị giác nhưng dễ gây viêm nhiễm phụ khoa, tăng dịch tiết âm đạo và khiến khí hư có mùi hôi tanh khó chịu. 
  • Hải sản: Trong trường hợp khí hư có mùi khác lạ, ra nhiều thì mẹ bầu không nên ăn hải sản. Bởi hải sản có chứa hàm lượng dinh dưỡng lớn, nhất là đạm nên dễ gây kích ứng vùng kín, khiến âm đạo ngứa ngáy ra nhiều, thậm chí còn gây nổi mẩn. 

Biện pháp hạn chế tình trạng mang bầu bị ra huyết trắng

Phần lớn các trường hợp ra huyết trắng khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng vẫn khiến chị em cảm thấy khó chịu. Để giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn cũng như hạn chế nguy cơ bị viêm nhiễm, mắc bệnh phụ khoa, các bạn có thể áp dụng một cách biện pháp hạn chế tình trạng mang bầu bị ra huyết trắng như sau:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ là một trong những biện pháp chữa trị huyết trắng khi mang thai hiệu quả, an toàn. Theo đó, bạn có thể dùng nước ấm và dung dịch vệ sinh vùng kín phù hợp để làm sạch “cô bé”. 
  • Mẹ bầu cần hạn chế mang băng vệ sinh vì chúng có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm khi mang thai. Thay vào đó, chị em nên chịu khó rửa vùng kín bằng nước sạch. 
  • Chọn mua và mặc những loại quần lót có chất liệu cotton để giúp thấm hút tốt. Bên cạnh đó nên mặc đồ thoải mái, không quá chật và định kỳ thay quần lót 3 tháng/lần.
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm hoặc sản phẩm có tính tẩy rửa âm đạo, trừ khi là sản phẩm được bác sĩ sản khoa chỉ định. Lý do là bởi những sản phẩm này có thể làm mất cân bằng pH, tăng nguy cơ bị viêm nhiễm khi sử dụng trong thời gian dài. 
Sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp
Sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp
  • Huyết trắng tiết ra nhiều có thể do tác động từ chế độ ăn uống hàng ngày. Do đó, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, kiểm soát nguồn thực phẩm dung nạp vào cơ thể cũng là một cách chữa huyết trắng khi mang thai an toàn. Theo đó, mẹ bầu nên ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh, đậu bắp,… và uống nhiều nước, ăn nhiều sữa chua (tốt nhất là loại ít đường hoặc không đường). 
  • Quan hệ tình dục an toàn, thận trọng trong thời kỳ mang thai để tránh viêm nhiễm hoặc tác động xấu tới hoạt động của âm đạo. 

Nhìn chung, ra huyết trắng khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá chủ quan mà cần theo dõi để hạn chế nguy cơ tiến triển thành bệnh lý, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. 

Tìm hiểu thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *