Hết Kỳ Kinh Nhưng Vẫn Ra Máu: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Hết kỳ kinh nhưng vẫn ra máu cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không, khi nào nên gặp bác sĩ? Thực tế, đã có rất nhiều chị em gặp phải tình trạng này nhưng chủ quan, không điều trị dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc thông tin hữu ích trả lời các câu hỏi trên. 

Nguyên nhân hết kỳ kinh nhưng vẫn ra máu là gì? 

Chảy máu trong kỳ kinh nguyệt xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, khi hết kỳ kinh nhưng vẫn ra máu lại là triệu chứng cảnh báo nguy hiểm, chị em không được chủ quan. Những nguyên nhân gây ra hiện tượng hết chu kỳ kinh nguyệt nhưng vẫn ra máu phổ biến nhất phải kể đến như:

Thuốc tránh thai

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hết chu kỳ kinh nguyệt nhưng vẫn ra máu nâu hoặc đỏ chính là lạm dụng thuốc tránh thai, đặc biệt thuốc tránh thai cấp tốc. Loại thuốc này làm thay đổi hormone sinh dục nữ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, chị em có thể bị chảy máu khi đã hết kỳ kinh hoặc chậm kinh. 

Thông thường, hiện tượng này chỉ xảy ra trong 3 tháng đầu tiên sau khi sử dụng thuốc rồi sẽ trở lại quy luật cũ. Trường hợp sau 3 tháng, chị em vẫn thấy chảy máu khi hết kinh thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám. 

het ky kinh nhung van ra mau
Lạm dụng thuốc tránh thai gây ra tình trạng hết chu kỳ kinh nguyệt nhưng vẫn ra máu nâu hoặc đỏ

Xem thêm

Tiền mãn kinh 

Ở giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng của nữ giới hoạt động không đồng nhất, dần bị thoái hóa và các hormone sinh dục nữ dao động bất thường. Điều này làm máu tiếp tục xuất hiện khi đã hết kỳ kinh. Nếu không may gặp phải triệu chứng này thì bạn không cần quá lo lắng vì qua độ tuổi này, cơ thể sẽ bình ổn, chảy máu giảm dần và sạch kinh. 

Buồng trứng đa nang

Hết kỳ kinh nguyệt nhưng vẫn ra máu có thể cảnh báo nữ giới mắc buồng trứng đa nang. Đây là hiện tượng buồng trứng nhiều nang gối nhau phát triển nhưng không thể to và phóng noãn được. Vì thế, vỏ buồng trứng trở nên dày và trứng không lớn hơn được khiến nồng độ hormone thay đổi, chu kỳ thất thường làm máu chảy ngoài kỳ kinh. 

Rong kinh

Rong kinh là tình trạng thời gian máu xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt dài hơn 7 ngày, thậm chí hết kinh nhưng vẫn ra máu đen hoặc đỏ. Nếu không may bị rong kinh nhiều ngày thì chị em nên đi thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân và điều trị sớm. Bởi rong kinh có thể là dấu hiệu cảnh báo cổ tử cung bị tổn thương hoặc mắc hội chứng đa nang, cần chữa trị sớm.

Ung thư cổ tử cung 

Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm rất đáng lo ngại ở nữ giới và cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng chảy máu bất thường. Những người bị mắc bệnh này sẽ bị rối loạn cấu trúc, chức năng khiến lớp niêm mạc bị tổn thương dẫn đến chảy máu. Nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì khả năng di căn của ung thư cổ tử cung rất cao, thậm chí di căn sang toàn bộ cơ thể. 

het ky kinh nhung van ra mau
Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân gây nên hiện tượng chảy máu bất thường

Âm đạo bị tổn thương

Chị em đặt dụng cụ tử cung không thích hợp hoặc quan hệ tình dục quá mạnh bạo làm âm đạo bị tổn thương dẫn đến chảy máu. Nếu hết chu kỳ kinh nguyệt nhưng vẫn ra máu do nguyên nhân này thì chị em không cần quá lo lắng, chỉ cần tháo dụng cụ và tạm dừng quan hệ tình dục một thời gian sẽ ổn. 

Mắc các bệnh xã hội 

Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân gây ra hàng loạt bệnh xã hội như giang mai, lậu, mụn rộp sinh dục, sùi mào gà,…. Nếu không được thăm khám và điều trị sớm thì sẽ gây ra hiện tượng âm đạo chảy máu bất thường, hết kinh rồi nhưng vẫn ra máu, tiểu buốt, đau rát khi quan hệ,….

Xem thêm

Hết kinh nhưng vẫn ra máu nguy hiểm không?

Tình trạng hết kỳ kinh nhưng vẫn ra máu nâu hoặc đỏ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe sinh sản của chị em. Nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì sẽ gây ra nhiều biến chứng như: 

  • Thiếu máu trầm trọng: Hết kỳ kinh nhưng vẫn ra máu hay rong kinh kéo dài sẽ khiến nữ giới mất máu nhiều dẫn đến thiếu máu, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ngất xỉu thường xuyên.
  • Viêm nhiễm phụ khoa: Máu chảy sau khi hết kinh làm vùng kín của chị em luôn trong trạng thái ẩm ướt. Đây là môi trường lý tưởng để nấm và vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi gây ra nhiều bệnh lý phụ khoa như viêm tử cung, viêm âm đạo, viêm buồng trứng,….
  • Ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày: Dù đã hết kỳ kinh nhưng máu vẫn ra khiến chị em lo lắng, khó chịu và gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Điều này làm chị em mấy tập trung làm việc dẫn đến chất lượng công việc giảm sút. 
het ky kinh nhung van ra mau
Tình trạng hết kỳ kinh nhưng vẫn ra máu nâu hoặc đỏ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Phương pháp điều trị hết kinh nhưng vẫn ra máu 

Chữa hết kỳ kinh nhưng vẫn ra máu đạt hiệu quả cao phải dựa vào nguyên nhân gây ra và mức độ cụ thể. Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám tìm căn nguyên rồi chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là 2 phương pháp điều trị thường được chỉ định để cải thiện tình trạng máu ra ngoài kỳ kinh:

Sử dụng thuốc 

Sau khi xác định chính xác nguyên nhân gây chảy máu dù đã hết kỳ kinh, đa số trường hợp sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định kê đơn thuốc sử dụng. Uống thế nào? Liều lượng bao nhiêu? Tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ, chị em nên tuân thủ theo để đạt hiệu quả cao nhất.

Các loại thuốc Tây điều trị hết kỳ kinh nhưng vẫn ra máu được khuyên dùng có tác dụng như: 

  • Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn. 
  • Ngăn ngừa rối loạn kinh nguyệt.
  • Nếu bị u xơ tử cung thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giúp giảm kích thước khối u.  
  • Các loại thuốc chống viêm hỗ trợ kháng viêm nhiễm trùng, giảm đau bụng kinh. 
  • Trường hợp bị rối loạn chảy máu, bác sĩ thường chỉ định sử dụng các loại thuốc giúp đông máu. 
het ky kinh nhung van ra mau
Đa số trường hợp chảy máu ngoài chu kỳ sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp

Áp dụng biện pháp phẫu thuật 

Những chị em không tiếp nhận điều trị của thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Tùy vào mức độ máu chảy sau khi vừa hết kinh và nhu cầu sinh thêm con hay không mà áp dụng phương pháp phù hợp. Những biện pháp phẫu thuật thường được sử dụng gồm: 

  • Bỏ niêm mạc tử cung: Phương pháp này giúp chấm dứt hoặc giảm máu chảy ngoài kỳ kinh đáng kể. Tuy nhiên, khả năng mang thai sẽ không còn khi phẫu thuật bỏ niêm mạc tử cung nên chị em muốn sinh con phải cân nhắc kỹ. 
  • Làm tắc động mạch tử cung: Nữ giới bị u xơ tử cung sẽ được chỉ định phẫu thuật làm tắc động mạch tử cung giúp ngăn chặn máu di chuyển đến tử cung, hạn chế cung cấp máu đến khối u xơ. Trường hợp này, người bệnh có thể cân nhắc phẫu thuật loại bỏ u xơ. 
  • Cắt bỏ tử cung: Nếu 2 phương pháp trên đều không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ tử cung. Tuy nhiên, sau khi cắt bỏ, chị em không có kinh nguyệt nữa, đồng thời khả năng mang thai cũng giảm, thậm chí mất hẳn. 

Xem thêm

Những lưu ý khi điều trị hết kinh nhưng vẫn ra máu 

Để điều trị hết kỳ kinh nhưng vẫn ra máu đạt hiệu quả tốt nhất, chị em nên lưu ý một vài vấn đề sau: 

  • Đến cơ sở chuyên khoa thăm khám để xác định nguyên nhân chính xác, từ đó áp dụng phương pháp chữa trị phù hợp nhất. 
  • Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều lượng cũng như ngừng uống giữa chừng. 
  • Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt những ngày hành kinh. 
  • Mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, không mặc đồ quá bó sát vùng kín gây bí bách, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phụ khoa xâm nhập. 
  • Quan hệ tình dục an toàn, không “yêu” vào thời điểm có kinh, mới sinh con hoặc nạo hút thai bởi tử cung yếu, dễ bị tổn thương. 
  • Bổ sung thực phẩm giàu sắt và kẽm như thịt đỏ, sò huyết, tôm, bí ngô,…. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, vận động và tập luyện các bài tập nhẹ nhàng để nâng cao sức đề kháng. 
  • Thăm khám phụ khoa thường xuyên, đặc biệt có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám sớm.

Trên đây là toàn bộ thông tin về hết kỳ kinh nhưng vẫn ra máu, hi vọng giúp bạn đọc nắm được nguyên nhân và cách điều trị tình trạng trên. Nếu không may xuất hiện máu ngoài thời kỳ kinh nguyệt thì chị em nên đến bệnh viện thăm khám, điều trị kịp thời, tránh biến chứng ngoài ý muốn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *